Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến quá trình hội nhập của Học viện Tài chính:

Một phần của tài liệu Đặc điểm của quản lý tại học viện tài chính trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 27 - 29)

viện Tài chính:

- Đại dịch Covid-19 đang bước vào năm thứ hai và vẫn chưa có dấu hiệu ‘hạ nhiệt’ đã đặt nền giáo dục toàn cầu trước nhiều thách thức.

- Hai trong số các lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng nhất bởi Covid-19 chính là kinh tế và giáo dục. Khủng hoảng kinh tế dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng, kéo khoảng 90 triệu người phải sống dưới mức nghèo khổ kể từ khi đại dịch bùng phát.

- Theo Báo cáo giám sát của Tổ chức UNESCO, đại dịch đã làm gián đoạn việc học của hơn 1,7 tỉ học sinh, sinh viên trên toàn thế giới tại 192 quốc gia. Một năm sau đại dịch, gần 50% học sinh toàn cầu vẫn còn bị ảnh hưởng vì trường học đóng cửa. Covid-19 đã làm thay đổi sâu sắc nền giáo dục thế giới, thúc đẩy các nhà quản lý gấp rút lên phương án cho tương lai, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào giảng dạy.

- Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 cũng đem đến những nhìn nhận mới, rõ nét

hơn về cơ hội phát triển. Chẳng hạn, trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 và thực hiện giãn cách xã hội, các cuộc họp, học tập, hội thảo trực tuyến nở rộ ở các quy mô và cấp độ khác nhau cho thấy tiềm năng của mạng internet chưa được khai thác một cách đầy đủ từ trước đến nay. Chẳng hạn, Nhiều trường học các cấp, nhiều cuộc họp trong và ngoài nước tiến hành trực tuyến. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu thời gian đi lại cho mọi người. Tuy nhiên, đi liền với đó, thể chế cũng cần có sự thay đổi để đáp ứng trước quá trình chuyển đổi số đó.

Tóm lại, đại dịch COVID-19 là cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt lên

nền kinh tế thế giới. Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu vực ở mức âm; đầu tư và thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc làm,

những cơ hội xuất hiện, nhất là các hoạt động kinh tế - xã hội trực tuyến như học trực tuyến, họp trực tuyến và thi trực tuyến tại nhà. COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình ứng dụng và cho ra đời những sản phẩm mới từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đại dịch đem đến cho thế giới những khó khăn, thách thức; nhưng đồng thời cũng đem đến cơ hội. Quốc gia nào biết tận dụng cơ hội sẽ có khả năng vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch. Và ngược lại, quốc gia nào không tận dụng tốt cơ hội sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ “hậu COVID-19”.

- Ở Học viện Tài chính, bên cạnh đào tạo kiến thức và kỹ năng, tăng cường thực hành thực tập, công nghệ thông tin và ngoại ngữ, thì đào tạo với tư duy tầm nhìn, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững rất quan trọng. Trong bối cảnh CMCN 4.0, lợi thế cạnh tranh lớn nhất không phải tài nguyên, công nghệ mà là con người. Ai có nhân tài, sẽ nắm trong tay lợi thế cạnh tranh và phát triển trong thời đại mới. Giáo dục Việt Nam nói chung và Học viện tài chính nói riêng cần xây dựng chiến lược phát triển con người và đổi mới mạnh mẽ giáo dục để trang bị kiến thức, phát huy năng lực sáng tạo và kỹ năng, tầm nhìn cho người học. Song song với đào tạo và thu hút nhân tài, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, việc chú trọng phát triển con người trong một xã hội hài hòa và nhân văn là cốt lõi để Việt Nam nắm bắt được các cơ hội cũng như vượt qua thách thức để phát triển và hội nhập.

=> Mấu chốt là chúng ta phải có nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút được nhân tài để phát triển các công nghệ lõi, các hình thức kinh doanh mới. Nguồn lực con người, cùng với KH&CN chính là “chiếc đũa thần” để đưa dân tộc ta theo kịp và sánh vai các nước trên thế giới. Suy cho cùng, Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội từ cuộc CMCN 4.0 thông qua việc thay đổi cách tiếp cận giáo dục, nhanh

chóng hội nhập sâu rộng với quốc tế và then chốt là xây dựng chiến lược phát triển con người hiện nay.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của quản lý tại học viện tài chính trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 27 - 29)