Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại nguyễn xuân dũng, xã khánh thượng, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 44 - 46)

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh

TT Công việc Đơn vị

tính Số lần Số lượng cần thực hiện (số lần) Khối lượng công việc thực hiện được (số lần) Tỷ lệ hoàn thành so với nhiệm vụ được giao (%)

1 Vệ sinh máng ăn Lần / ngày 1 168 168 100

2 Kiểm tra vòi

nước uống Lần / ngày

2 336 336 100 3 Cho lợn ăn hàng ngày Lần / ngày 2 336 336 100 4 Tách lợn ốm để cách ly 30 30 100

Qua bảng 4.4. cho thấy, em đã được kỹ sư của trại hướng dẫn thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn theo đúng quy trình. Em đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, vệ sinh vòi nước uống, kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao.

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng FAM định kỳ. Lịch sát trùng của trại lợn thịt được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng

Công việc Số Lần thực

hiện/tuần Số tuần Kết quả (lần)

Phun sát trùng 7 24 168 Rắc vôi 2 24 48 Vệ sinh quạt 2 24 48 Quét mạng nhện, hành lang 4 24 96 Vệ sinh bể nước 1 24 24 Lau kính cửa sổ 2 24 48

Qua bảng 4.5 cho thấy kết quả của công tác vệ sinh chăn nuôi, cụ thể em đã được trực tiếp tham gia phun sát trùng, rắc vôi, quét mạng nhện, vệ sinh bể nước, lau kính và hoàn thành 100% số công việc được giao.

Sau khi xuất lợn, trại thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Em đã được tham gia quá trình vệ sinh tiến hành theo các bước sau:

- Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi: + Vệ sinh đường đuổi lợn

+ Vệ sinh cầu cân

+ Vệ sinh khu vực các xe đến đỗ trong trại

+ Phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh chuồng trại - Vệ sinh trong chuồng nuôi:

+ Hót sạch phân trên nền chuồng.

+ Cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng.

+ Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng.

+ Phun sát trùng để một ngày đóng kín cửa không bật quạt.

+ Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm có hoạt động tốt không. + Kiểm tra giàn mát, song sắt, mắng ăn, núm uống, bạt trần.

+ Nếu có hỏng gì thì sửa chữa hoạc thay mới.

+ Lắp quây úm, lắp ván úm, bạt úm, bóng điện úm chờ lứa mới.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại nguyễn xuân dũng, xã khánh thượng, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)