sau đẻ Tên vắc - xin Mục đích phòng
Đường đưa vắc - xin
Liều lượng
(ml)
14 ngày Farowsuar B Khô thai, lepto,
đóng dấu Tiêm bắp 5
21 ngày RhiniSeng Hội chứng viêm
teo mũi Tiêm bắp 2
(Nguồn: Kỹ thuật trại)
Bảng 3.3. Lịch tiêm phòng vắc - xin lợn con theo mẹ Ngày tuổi Vắc - xin/thuốc Ngày tuổi Vắc - xin/thuốc
/chế phẩm Phòng bệnh
Đường đưa thuốc
Liều lượng (ml/con)
1 - 3 ngày Previron Thiếu sắt Tiêm 1
3 - 4 ngày Baycox 5% Cầu trùng Uống 1
7 - 10 ngày PRRS Tai xanh Tiêm bắp 2
17 - 21ngày Ingelvac Myco + Ingelvac Ciro
Suyễn + Hội chứng
còi cọc Tiêm bắp 2
(Nguồn: Kỹ thuật trại)
3.4.2.3. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại
Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng
chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập em đã được tham gia cùng kỹ thuật trại điều trị một số bệnh sau:
* Bệnh viêm tử cung lợn
- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu hơi vàng.
- Chẩn đoán: Bệnh viêm tử cung ở lợn nái. - Điều trị: dùng các thuốc sau để điều trị: + Vetrimoxin LA: 1ml/10kgTT
+ Oxytocin: 5ml/con
+ Hanalgin-C: 1ml/10kgTT + Catosal: 5ml/30kgTT
Tiêm bắp: 1lần/ngày, điều trị trong 3 ngày.
* Bệnh viêm vú
+ Khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn, mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây ra viêm vú.
+ Thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm như: E. coli, Streptococcus, Staphylococcus, Klebsiella...
+ Lợn con mới đẻ có răng nanh mà không bấm khi bú làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập tạo ra các ổ viêm nhiễm bầu vú.
- Điều trị:
Cục bộ: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, hoặc phong bế đầu vú bằng novocain 0,25 - 0,5%, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây lan sang vú khác.
- Tiêm Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/lần. hoặc Pendistrep LA: 1ml/10kgTT/lần để hồi sức, hạ sốt, tiêu viêm, nâng cao sức đề kháng.
- Dùng khăn mềm thấm nước ấm xoa bóp nhẹ vài lần/ ngày cho vú mềm dần. - Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh Vetrimoxin - LA: 1ml/10 kg TT, Pendistrep LA: 1ml/10 kg TT.
Một mũi tiêm tác dụng kéo dài 2 ngày, thuốc rất an toàn, không ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái.
Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
* Hội chứng tiêu chảy ở lợn con
Lợn bị tiêu chảy thấy phân lỏng màu vàng hay màu trắng đục dính ở hậu môn, hậu môn ướt đỏ, lợn sút cân nhanh chóng, mắt lờ đờ, dáng đi siêu vẹo, chán ăn.
+ Điều trị:
Hội chứng tiêu chảy ở lợn con có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc. Tại trang trại điều trị bằng thuốc sau:
- Baytrill: 1 ml/20 kgTT/ngày sử dụng tiêm bắp đối với lợn con <10 ngày tuổi. - Enrofloxacin: 1 ml/20 kgTT/ngày/tiêm bắp .
Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
* Bệnh viêm phổi
Lợn con bệnh có thể xảy ra ngay sau khi sinh. Lợn gầy còm lông xù, thở thể bụng có khi ngồi thở, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh không tranh bú với các con khác được nên ngày càng gầy yếu hơn, dễ mắc kế phát bệnh viêm khớp. Nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ chết rất cao.
+ Điều trị: Bệnh viêm phổi có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị, ở trong trại thường sử dụng phác đồ sau để điều trị:
Dynamutilin: 1 - 1,5 ml/20 kgTT tiêm bắp ngày/lần Hanflor LA - 1 ml/20 kgTT. Tiêm bắp ngày/lần.
Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm Tylosin-50: 1 - 2 ml/10 kgTT. Điều trị trong 3 - 6 ngày.
3.4.2.4. Các công tác khác tại trại: - Đỡ lợn đẻ:
Để công tác đỡ lợn đẻ thành công cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc đỡ đẻ, dụng cụ bao gồm: thùng úm, bóng đèn hồng ngoại, khay đựng cồn, kéo,chỉ buộc rốn, khăn khô và bột rắc lợn con (mirstran), kéo và chỉ buộc rốn phải được ngâm trong khay đựng nước sát trùng .
Thao tác đỡ đẻ: Trước khi đẻ lợn mẹ phải được vệ sinh (tắm) sạch sẽ, bộ phận sinh dục và bầu vú cũng được lau chùi sạch sẽ. Khi lợn con được đẩy ra ngoài nhanh chóng dùng tay vuốt mồm cho lợn dễ thở sau đó dùng khăn khô lau sạch nhớt và lớp màng trên người lợn con, phải lau thật khô và sạch lợn con thì nó mới nhanh khỏe. Sau đó dùng chỉ buộc dây rốn cách rốn 1 khoảng 3cm rồi cắt bên dưới nút buộc, xịt cồn vào rốn và thả lợn vào lồng úm đã trải sẵn thảm và thắp đèn úm. Trường hợp lợn mẹ khó đẻ sau 15 - 20 phút phải có biện pháp can thiệp. Sau khi lợn mẹ đẻ xong cần vệ sinh sạch sẽ bầu vú, cơ quan sinh dục và cho lợn con vào bú sữa đầu. Trong khi lợn con bú mẹ cần chú ý quan sát để tránh trường hợp lợn mẹ đè con.
Thao tác mài nanh, bấm đuôi và tiêm sắt cho lợn con: Lợn con sau khi
bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, cắt đuôi, tiêm kháng sinh và tiêm sắt. Thường thì sắt sẽ được tiêm vào 3 ngày tuổi sau khi lợn con sinh với liều lượng 1 - 2 ml/con, nhưng để tránh gây stress cho lợn con và tiện cho các thao tác kỹ thuật thì trại thực hiện các công việc đó cùng một lúc.
Thiến lợn đực: Đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt.
Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản người ta thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào 12h sau khi sinh.
Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: Dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh.
Thao tác: Đầu tiên là tiêm cho lợn con 1 ml/con kháng sinh Tenaline LA (Oxytetracycline). Sau đó người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng hai tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn và bôi cồn vào vị trí thiến.
3.4.3. Công thức tính toán các chỉ tiêu.
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 Tỷ lệ lợn khỏi (%) = x 100 Tỷ lệ tiêm phòng (%)= x 100 Tỷ lệ chết (%) = ∑ 𝑠ố 𝑐𝑜𝑛 𝑐ℎế𝑡 Σ 𝑠ố 𝑐𝑜𝑛 𝑘ℎỏ𝑖 𝑏ệ𝑛ℎ x 100 3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel 2010. ∑ số lợn mắc bệnh
∑ số lợn theo dõi ∑ số con khỏi bệnh
∑ số con điều trị
∑ số con được tiêm phòng ∑ số con lợn
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn tại trại
4.1.1. Tình hình chăn nuôi của trại
Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các khu nuôi khác. Trong thời gian thực tập, đã tìm hiểu và thu được số lượng đàn nái của trại như sau:
Bảng 4.1. Số lượng lợn nái nuôi tại trại (2019 đến tháng 12/2020) Năm Số lợn cái hậu bị
(con) Số nái sinh sản (con) Tổng (con) 2019 290 2750 3040 12/2020 615 4665 5280
(Nguồn: Kỹ thuật trại)
Qua bảng 4.1 cho thấy năm 2019 tổng số lợn nái sinh sản trong trại là 3040 con, đến tháng 12/2020 tổng đàn là 5280 tăng thêm 2240 con so với năm 2019.
Số lượng nái sinh sản tại trong trại năm 2019 là 2750 con đến tháng 12/2020 đã tăng thêm 1915 con là 4665 con.
Số lượng nái hậu bị tăng qua 2 năm. Năm 2019 có 290 con hậu bị đến tháng 12/2020 đã tăng lên 615 con.
Tổng số lợn nái của trại tăng lên như vậy là do: Trang trại đã ổn định đi vào sản xuất chăn nuôi, mặt khác với sự lãnh đạo quan tâm, sát sao của ban quản lý trại và công ty TNHH MNS Farm Nghệ An. Do đó mà công tác phòng bệnh và trị bệnh của trại ngày càng tốt hơn, chú trọng hơn nên dịch bệnh tại trại hầu như không xảy ra.
4.1.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập
Trong thời gian thực tập tại trại, bản thân được trực tiếp chăm sóc đàn lợn nái đẻ và nuôi con. Do yêu cầu của công việc và số lượng công nhân làm trong các chuồng nên em không trực tiếp chăm sóc đàn lợn nái hậu bị.