Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của báo Quảng Bình

Một phần của tài liệu Cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí (Trang 28 - 31)

khoảng 20% tin, bài của cộng tác viên cho mỗi số báo.

4. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của báo Quảng Bình Quảng Bình

Để tờ báo ngày càng chất lượng hơn thì việc đầu tiên là phải đổi mới con người, lối làm việc, đội ngũ quản lý và phóng viên, cần tiếp tục đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không nên làm kiêm nghiệm. Phân công cụ thể trong mọi mọi công việc của toà soạn như phụ trách từng mảng tuyên truyền không chồng chéo đan xen.

Nâng cao đội ngũ phóng viên, biên tập viên, qua quá trình nghiên cứu, khảo sát ở báo Quảng Bình cho thấy: mặc dù 100% phóng viên tại đây đều tốt nghiệp Đại học nhưng tốt nghiệp chuyên ngành báo chí là 70%, còn 30% không phải chuyen ngành báo chí. Từ tình hình thực tế của báo Quảng Bình và các loại hình báo chí của địa phương như phát thanh, truyền hình, qua đó cho thấy thực trạng hoạt động cũng như hiệu quả của các phóng viên trong công tác nghiệp vụ chưa thực sự bám sát vào thực tiễn. Hướng dẫn sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuất trong khi tác nghiệp. giữa phóng viên và biên tập viên phải có sự phối hợp nhịp nhàng bởi trong bất cứ một hoạt động nào thì sự đồng nhất giữa phóng viên và biên tập viên luôn đem lại hiệu quả cao trong công tác tìm kiếm thông tin và đăng tải báo chí.

Tiếp đến, là tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang bị cho phóng viên những phương tiện kỹ thuật một cách tốt nhất để dùng trong khi tác nghiệp.

Tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan và bạn đọc, cùng với việc mở các chuyên mục hộp thư bạn đọc, ý kiến bạn đọc thì báo Quảng Bình cần có công tác điều tra đọc giả, luôn lắng nghe xem họ cần gì và như thế nào. Bởi lẽ công chúng là người đánh giá thẩm định cuối cùng mọi thông tin của tờ báo xem nó hay hay là dở. Cũng qua công chúng mà ta có thể nắm bắt được những thôn thông tin đã, đang và sẽ xảy ra.

Kết luận

Nhìn chung, vấn đề tổ chức cơ cấu trong cơ quan báo là một yếu tố rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong hoạt động báo chí của bất kỳ một cơ quan nào. Chính vì vậy, việc tổ chức và sắp xếp cơ cấu một cách hợp lý sẽ tạo ra động lực, tiền đề cho cơ quan hoạt động có hiệu quả, cán bộ công nhân

việc xuất bản các tác phẩm báo chí. Và ngược lại nếu đơn vị nào không có được một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh thì không thể nào hoạt động có hiệu quả được.

Tuỳ vào từng giai đoạn cụ thể, điều kiện vật chất, trình độ khả năng của người tiếp nhận, mục đích tuyên truyền và cơ quan chủ quản của mỗi tờ báo mà mỗi cơ quan có thể đưa ra cơ cấu tổ chức hoạt động riêng cho đơn vị mình. Ví dụ: Như cơ cấu tổ chức của báo Quảng Bình không thể giống cơ cấu của Đài phát thanh - truyền hình Quảng Bình mặc dù hai cơ quan đều là cơ quan báo chí, đều phục vụ công chúng Quảng Bình nhưng hình thức thể hiện lại khác nhau để phù hợp với từng loại hình và chức năng mà đơn vị tuyên truyền.

Đồng thời xuất phát từ thực thế cơ cấu tổ chức của cơ quan mang tính lịch sử nên lãnh đạo cũng như những người quản lý toà soạn phải hết sức lưu ý và tỉnh táo trong việc sắp xếp nhân tố trong cơ quan. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa của một cơ quan báo chí đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các cơ quan báo chí. Vì vậy qua nghiên cứu về đề tài: Cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí (khảo sát tại báo tỉnh Quảng Bình) đã giúp cho tôi có một tầm nhìn mới, cũng như kinh nghiệm nhất định về cơ cấu tổ chức của một cơ quan báo chí.

Là một loại hình báo chí tại địa phương, báo Quảng Bình là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Bình. Thời gian qua cùng với sự thay đổi của đất nước cũng như sự thay đổi đáng kể trong vai trò nhận thức thông tin của công chúng. Vì vậy, báo Quảng Bình cũng đang vận động và phát triển theo xu hướng đó nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn về khả năng truyền đạt thông tin. Nhưng để hoàn thành nhiệm vụ đó thì đòi hỏi phải có một cơ cấu tổ chức mới hơn phù hợp với thực tế, vì thế trong những

năm gần đây báo Quảng Bình đã có sự đôỉ mới đáng kể về cơ cấu tổ chức như: đổi mới về cách thức lãnh đạo, đổi mới trong chủ thể sang tạo (công tác tổ chức phóng viên, biên tập viên) và đổi mới trong cách thức lựa chọn thông tin và phát hành báo chí.

Với những gì đạt được, báo Quảng Bình đã chứng tỏ vai trò to lớn trong tiến trình phát triển xã hội của tỉnh, làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, sự phát triển giàu mạnh của toàn tỉnh, góp phần khẳng định vai trò, vị trí trong cơ cấu hoạt động của mình.

Tóm lại, trong phần tiểu luận tôi đã phác thảo một cách khái quát về cơ cấu tổ chức hoạt động của báo Quảng Bình, chỉ là một góc nhìn phản ánh hoạt động thực tiễn của báo. Tôi chưa nói rõ hết được mọi hoạt động của tổ chức báo-nơi tôi thực tập trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w