Tình hình chăn nuôi lợn tại trại từ tháng 6/2020 11/2020

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn hoàng văn viện, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 44)

Đối tượng nuôi của trại là lợn nái sinh sản và lợn thương phẩm. Các giống lợn được nhập từ nước ngoài như Yorkshire, Landrace, Duroc.

Qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của trại từ tháng 6/2020- 11/2020 thì cơ cấu đàn lợn nái được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả thống kê lợn nuôi tại trại TT Loại lợn Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 1 Đực giống 5 5 5 5 5 5 2 Lợn nái hậu bị 30 0 0 0 0 50 3 Lợn nái sinh sản 283 287 290 314 309 295 4 Lợn con sơ sinh 682 482 747 557 521 540 5 Lợn con cai sữa 548 412 572 473 397 456 6 Lợn thịt 2334 2357 2334 2364 2238 2245 Tổng 3882 3543 3948 3713 3470 3541

Qua bảng thống kê 4.1 trên cho thấy: trong 6 tháng thực tập số lượng lợn của trại tính đến tháng 11/2020 có tổng là 3541 trong đó có 5 lợn đực giống, 50 lợn nái hậu bị, 295 lợn nái sinh sản, 540 lợn con sơ sinh, 456 lợn con cai sữa và 2245 lợn thịt.

Đực: Duroc có 5 con, 1 con sử dụng làm đực thí tình, 4 con sử dụng để khai thác tinh. Đực thí tình thường là đực già đã qua quá trình khai thác, chất lượng tinh kém, mùi nồng, tuổi khoảng 3,5 - 4 tuổi, còn đực khai thác là những con có chất lượng tinh tốt, khả năng khai thác cao, tuổi khoảng 1,5 - 2 tuổi.

Mặc dù tình hình dịch bệnh bên ngoài rất phức tạp diễn biến rộng nhưng với sự quan tâm chú trọng của chủ trại, việc áp dụng đúng, tốt nội quy, quy trình vệ sinh khử trùng chăm sóc phòng trị bệnh đàn lợn của trại và công tác quản lý tốt của kỹ thuật nên cơ cấu đàn lợn tại trại vẫn luôn giữ được ở mức ổn định.

4.2. Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng lợn tại trại

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, em trực tiếp tham gia nuôi dưỡng lợn nái chửa, nái đẻ, lợn con theo mẹ, lợn con cai sữa. Kết quả thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả số lượng lợn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng Tháng Nái đẻ, nái nuôi

con (con)

Lợn con theo mẹ (con)

Lợn con cai sữa (con) 6 49 594 548 7 41 422 412 8 56 663 572 9 46 482 473 10 40 413 397 11 47 462 456 Tổng 279 3036 2858

Bảng 4.2 cho thấy: số lượng lợn em trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng thực tập là: lợn nái đẻ và nuôi con 279 con, lợn con theo mẹ: 3036 con, lợn con cai sữa: 2858 con. Em đã được học hỏi và mở mang kiến thức rất nhiều

về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, cách chăm sóc, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn cho thật tốt.

Với công việc khi em được thực hiện trên chuồng đẻ thao tác thường làm là: gạt máng cho nái ăn, làm công tác vệ sinh, đỡ đẻ, thao tác hộ lý lợn con sau sinh và chăm sóc nái đẻ, nái nuôi con.

Trong quy trình chăn nuôi, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn. Chính vì vậy cần cho lợn ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo từng giai đoạn của lợn, nhất là đối với lợn nái.

4.2.1. Kết quả tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại Tháng Số nái đẻ Số nái đẻ bình thường Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó, phải can thiệp

Tỷ lệ (%) 6/2020 49 47 95,9 2 4,08 7/2020 41 38 92,6 3 7,31 8/2020 56 54 96,4 2 3,57 9/2020 46 43 93,4 3 6,52 10/2020 40 36 90,0 4 10,0 11/2020 47 43 91,4 4 8,51 Tổng 279 261 93,5 18 6,45

Bảng 4.3 cho thấy: số lượng lợn nái đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp em đã theo dõi 279 nái đẻ trong đó nái đẻ bình thường 261 con chiếm tỷ lệ 93,5% có 18 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 6,45%.

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho lợn khó đẻ. Do lợn đẻ ở những lứa đầu, lợn ăn quá nhiều vào kỳ cuối làm thai quá to, hay do ngôi thai không

được thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của cơ thể mẹ không tốt. Tuy nhiên chủ yếu là do thời tiết quá nóng dẫn đến việc lợn khó đẻ. Số lợn nái đẻ phải can thiệp chiếm tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trại đã thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai.

- Do chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái mang thai nên làm cho cơ thể mẹ bị suy nhược, sức khỏe kém. Trong quá trình đẻ, sức rặn đẻ của lợn yếu, cổ tử cung co bóp yếu nên không đẩy được thai ra ngoài.

- Cổ tử cung bị lộn ra ngoài.

- Trong quá trình mang thai lợn ăn quá nhiều tinh bột, protein dẫn đến béo cũng là nguyên nhân gây đẻ khó.

- Do cấu tạo các tổ chức phần mềm: cổ tử cung, âm đạo giãn nở không bình thường nên việc đẩy con ra ngoài gặp nhiều khó khăn.

- Hệ thống khung xương chậu hẹp hay bị biến dạng, khớp bán động háng phát triển không bình thường hay bị cốt hóa.

- Do bào thai: chiều hướng, tư thế của thai không bình thường.

- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp hoặc do quá ít thai, làm thai quá to không phù hợp với kích thước xương chậu và đường sinh dục của lợn mẹ.

Bản thân em là người được trực tiếp chăm sóc những lợn nái đẻ khó này, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quan sát, can thiệp khi lợn đẻ khó, kỹ năng đỡ đẻ nhanh, kỹ năng cứu lợn con mới đẻ yếu và chăm sóc lợn nái sau sinh. Nếu muốn hạn chế lợn đẻ khó, phải chú ý công tác nuôi dưỡng: Cho lợn ăn đúng bữa theo bảng thức ăn, những con lợn gầy yếu phải được ăn thêm 0,5 - 1 kg/ngày tùy thể trạng của lợn.

Trong quá trình thực tập, em đã có thời gian 6 tháng chăm sóc lợn nái đẻ và lợn con theo mẹ trên chuồng đẻ, ngoài chăm sóc, nuôi dưỡng em đã theo dõi tình hình sinh sản lợn nái tại trại. Kết quả thể hiện trong bảng 4.4. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của đàn lợn nái

Tháng theo dõi Số lợn nái đẻ (con) Trung bình số con đẻ ra/lứa (con) Trung bình khối lượng lợn sơ sinh (kg/con) Trung bình số lợn con còn sống đến cai sữa (con/ổ) Trung bình khối lượng lợn con cai sữa

(kg/con) 6/2020 49 14 1,4 13 6,5 7/2020 41 15 1,5 11 6,3 8/2020 56 13 1,3 11 6,5 9/2020 46 13 1,4 14 7,0 10/2020 40 12 1,3 13 6,5 11/2020 47 14 1,5 13 6,4 Trung bình 46,5 13,5 1,4 12,5 6,5

Bảng 4.4 cho thấy: số lượng lợn con đẻ ra cao nhất ở tháng 7 năm 2020 là

15 con. Nhưng đến tháng 8 và tháng 9 năm 2020 số lượng lợn con đẻ ra là 13 con, thấp hơn so với tháng 7 năm 2020, trung bình số con đẻ ra/lứa đạt 13,5 con, khối lượng lợn sơ sinh trung bình đạt 1,4 kg/con, trung bình số lợn con còn sống đến cai sữa đạt 12,5 con/ổ, khối lượng lợn cai sữa trung bình đạt 6,5 kg/con. Do vậy trong quá trình công tác vệ sinh phòng bệnh chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý nên không chênh lệch quá lớn về số lượng lợn con đẻ ra. Xác định thời điểm phối giống tỷ lệ thụ thai thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con lứa/năm của lợn nái đẻ được nhiều hơn đạt tỷ lệ an toàn 100%.

Nguyên nhân dẫn đến số lượng lợn con bị bệnh và chết cũng một phần là do kỹ thuật đỡ đẻ không tốt dẫn đến ảnh hưởng sức sống của lợn con, cũng có

thể là do lợn mẹ đè chết con, do loại thải những con gầy yếu, không đủ tiêu chuẩn về cân nặng, một số lợn con bị nhiễm trùng và mắc một số bệnh.

4.2.3. Tiêu tốn thức ăn của lợn con cai sữa tại trại

Bảng 4.5 là kết quả của quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh

sản và lợn con theo mẹ đến cai sữa, khối lượng thức ăn của cả lợn nái và lợn con theo từng tháng hay từng lứa đẻ. Cùng với đó là lượng thức ăn tiêu tốn cho một lợn con cai sữa và khối lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg khối lượng lợn con cai sữa.

Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn của lợn con cai sữa tại trại (kg)

Tháng Số nái nuôi con (con) Số con cai sữa (con) Tổng KL lợn con cai sữa (kg) Tổng KL thức ăn cho lợn mẹ và lợn con cai sữa (kg) Tiêu tốn thức ăn/ 1 lợn con cai sữa 21 ngày tuổi (kg) Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg lợn con cai sữa (kg) 6 49 548 3562 22824,32 41,65 6,41 7 41 412 2595,6 19082,08 46,31 7,35 8 56 572 3718 26066,48 45,57 7,01 9 46 473 3311 21412,82 45,27 6,46 10 40 397 2580,5 18614,98 46,88 7,21 11 47 456 2918,4 21869,04 47,95 7,49

Qua bảng 4.5 cho thấy: Lợn mẹ nuôi con từ sơ sinh cho đến lúc cai sữa trong tháng 6 có 49 nái và 548 lợn con cai sữa, tổng khối lượng lợn con cai sữa là 3562 kg, tiêu tốn hết 22824,32 kg thức ăn, thức ăn tiêu tốn của một lợn con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa là 41,65 kg thức ăn, tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa là 6,41 kg.

Lợn mẹ nuôi con từ sơ sinh cho đến lúc cai sữa trong tháng 7 có 41 nái và 412 lợn con cai sữa, tổng khối lượng lợn con cai sữa là 2595,6 kg, tiêu tốn

hết 19082,08 kg thức ăn, thức ăn tiêu tốn của một lợn con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa là 46,31 kg thức ăn, tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa là 7,35 kg.

Lợn mẹ nuôi con từ sơ sinh cho đến lúc cai sữa trong tháng 8 có 56 nái và 572 lợn con cai sữa, tổng khối lượng lợn con cai sữa là 3718 kg, tiêu tốn hết 26066,48 kg thức ăn, thức ăn tiêu tốn của một lợn con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa là 45,27 kg thức ăn, tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa là 7,01 kg.

Lợn mẹ nuôi con từ sơ sinh cho đến lúc cai sữa trong tháng 9 có 46 nái và 473 lợn con cai sữa, tổng khối lượng lợn con cai sữa là 3311 kg, tiêu tốn hết 21412,82 kg thức ăn, tiêu tốn thức ăn của một lợn con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa là 45,27 kg thức ăn, tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa là 6,46 kg.

Lợn mẹ nuôi con từ sơ sinh cho đến lúc cai sữa trong tháng 10 có 40 nái và 397 lợn con cai sữa, tổng khối lượng lợn con cai sữa là 2580,5 kg, tiêu tốn hết 18614,98 kg thức ăn, tiêu tốn thức ăn của một lợn con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa là 46,88 kg thức ăn, tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa là 7,21 kg.

Lợn mẹ nuôi con từ sơ sinh cho đến lúc cai sữa trong tháng 11 có 47 nái và 456 lợn con cai sữa, tổng khối lượng lợn con cai sữa là 2918,4 kg, tiêu tốn hết 21869,04 kg thức ăn, tiêu tốn thức ăn của một lợn con từ sơ sinh đến lúc cai sữa là 47,95 kg thức ăn, tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con từ sơ sinh đến lúc cai sữa là 7,49 kg.

4.3. Kết quả công tác vệ sinh, khử trùng tại trại

4.3.1. Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh

Thực tế hiện nay trong chăn nuôi ở nước ta bệnh dịch trên gia súc diễn biến rất phức tạp gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi nói chung và các hộ chăn nuôi nói riêng.

Việc khử trùng tiêu độc chuồng trại là hết sức quan trọng và cần thiết vì nó giúp khống chế dịch bệnh, diệt mầm bệnh trong môi trường, ngăn chặn lây lan dịch bệnh. Sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi giúp tăng hiệu quả, phát triển bền vững, hạn chế bệnh dịch. Trong suốt quá trình thực tập chúng em đã thực hiện tốt các quy định vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày chúng em tiến hành thu gom phân rồi đẩy ra nơi để phân, quét dọn toàn bộ hành lang đi lại và xung quanh chuồng, rửa ô chuồng, phun thuốc sát trùng, lau cọ máng ăn của lợn mẹ và lợn con.

Bảng 4.6. Kết quả thực hiện vệ sinh, khử trùng tại trại

Công việc Định mức

(lần)

Kết quả thực hiện (lần)

Tỷ lệ (%)

Rắc vôi hành lang đi lại 180 88 48,8

Dội vôi gầm 48 35 72,9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xịt rửa gầm chuồng 72 64 88,8

Bảng 4.6 cho thấy: công tác vệ sinh chuồng nuôi của trại luôn được chú trọng và làm hằng ngày. Theo quy định của trại thực hiện vệ sinh rắc vôi bột hành lang đi lại với liều lượng 0,5 kg/m2, dội vôi gầm với nồng độ là 10% (1 kg vôi/10 lít nước), xịt rửa gầm chuồng với nguồn nước sử dụng trong trại là nước giếng khoan, nước được bơm lên bể chứa nước có dung tích 50m3, được xử lí bằng chlorine bột 70%, nước được dùng để sử dụng ít nhất sau 12 giờ sau khi xử lí, trong quá trình thực tập em đã thực hiện việc rắc vôi hành lang đi lại là 88 lần đạt 48,8%, công việc dội vôi gầm là định kỳ 1 lần/ tuần em thực hiện được 35 lần đạt 72,9%, xịt rửa gầm chuồng 3 lần/tuần em thực hiện 64 lần đạt 88,8%. Do tình hình dịch tả châu Phi quay trở lại để đảm bảo ổn định đàn lợn của trại nên công việc vệ sinh sát trùng phải thực hiện đều đặn và khắt khe. Qua đó em đã học hỏi và hiểu, biết được cách thực hiện vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lí để phòng tránh, hạn chế dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

Ngoài ra em còn thực hiện cho lợn ăn 158 lần, tham gia công việc quét vôi đường đi vào các chuồng, xuất bán lợn 5 lần.

- Hạn chế các công nhân viên ra khỏi trại khi không cần thiết. Hạn chế tối đa người ra vào trại khi vào trại thì cần tắm sát trùng, ngâm quần áo giặt xong và phải có thời gian cách ly ít nhất 24 giờ mới được xuống trại.

- Tăng cường các biện pháp diệt côn trùng, chuột trong trại. Không cho chó, mèo, gà, vịt vào trang trại.

- Xây dựng riêng khu vực sạch, khu cách ly và chỗ ở cho công nhân viên của trại, khu vực bếp riêng, khu vực nhiễm bẩn cho nhân viên trại.

Qua đó, em đã biết được cách thực hiện vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào là hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

4.3.2. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc-xin

Ngoài công tác vệ sinh, phun khử trùng quy trình tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Phòng bệnh bằng vắc-xin cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong quá trình thực tập em và cán bộ kỹ thuật trại đã tiêm phòng vắc-xin cho đàn lợn nái và lợn con tại trại.

Kết quả được thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả tiêm vắc-xin cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn hoàng văn viện, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 44)