Doanh nghiệp có thể sử dụng 04 phương pháp kiểm soát rủi ro pháp lý sau: Né tránh rủi ro
Tuân thủ đầy đủ các quy tắc pháp luật trong lĩnh vực mình hoạt động. Một doanh nghiệp từ khi mới hoạt động đến khi kết thúc hoạt động kinh doanh,.. nếu tuân thủ môi trường pháp lý (legal environment) mà những nhà làm luật đã dành cho họ thì khả năng kiểm soát các rủi ro pháp lý ở doanh nghiệp dễ dàng vô cùng. Doanh nghiệp thường có kế hoạch phòng tránh rủi ro bằng việc xây dựng chính sách quản trị và bổ nhiệm nhân sự để thực hiện. Riêng doanh nghiệp vừa và nhỏ hay doanh nghiệp khởi nghiệp thường chọn cách hạn chế đối mặt với các rủi ro pháp lý, nếu có rủi ro tiềm ẩn thị họ có thể cân nhắc kỹ khi hành động.
Ngoài ra việc tuân thủ các luật chơi riêng giữa mình và đối phương và các doanh nghiệp khác cũng rất quan trọng. Tôn trọng những quy định mà đôi bên đã thoả thuận với nhau và không nên đơn phương thực hiện các hành động có nguy cơ xuất hiện tranh chấp bất lợi cho mình (potential legal risks).
Giảm thiểu nguy cơ xuất hiện rủi ro
Để giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp cần giảm các quyết định mạo hiểm không phù hợp với pháp luật, cần có nhiều phương án tận dụng các nguồn lực nhằm hạn chế rủi ro. Thời điểm hạn chế rủi ro thường là lúc mới phát hiện. Đối với những doanh nghiệp có định hướng phát triển bền vững, cần có giải pháp chiến lược ngay từ đầu để không tốn thời gian và chi phí cho việc giải quyết các rủi ro. Để giảm thiểu các rủi ro xảy ra cho doanh nghiệp, cách phổ biến thông thường được các chuyên gia
pháp lý tư vấn chính là gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn thực hiện giao dịch hoặc ý tưởng kinh doanh của mình.
Dù các ý kiến của cơ quan nhà nước có thể không đồng nhất. Tuy nhiên việc lựa chọn cách xử lý dựa trên pháp luật ban hành và giám sát thực thi bởi cơ quan nhà nước, nguy cơ doanh nghiệp gánh chịu rủi ro pháp lý sẽ ít xuất hiện hơn.
Chuyển giao rủi ro pháp lý
Doanh nghiệp càng lớn, quy mô kiểm soát rủi ro pháp lý càng khó do sử dụng nhiều lao động và tổ chức nhiều phòng ban, bộ phận nhiều cấp độ. Từ đó CEO không thể kiểm soát hết mọi hoạt động của doanh nghiệp. Kể cả trường hợp đã thực hiện hoạt động phân quyền. Bằng cách sử dụng dịch vụ pháp lý từ các công ty luật chuyên nghiệp, các doanh nghiệp đã thành công chuyển giao rủi ro pháp lý của mình cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý. Ở các công ty luật lớn, công ty luật đa quốc gia có rất nhiều tài sản, họ thường xuyên đóng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các luật sư của mình. Vì vậy nếu trong trường hợp dịch vụ pháp lý mà bạn được cung cấp gặp rủi ro thì các công ty bảo hiểm sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng. Ngoài ra, không ít doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã phân tán rủi ro bằng việc hình thành các công ty đầu tư hay chuyển nhân sự, dự án sang công ty con để kinh doanh.
Chấp nhận rủi ro
Không phải trường hợp nào doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn 01 trong 03 cách xử lý trên. Vì để đạt mục tiêu kinh doanh, hoặc do các chi phí phát sinh, hoặc do không có sự chọn lựa nào là hoàn hảo để áp dụng cho mọi trường hợp. Vì muốn đảm bảo được nhiệm vụ mà chủ doanh nghiệp giao cho, đôi khi người quản lý cũng sẽ phải chấp nhận rủi ro để kinh doanh. Cách xử lý này gọi là chấp nhận rủi ro.
o Chấp nhận rủi ro chủ động (active): Doanh nghiệp chủ động thực hiện các bước đánh giá rủi ro, đo lường mức độ rủi ro và đưa ra phương án xử lý sự cố trước khi hành động.
o Chấp nhận rủi ro thụ động (passive): Doanh nghiệp chỉ nhận biết được rủi ro nhưng không đánh giá mức độ, không xây dựng phương án xử lý sự cố khi rủi ro xảy ra.