Hệ thống phanh khí kiểu tang trống có ABS

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG PHANH KHÍ KIỂU đĩa ABS (Trang 40 - 44)

4.1 Cấu tạo 1. Cảm biến tốc độ xe 2. Roto gắn trên bánh xe 3. Hộp ECU 4. Van ABS

5. Van phân phối

6. Bầu phanh

Về cấu trúc không khác gì nhiều so với hệ thống phanh khí trên xe tải, nhưng hệ thống này có thêm van điều biến ABS, các cảm biến tốc độ bánh xe và hộp ECU để điều khiển lực phanh.

-Hộp ECU:

ECU sẽ nhận và phân giải các xung điện thế được phát ra từ các cảm biến khi răng roto quay đi qua cảm biến và sử dụng thông tin này để đưa ra quyết định: bánh xe nào bị bó cứng và khi nào thì van điều biến ABS hoạt động.

ECU kết nối với lại các cảm biến, van điều biến ABS, nguồn điện, …Trong suốt quá trình phanh ECU luôn sử dụng xung điện áp từ cảm biến để theo dõi tốc độ của xe. Nếu ECU quyết định xung mà nhỏ nhất gây ra bó phanh thì các chu kỳ của van điều biến ABS hiệu chỉnh áp suất không khí cần thiết để cung cấp cho phanh tốt nhất.

KHOA CN Ô TÔ NHÓM 10

-Van điều biến ABS:

Nó điều chỉnh áp suất khí trong quá trình phanh khi ABS hoạt động. Khi không nhận được lệnh từ ECU thì nó cho dòng khí đi qua và không gây ảnh hưởng đến áp suất phanh. ECU điều khiển van điều biến một trong hai chế độ sau: thay đổi áp suất đến bầu phanh hoặc giữ áp suất.

Tuy nhiên nó không tự động phanh, hoặc tăng áp suất phanh cao hơn người lái cung cấp.

Đặc trưng của van này gồm 2 solenoid thường thì nó có 3 lỗ: lỗ cấp, lỗ phân phối, và lỗ xả.

+ Lỗ cấp lấy không khí từ nguồn cấp như bình trích trữ

+ Lỗ phân phối cho không khí đi đến bầu phanh

+ Lỗ xả là xả không khí ra ngoài từ bầu phanh

-Cảm biến tốc độ: Bao gồm hai bộ phận chính là bộ kích từ và bộ phận thu từ, ngoài ra còn có các bộ phận khác dây dẫn kết nối và thiết bị lắp ghép.

+ Bộ kích từ (roto) được gắn trên bánh xe và có khắc rãnh thường thì có khoảng 100 rãnh và cũng phụ thuộc vào nhà thiết kế.

+ Bộ phận thu từ gọi là cảm biến cuộn dây và nam châm nó tạo ra tín hiệu xung điện khi các rãnh trên roto đi qua trước nó. ECU sẽ sử dụng các xung này để đo tốc độ bánh xe. Trên các xe chỉ có cầu sau không có kéo romooc thì các cảm biến gắn trên cầu, nếu có romooc thì các cảm biến cũng được gắn trên các bánh xe.

Vị trí các bộ phận cảm biến gắn trên bánh xe

Vị trí các cảm biến gắn trên các cầu

KHOA CN Ô TÔ NHÓM 10

4.2 Nguyên lý hoạt động:

Các cảm biến thu tín hiệu xung điện và gữi nó đến ECU để cấp cho ECU tốc độ bánh xe. Khi xung gữi đến cho ECU biết bánh xe nào đang chuẩn bị bó cứng thì ECU sẽ gữi tín hiệu đến van điều biến để giảm hoặc giữ áp suất phanh của bánh xe đang chuẩn bị bó cứng. Sau khi ECU điều khiển lực phanh xong thì nó sẽ tìm kiếm lực phanh lớn nhất có nguy cơ gây ra bó cứng phanh để nó điều chỉnh.

Khi ECU hoạt động để điều biến áp suất phanh, nó sẽ tắt phanh phụ cho đến khi nguy cơ bó phanh không còn.

ECU tiếp tục tự kiểm tra hoạt động, nếu phát hiện ra hư hỏng xảy ra ở phần điện thì nó sẽ ngắt các phần của hệ thống ảnh hưởng đến ABS hoặc giữ nguyên chương trình ABS. khi sự cố xảy ra thì đèn ABS sẽ báo.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG PHANH KHÍ KIỂU đĩa ABS (Trang 40 - 44)