Tháng Số nái đẻ Đẻ thường Tỷ lệ (%) Đẻ khó phải can thiệp Tỷ lệ (%) 6 49 47 95,9 2 4,08 7 41 38 92,6 3 7,31 8 56 54 96,4 2 3,57 9 46 43 93,4 3 6,52 10 40 36 90,0 4 10,0 11 47 43 91,4 4 8,51 Tổng 279 261 93,5 18 6,45
Qua bảng 4.3. cho biết: Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, em đã theo dõi và đỡ đẻ cho 279 lợn nái, trong đó có 261 trường hợp đẻ thường và 18 trường hợp đẻ khó phải can thiệp. Tỉ lệ lợn nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ thấp, trung bình chỉ 6,45%. So với thời gian 6 tháng đầu năm tình hình này vẫn chưa được cải thiện, cụ thể là tỷ lệ đẻ thường vẫn thấp hơn so với 6 tháng đầu năm là 1,1% (6 tháng đầu năm tỷ lệ đẻ thường là 94,6%), tỷ lệ đẻ khó cũng cao hơn 1,09%(6 tháng đầu năm tỷ lệ đẻ khó là 5,36%).
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho lợn khó đẻ. Do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào kỳ chửa cuối làm thai quá to, hay do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt… tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết quá nóng dẫn đến lợn khó đẻ. Số lợn nái đẻ phải can thiệp tại trại chiếm tỉ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc trại đã thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai.
Bản thân em là người được trực tiếp chăm sóc những lợn nái đẻ khó này, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quan sát, can thiệp khi lợn đẻ khó, kỹ năng đỡ đẻ nhanh, kỹ năng cứu lợn con mới đẻ yếu... và chăm sóc lợn nái sau sinh. Đây là một số biểu hiện nhận biết lợn có dấu hiệu đẻ khó như sau:
+ Mang thai dài hơn 116 ngày + Bỏ ăn
+ Dịch tiết có máu và phân heo con nhưng không rặn + Rặn nhưng không ra con
+ Khoảng thời gian giữa mỗi con heo dài hơn 1 giờ và bụng heo nái vẫn còn to
+Có mùi hôi, tanh dịch tiết màu nâu, xám + Heo nái đỏ mắt
+ Nái kiệt sức, thở dốc, không đứng nổi
Sau khi kiểm tra và đoán chắc là heo nái đang đẻ khó, cần thực hiện ngay các biện pháp can thiệp kịp thời.
Qua đây thấy được nếu muốn hạn chế lợn đẻ khó, phải chú ý công tác nuôi dưỡng: Cho lợn ăn đúng bữa theo bảng cám những con lợn gầy yếu phải được ăn thêm 0,5 - 1 kg/ngày tùy thể trạng của lợn. Quan sát và theo dõi lợn thường xuyên để kịp thời can thiệp, giúp cho lợn nái sinh sản tốt hơn và đảm bảo sức khỏe cho cả lợn nái và lợn con
4.4. Kết quả theo dõi tình hình lợn con được sinh ra và cai sữa Bảng 4.4. kết quả theo dõiđàn lợn con theo mẹ Bảng 4.4. kết quả theo dõiđàn lợn con theo mẹ Tháng Tổng sinh Chọn nuôi
(con)
Trọng lượng sơ sinh (kg/con)
Số con cai sữa (con) 6 682 594 1,4 548 7 482 422 1,5 412 8 747 663 1,3 572 9 557 482 1,4 473 10 521 413 1,3 397 11 540 462 1,5 456 Tổng 3529 3036 1,4 2858
Qua bảng 4.4 cho thấy số lượng lợn con sinh ra trong 6 tháng là 3529 con đạt xấp xỉ 588,17 con/ tháng. Mức trọng lượng sơ sinh đạt 1,4kg/con. Số lượng lợn con cai sữa trong 6 tháng là 2858 đạt trung bình 467,33 con/tháng. Tỉ lệ lợn con sinh ra và tỉ lệ lợn con chọn nuôi chênh lệch khá lớn, nguyên nhân là do lợn con sinh ra nhiều con cơ thể yếu, tỷ lệ khô thai hay chết ngạt cũng khá nhiều, tỷ lệ chọn nuôi hơi thấp nên tỉ lệ cai sữa lợn con là không quá cao chỉ ở mức trung bình.
Thông qua đó em cũng đã học được rất nhiều kinh nghiệm về chăm sóc lợn con từ lúc sinh ra đến lúc cai sữa. Học được cách quan sát một số vấn đề mà lợn con hay mắc phải trong giai đoạn phát triển đến lúc cai sữa.
4.5. Kết quả công tác phòng bệnh cho lợn tại trại
4.5.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh
Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vê ̣sinh bao gồm nhiều yếu tố: Vê ̣sinh môi trường xung quanh, vê ̣sinh đất, nước, vê ̣sinh chuồng trại… Trong thời gian thực tập chúng em đã thực hiện tốt quy trình vê ̣sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày chúng em tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại Công việc Định mức Công việc Định mức (lần) Kết quả thực hiện (lần) Tỷ lệ (%) Rắc vôi, quét dọn 180 92 51,10 Xịt gầm 72 40 55,50 Dội vôi gầm 48 40 83,30 Phun sát trùng 180 130 72,20
Nhìn vào bảng 4.5 ta có thể thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện 2 lần/ngày,trong 6 tháng thực tập em đã hoàn thành 92 lần rắc vôi bột và quét đường đi đạt 51,1%. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành 130 lần đạt 72,2%. Vì tình hình dịch tả châu phi diễn biến hết sức phức tạp nên việc vệ sinh khử trùng chuồng trại phải diễn ra đều đặn hằng ngày và hể sức khắt khe.
Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
4.5.2. Biện pháp phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin cho đàn lợn nái và lợn con tại trại con tại trại
Ngoài công tác vệ sinh, phun khử trùng quy trình tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Phòng bệnh bằng vắc-xin cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong quá trình thực tập em và cán bộ kỹ thuật trại đã tiêm phòng vắc-xin cho đàn lợn nái và lợn con tại trại. Quy trình phòng bệnh bằng vắc-xin cho đàn lợn nái sinh sản và đàn lợn con được thể hiện qua bảng 4.6 và bảng 4.7 dưới đây.
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện biện pháp phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin cho đàn lợn nái Thời điểm phòng bệnh Bệnh tiêm phòng Loại Vắc- xin Liều dùng (ml/con) Đường tiêm Số con tiêm Tỷ lệ (%) An toàn (%) 15 ngày sau đẻ Parvovirus
(lepto, thai gỗ) Parvo 2
Tiêm
bắp 123 100 100%
4 tháng tiêm 1 lần
Vắc-xin rối loạn sinh sản và hô hấp (tai xanh) Tai xanh 2 Tiêm bắp 40 100 100%
Nhìn bảng 4.6 thấy được tổng quát về việc phòng bệnh cho đàn lợn nái, em đã được thực hiện tiêm phòng vắc-xin và quan sát sau tiêm cho lợn nái đẻ. Đối với lợn nái sau đẻ 15 ngày thì tiêm phòng vắc-xin Parvovirus với liều
2ml/con, số lượng con em được tiêm là 123 con đạt tỷ lệ an toàn là 100%. Định kỳ 4 tháng tiêm 1 lần vắc xin tai xanh, liều 2ml/con số con tiêm 40 con đạt tỷ lệ 100%.
Bảng 4.7. Kết quả biện pháp phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin cho đàn lợn con
Ngày tuổi Tên công việc
Số con theo dõi (con) Số con được thực hiện (con) Tỷ lệ (%) Độ an toàn (%) 1 ngày tuổi Tiêm sắt Fe- Dextran 3036 154 5,07 100 Uống amox 3036 154 5,07 100
3 ngày tuổi Uống Toltrazuril
5% 3036 415 13,67 100
7-10 ngày tuổi Tiêm vắc xin suyễn 3036 1507 49,63 100 14-16 ngày
tuổi Tiêm vắc xin circo 3036 1467 48,32 100
Nhìn vào bảng 4.7. ta có thể thấy được tổng quát về việc phòng bệnh cho đàn lợn con bằng thuốc và vắc-xin của trại. Lợn con mới sinh ra sau 24 giờ lợn con sẽ được mài nanh, cắt đuôi và được tiêm chế phẩm Fe-Dextran để phòng bệnh thiếu máu, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con. Từ 3 ngày tuổi sẽ được cho uống cầu trùng bằng chế phẩm Toltrazuril 5%. Lợn con từ 7 – 10 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc-xin Mycoplasma phòng bệnh suyễn lợn, em đã tiêm được cho 1507 con (đạt 49,63% ). Lợn con từ 14 - 16 ngày tuổi được tiêm vắc-xin còi cọc và em đã tiêm được 1467 con (đạt tỷ lệ 48,32%).
4.6. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại
4.6.1. biểu hiện lâm sàng, kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại
Trong quá trình 6 tháng em thực tập tại trại em đã theo dõi và quan sát được một số bệnh mà lợn nái hay mắc phải trong quá trình sinh sản, nhận biết
được một số biểu hiện lâm sàng khi lợn nái mắc các bệnh đó, cụ thể được thể hiện thông qua bảng 4.8 sau đây:
Bảng 4.8. Biểu hiện lâm sàng của lợn nái khi mắc các bệnh về sinh sản Tên Tên bệnh Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ
(%) Biểu hiện lâm sàng
Viêm tử
cung 49 5 10,2
Mệt mỏi, sốt, bỏ ăn, mất sữa, có thể kế phát sang viêm vú.
Sót nhau 49 3 6,12
Sau sinh được khoảng 5-7 giờ, lợn vẫn không ra hết nhau xác định là lợn nái đẻ sót nhau
Nái bứt rứt không yên, rặn nhiều, có thể không cho heo con bú sữa. Mép âm hộ có dịch màu hồng chảy ra. Lợn nái mệt mỏi, ăn uống kém, sốt cao 41-42oC, cơ thể ửng đỏ, khó thở, vú căng cứng.
Sau đó dịch viêm chảy ra nhiều, có màu đen lẫn máu, mùi tanh hôi lẫn các bánh nhau bị phân hủy
Viêm vú 49 4 8,16
Sốt, hay nằm úp bầu vú,vú sưng đỏ ,cứng, heo ăn ít hoặc bỏ ăn.Vú viê m không cho sữa. Sữa vú viêm chứ a mủ màu vàng xanh, lợn cợn.
Qua bảng 4.8 cho thấy số lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất (tỷ lệ 7,14%) và cao hơn số lợn mắc bệnh viêm vú rất nhiều. Theo em sở dĩ tỷ lệ
mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi cao độ với điều kiện của nước ta, như nuôi dưỡng, chăm sóc chưa thật tốt và thời tiết không thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái. Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hoặc do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm. Số lợn nái mắc bệnh viêm vú là 4 con (tỷ lệ 8,16%), theo em thấy nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngoài ra còn có thể do trong quá trình mài nanh ở lợn con sơ sinh chưa tốt, trong quá trình lợn con bú sữa gây tổn thương đầu núm vú lợn mẹ.
Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy,hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập em đã được tham gia cùng anh kỹ thuật trại về điều trị một số bệnh cho đàn lợn sinh sản của trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. kết quả điều trị bệnh sinh sản trên đàn lợn nái tại trại Bệnh Bệnh Số con điều trị (con) Tỷ lệ (%) Phác đồ điều trị Số ngày điều trị (ngày) Số con khỏi Tỷ lệ (%) Viêm tử cung 5 10,2 Amoxicillin 60 mg/kg KL 5-7 4 80 Hanprost 250 mcg/con 3 Sót nhau 3 8.16 Amoxicillin 60 mg/kg KL 5-7 3 100 Oxytoxin 20 IU/con 3 Viêm vú 4 8.16 Amoxicillin 60 mg/kg KL 5-7 4 100
Qua bảng 4.9 tthấy rằng tỷ lệ nái điều trị không khỏi do bệnh viêm tử cung (20%) cao hơn so với bệnh viêm vú vì bệnh viêm tử cung việc chẩn đoán bệnh thường khó khăn hơn, khi chúng ta phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở thể viêm nặng và điều trị khó khăn hơn. Bệnh sát nhau được phát hiện và điều trị khỏi 100%.
4.6.2. Biểu hiện để chẩn đoán bệnh cho đàn lợn con tại trại
Để đánh giá được công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn con của trại em đã tiến hành theo dõi 3036 lợn con. Kết quả được trình bày ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Biểu hiện lâm sàng của lợn con khi mắc các bệnh về tiêu hóa và hô hấp tại trại
TT Bệnh lợn mắc Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Biểu hiện bệnh 1 Tiêu chảy 3036 246 8,1
Phân màu tráng hoặc màu vàng, lẫn bọt khí, lợn con giảm bú,
cơ thể yếu, lông xù, da khô, thân nhiệt
tăng hoặc bình thường
2 Viêm phổi 3036 68 2.24
Ho, sốt cao, khó thở, thở thể bụng, chảy nhiều dịch mũi, giảm ăn, bỏ ăn, con vật gầy
Qua bảng 4.8 ta thấy lợn con ở trại mắc tiêu chảy rất nhiều 246 con (tỷ lệ 8,1%), nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu, dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng nuôi không thích hợp (lạnh quá hay nóng quá) đặc biệt vào những ngày mùa đông nhiệt độ xuống thấp cần phải có ô úm và bóng điện sưởi cho lợn con. Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Bên cạnh đó, khi thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc một số
bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, đó là nguyên nhân làm cho số lợn con mắc bệnh viêm phổi cũng khá cao 68 con(tỷ lệ 2,24%).
4.6.3. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn con tại trại
Kết quả đạt được trong quá trình điều trị và phương pháp điều trị cho đàn lợn con tại trại được thể hiện thông quan bảng 4.11 sau đây
Bảng 4.11. kết quả và phương pháp điều trị cho đàn lợn con tại trại Bệnh Số con Bệnh Số con điều trị Tỷ lệ (%) Phác đồ điều trị Số ngày điều trị Số con khỏi Tỷ lệ (%)
Tiêu chảy 246 8,1 Enrofloxacin
Atropin 3-5 240 97,56
Viêm phổi 68 2.24 Florfenicol 5-7 65 95,59
Bromhexin 3-5
Qua bảng 4.11 cho thấy quá trình điều trị các bệnh cho lợn con tại trại là rất tốt. Tỷ lệ điều trị khỏi là rất cao. Bệnh tiêu chảy ở lợn con e điều trị là 246 con và chữa khỏi cho 240 con đạt tỷ lệ là 97,56%. Bệnh ô hấp trên số con mắc là 68 và chữa khỏi là 65 đạt tỷ lệ 95,59%. Trại đã có phác đồ điều trị rất hiệu quả, tỷ lệ điều trị khỏi là rất cao, tình hình sức khỏe của lợn con ổn định hơn. So với quá trình của nhiều trại khác trên địa bàn thì tỉ lệ điều trị khỏi của trại là rất tốt.
Trong quá trình thực tập em cũng học hỏi được kỹ thuật điều trị và sử dụng phác đồ điều trị hợp lí với những bệnh lợn con mắc phải tại trại. Học hỏi