Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại nguyễn thanh lịch, xã ba trại, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 43)

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thê giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết,

đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.

Ở Cuba các sĩ thú y sử dụng dung dịch lugol 5% và dùng thuốc neometrina đặt để điều trị bệnh viêm tử cung cho kết quả điều trị cao.

Ở Pháp, Pierre Branillet và Beruard Faralt [24], đã nghiên cứu và kết luận: điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú.

Kielsteinp, (1966) [35] và nhiều tác giả khác cho rằng: vi khuẩn

Pasteurella multocida là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm phổi

ở lợn. Trong đó, chủ yếu là do Pasteurella multocida type A gây ra và một phần nhỏ do Pasteurella multocida type D.

Clifton - Harlley và cs, (1986) [33], đã nghiên cứu và xác định được vi khuẩn Streptococcus suis luôn có mặt trong hạch amidan và xoang mũi của lợn khỏe mà không có triệu chứng lâm sàng, nhưng chúng là một trong những tác nhân gây bệnh ở lợn khi có điều kiện thuận lợi. Bệnh do Streptococcus suis gây ra có thể phát sinh dịch bệnh vào đầu mùa xuân hoặc sau những thay đổi thời tiết đột ngột Streptococcus suis là những nguyên nhân của những ổ dịch nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm khớp, viêm hạch dưới hàm.

Bên cạnh đó Streptococcus suis có liên quan đến viêm não tủy, viêm phế quản phổi, viêm màng bao tim.

Theo Bilkei (1994) [2], viêm tử cung thường sảy ra trong lúc sinh do

nhiễm vi khuẩn E.coli gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương. Theo Urban và cs (1983) [35]; Bilkei (1994) [2], các vi khuẩn gây nhiễm

trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E.coli,

Staphylococcus, Streptococcus. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó theo Gardner và cs (1990) [36], Smith và cs (1995) [35]; Taylor (1995) [38], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

Ở Pháp các tác giả Pierre brouillt và Bernarrd faroult (2003) [24] đã nghiên cứu và kết luận: Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của 30 phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.

Các nghiên cứu của Trekaxova A.V. và cs (1983) [32], về chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra các phương pháp chữa kết hợp dùng novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch novocain 0,5% liều từ 30 - 40ml cho mỗi túi vú. Thuốc tiêm vào mỗi thuỳ vú bệnh, sâu 8 - 10cm. Dung dịch novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời, lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong novocain này, từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 - 3lần.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện

- Đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Thời gian: Từ 28/05/2020 đến 28/11/2020.

- Địa điểm: Trại lợn Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì - Hà Nội.

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại trong 3 năm (2018 - 11/2020).

- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại.

- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại.

- Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh ở lợn nái và lợn con theo mẹ nuôi tại trại.

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại trong 3 năm (2018 - 11/2020). - Cơ cấu đàn lợn nái tại trại trong 3 năm.

- Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trang trại. - Một số chỉ tiêu kỹ thuật của đàn lợn nái tại trại. - Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

- Tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái và lợn con tại trại.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại

Để đánh giá được tình hình chăn nuôi lợn tại trại Nguyễn Thanh Lịch em tiến hành thu thập thông tin thông qua sổ sách của trại kết hợp với theo dõi trực tiếp về tình hình thực tế trên đàn lợn nái của trại.

3.4.2.2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản của trại

Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại, hàng ngày, em tiến hành theo dõi, quan sát về những biểu hiện của đàn lợn nái thông qua các bước sau:

 Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày.

- Trạng thái cơ thể bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn.

- Trạng thái bệnh lý: ăn uống giảm hoặc bỏ ăn.  Kiểm tra thân nhiệt:

- Quan sát, cảm nhận bằng tay:

+ Trạng thái bình thường: toàn thân lợn nái có màu bình thường, không đỏ, dùng mu bàn tay sờ không nóng.

+ Trạng thái bệnh lý: toàn thân đỏ ửng, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran. - Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế 430C:

+ Trước khi đo nhiệt độ phải vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống hết thang độ.

+ Cho từ từ nhiệt kế vào trực tràng theo hướng hơi xiên xuống dưới để tránh niêm mạc bị tổn thương.

+ Để nhiệt kế ở trực tràng từ 5 - 10 phút, rồi lấy ra xem nhiệt độ trên thang nhiệt kế.

+ Trạng thái bệnh lý: hơi sốt hoặc sốt cao 41 - 42 0C. + Dùng bông cồn lau nhiệt kế trước và sau khi sử dụng.  Quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục:

- Trạng thái bình thường: màu sắc âm hộ bình thường, không sưng, không sung huyết hay thủy thũng.

- Trạng thái bệnh lý: âm hộ sưng, sung huyết, thủy thũng, có dịch viêm chảy ra từ âm hộ, gốc đuôi có dính nhiều dịch viêm.

 Kiểm tra âm đạo:

- Rửa sạch và sát trùng mép âm môn.

- Dùng mỏ vịt có hệ thống đèn soi đã được vô trùng để kiểm tra.

+ Trạng thái bình thường: con vật không đau, màu sắc niêm mạc âm đạo, màu và mùi niêm dịch bình thường.

+ Trạng thái bệnh lý: con vật đau đớn, niêm mạc âm đạo đỏ, tổn thương, niêm dịch đục, có mùi tanh, hôi.

 Kiểm tra nước tiểu:

+ Trạng thái bình thường: nước tiểu trong, mùi khai tự nhiên, không có mùi tanh, hôi thối.

+ Trạng thái bệnh lý: nước tiểu đục, lẫn tổ chức hoại tử, dịch viêm, mùi tanh, hôi thối.

Trên cơ sở biểu hiện lâm sàng khác thường của lợn nái chúng em tiến hành ghi số tai hoặc đánh dấu từng con bằng cách phun sơn màu đỏ, sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt, triệu chứng lâm sàng và ghi vào sổ nhật ký thực tập. Từ những triệu chứng thu thập được chúng em tiến hành điều trị cho lợn nái bị bệnh theo sự hướng dẫn của kỹ sư phụ trách tại trại.

3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =  số lợn mắc bệnh x 100  số lợn theo dõi - Tỷ lệ khỏi:

Tỷ lệ khỏi (%) =  số con khỏi bệnh

x 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 số con điều trị

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại trong 3 năm (2018 - 11/2020)

Hiện nay, đàn lợn nái của trại trung bình đẻ được 2,36 - 2,46 lứa/năm. Số con sơ sinh trung bình là 11,95 con/lứa, số con cai sữa là 11,25 con/lứa. Theo đánh giá của công ty chăn nuôi CP Việt Nam, tình hình sản xuất của trại vào mức khá.

Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, một số ít đàn được nuôi đến 26 ngày tuổi thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại lợn giống của công ty.

Bảng 4.1. Quy mô chăn nuôi đàn lợn của trại STT Loại lợn

(con)

ĐVT

(con) 2018 2019 11/2020

1 Lợn nái sinh sản Con 1.123 1.058 983

2 Lợn hậu bị Con 162 362 379

3 Lợn đực giống Con 21 19 25

4 Lợn con Con 32.565 32.362 18.260

Tổng Con 33.871 33.801 19.647

Qua bảng 4.1. ta có thể nhìn thấy, số lượng giữa các loại lợn nuôi ở trại là rất khác nhau. Đặc biệt là số lợn nái sinh sản và lợn con là cao nhất vì trang trại chỉ sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Số lượng lợn nái có xu hướng giảm dần qua các năm, đặc biệt lợn nái hậu bị giảm số lượng lớn ở đầu năm 2019 do lúc đó dịch tả lợn Châu Phi có chiều hướng lây lan vào nước ta nên trại hạn chế việc nhập lợn hậu bị cũng như lợn đực giống. Hàng tháng trại vẫn tiến hành loại thải lợn đực giống kém, lợn nái già sinh sản kém nên số lượng lợn nuôi ở trang trại cũng giảm đi.

4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trên đàn lợn nái nuôi tại trang trại trang trại

4.2.1. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại

Trong thời gian thực tập, được sự phân công của kỹ sư, em được thực tập 6 tháng tại chuồng lợn đẻ. Kết quả trình bày tại bảng 4.2.

Bảng 4.2.Số lượng nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng Tháng theo dõi Nái đẻ và nuôi con

(con) Lợn con theo mẹ (con) 6 53 687 7 56 728 8 54 648 9 53 636 10 55 715 11 53 670 Tổng 324 4084

Kết quả bảng 4.2. cho ta thấy: trong 6 tháng thực tập em được tạo điều kiện làm tại chuồng là nái nuôi con. Trong quá trình thực tập em đã trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng 280 đẻ và nái nuôi con, 3412 lợn con theo mẹ. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con được thực hiện theo đúng quy trình của công ty CP. Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng em học hỏi được rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, lượng thức ăn phù hợp cho lợn nái ở từng giai đoạn. Lượng thức ăn điều chỉnh qua các giai đoạn trong quá trình mang thai ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng lợn con sơ sinh. Cụ thể như sau: Nếu cho lợn mẹ ăn quá nhiều trong lúc mang thai con sinh ra to gây khó đẻ, phải can thiệp dẫn đến viêm nhiễm tử cung, con chết ngạt… Ngược lại, nếu cho ăn không đủ khẩu phần con sơ sinh nhỏ, tỉ lệ chết cao

4.2.2. Tình hình sản xuất của đàn lợn nái nuôi tại trại

4.2.2.1. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại

Để đánh giá về quá trình sinh đẻ của đàn lợn nái nuôi tại cơ sở, chúng em đã thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản tại trại. Kết quả trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại

Tháng Số nái đẻ (con) Số nái đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số nái đẻ khó phải can thiệp

(con) Tỷ lệ (%) 6 53 52 98,21 1 1,78 7 56 54 96,42 2 3,57 8 54 53 98,21 1 1,78 9 53 53 100,00 0 0 10 55 53 96,36 2 3,64 11 53 51 96,22 2 3,78 Tính chung 324 316 97,57 8 2,43

Qua bảng 4.3. cho thấy: Số lượng lợn đẻ mỗi tháng của trại được thực hiện theo kế hoạch của trại, mỗi tháng mỗi dãy chuồng sẽ có trung bình 54 nái đẻ, số nái đẻ có thể biến đổi tăng lên hoặc giảm xuống trong phạm vi ± 5 con. Số nái đẻ bình thường và số nái đẻ phải can thiệp tại cơ sở. Trung bình cứ mỗi tháng em chăm sóc cho khoảng 53 - 56 nái đẻ tại dãy chuồng được phân công. Tỷ lệ nái đẻ phải can thiệp rất thấp, dao động chỉ từ 0 - 3,78%, trung bình là 2,43%. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai và kỹ thuật chăm sóc lợn nái đẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lợn nái đẻ khó chủ yếu tập trung nhiều ở nái đẻ lứa đầu, cổ tử cung chưa giãn nở, một số ít là do lợn mẹ trong quá trình mang thai được nuôi theo phương thức nuôi công nghiệp ít được vận động, lợn nái nằm nhiều, thể trạng hơi béo, chân yếu... làm ảnh hưởng đến quá trình đẻ. Ngoài ra trường hợp đẻ khó còn do các nguyên nhân khác như chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường, thai quá to, thai dị hình.

Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái, em rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là: Việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan trọng, sẽ giúp cho người chăn nuôi xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ổ úm cho lợn con. Trong thời gian lợn sắp đẻ thì phải thường xuyên theo dõi, quan sát lợn, không nên để lợn tự đẻ vì lợn mẹ có thể sẽ đè con, cắn con hoặc khi lợn mẹ đẻ khó sẽ không kịp thời xử lý.

Khi đỡ đẻ cho lợn người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng, người đỡ đẻ cho lợn không được để móng tay dài có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái trong quá trình can thiệp đẻ khó.

4.2.2.2. Kết quả theo dõi tình hình lợn con được sinh ra và cai sữa

Bảng 4.4. Kết quả theo dõi đàn lợn con theo mẹ

Tháng Số lợn con sinh ra (con) Số con loại thải (con) Số lợn con chọn nuôi (con) Số con cai sữa (con) Tỷ lệ (%) 6 687 21 666 654 98,10 7 728 18 710 672 94,65 8 648 12 636 613 96,38 9 636 20 616 604 98,05 10 715 15 700 697 99,57 11 670 10 600 581 96,83 Tổng 4084 96 3928 3821 97,26

Qua bảng 4.4 cho thấy số lượng lợn con sinh ra trong 6 tháng là 4084

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại nguyễn thanh lịch, xã ba trại, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 43)