Dựng hình là công đoạn sắp xếp và ghép nối các cảnh ghi hình dời dạc thành trường đoạn và tác phẩm hoàn chỉnh theo đúng ý đồ kịch bản đã đề ra. Những hình ảnh đã được chọn lọc để móc xích với nhau một cách liên tục và logic theo kịch bản phân cảnh làm cho hình ảnh và âm thanh được hoà quyện với nhau vừa tạo ra sự thống nhất hoàn chỉnh về nội dung vừa nêu bật ý nghĩa phóng sự ngắn truyền hình.
Khi dựng hình phải chú ý đén nguyên tắc dựng hình và nén không gian thời gian theo nguyên lí báo chí truyền hình nhằm sử dụng ngôn ngữ trực quan hình ảnh và âm thanh.
Yếu tố làm nên chất lượng cao trong phóng sự ngắn truyền hình: Trong phóng sự truyền hình, hình ảnh có vai trò cực kì quan trong quyết định sự thành bại của tác phẩm tạo ra sức sống, sức hấp dẫn đối với người xem. Vì vậy phải áp dụng đúng các nguyên tắc và phương pháp tạo hình ở phần kĩ thuật và phương pháp thể hiện hình ảnh và âm
thanh trên truyền hình . Hình ảnh trong phóng sự ngắn phải không mắc lỗi ngữ pháp và chứa đựng nội dung thông tin thời sự cao nhất, thể hiện ý đồ tư tưởng của phóng sự.
Tác giả phải biết kĩ năng thực hiện các cảnh ghi hình theo nguyên lí trục quay và góc độ. Khi ghi hình cần chon cảnh theo đề tài, lựa chon góc độ, vị trí để ghi hình đảm bảo sự toàn vẹn , hoàn chỉnh về thị giác, tạo các khuôn hình sống động chân thực, nguyên dạng, đúng đắn , bắt được cái thần, cái hồn của người xem nhận thức được ý đồ thái độ, tình cảm của tác giả về sự việc và nhân vật .
Các bố cục hình ảnh tuân thủ nguyên lí ngữ pháp như: bố cục đường chân trời ,bố cục 2/3, điểm mạnh hình ảnh, cảnh đôi,cảnh qua vai, nhiều nhân vật ....
Trong phóng sự ngắn mỗi khuôn hình chỉ xuất hiện với thời lượng ngắn khoảng vài giây không nên nhiều cảnh lia làm kéo dài thời gian một cách vô ích . Trong phóng sự ngắn yêu cầu dồn nén thông tin cao độ chỉ cho phép vài cảnh mở đầu phóng sự dài hơn từ 5-8 giây, sau đó là các cảnh ngắn 2-3 giây đảm bảo được quy luật cảm thụ hình ảnh của mắt người và làm tăng tính kịch tính của phóng sự, tạo ra sức hấp dẫn lôi cuốn người xem. Các động tác máy zoom,lia, ...phải hạn chế.
Công đoạn dựng hình sắp xếp các cảnh hài hoà hai yếu tố hình ảnh và âm thanh theo ý đồ kịch bản của tác giả , dồn nén thông tin rút ngắn và thu nhỏ toàn bộ sự kiện vào màn hình theo đúng trật tự logic của vấn đề đã xảy ra, tuỳ theo ý đò sắp xếp thứ tự : Nguyên nhân, diễn biến kết quả và giải pháp nhằm phục vụ cho ý tưởng chủ đè chính nêu ra ở tác phẩm phóng sự truyền hình.
Truyền hình thừa hưởng nghệ thuật và kĩ thuật dựng phim điện ảnh theo quy tắc: động tiếp động, tĩnh tiếp tĩnh, đồng trục diễn xuất, trục định hướng.
+ Mỗi lần đổi cảnh thì phải đổi cỡ và góc quay. Tránh thay đổi góc đột ngột quá làm khán giả khó chịu. Nếu có sự thay đổi trục quay thì phải có cảnh chuyển để các cảnh tiếp nhau có sự nối tiếp “ngọt” và không bị “giật hình”.
+ Các cảnh bước sau phải nhất quán tức là giữ cho hình động chuyển từ cú quay này sang cú quay khác theo một phương thưc hợp lý và rõ ràng. Màu sắc giữa hai cảnh liền nhau phải có sự thống nhất. Nếu có thay đổi đột ngột phải cung cấp thêm thông tin hình ảnh để báo cho người xem.
+ Chú ý không làm chuyển hướng chuyển động của nhân vật một cách đột ngột. Nếu nhân vật đi vào của theo hướng bên phải thì họ phải tiếp tục vào nhà theo hướng đó.
+ Nguốn sáng phải đồng nhất: Khi chuyển cảnh từ đêm sang ngày phải có cảnh chuyển. Nếu quay ngoài trời cố gắng thu hình ở một giờ và có hướng chiếu sáng cố định.
+ Trong phóng sự ngắn, thời lượng hiện hình ngắn, các cảnh có thời lương trung bình 2 đến 3 giây nhưng cảnh đầu hoặc kết của phóng sự có thể dài hơn (5 đến 8 giây). Khi dựng hình tránh không lấy một cảnh quá dài, dễ gây nhàm chán và nghèo thông tin, nhưng cũng không được lấy cảnh quá ngắn dưới 2 giây sẽ làm giật hình và người xem chưa kịp nhận biết. Phóng sự ngắn không cho phép sử dụng động tác lia dài, lạm dụng kỹ sảo vì hình ảnh trong phóng sự ngắn phải sinh động và chân thực.
+ Khi dàn dựng tiếng động hiện trường và tiếng phỏng vấn trên kênh 2 là ngôn ngữ đắt giá hơn cả lời ngoại hình. Khi lấy tiếng của người phỏng vấn phải cắt cho chọn câu chọn nghĩa, tránh cắt câu cụt vô nghĩa. Khi ghép tiếng đọc lời bình ở kênh 1, tiếng động kênh 2 phải chú ý không để tiếng động lớn hơn tiếng nói lời bình và ngược lại.
Dựng hình là khâu cuối cùng trong quá trình hoàn tất một phóng sự ngắn. Nó quyết định sự thành bại của phóng sự. Vì đây là khâu chọn lọc, xử lý hình ảnh, âm thanh. Một tác phẩm phóng sự sống động hoàn chỉnh và có thể phát lên sóng truyền hình phụ thuộc rất lớn vào khâu này. Người phóng viên phải am hiểu về nghệ thuật tạo hình, nắm được các quy tắc truyền hình và tâm sinh lý cảm thụ của người xem.
Trong phóng sự ngắn để nâng cao chất lượng hình ảnh ta lấy tin tức và phóng sự chuyên đề để sử dụng phát trên sóng. Tuy nhiên cũng có sự khác nhau. Trong phóng sự dài trên 10 phút bên cạnh những cảnh bán thân, trung cảnh, trung cận cảnh, cận cảnh thì những cảnh toàn được sử dụng nhiều hơn phóng sự ngắn và tin. Tốc độ hình ảnh của phóng sự dài chậm hơn nên khán giả có thời gian suy nghĩ không cho phép lạm dụng kỹ sảo hoặc những động tác máy, lia, zoom mất nhiều thời gian.
Sức sống của ngôn ngữ phóng sự là hình ảnh cái hồn, cái thần chứ không đơn giản là lời bình chau chuốt mượt mà. Chương trình thời sự đặt yêu cầu thông tin lên trên, hình ảnh phải đầy đủ sạch đẹp không có lỗi, các cảnh phải ghép nối nô gích và nghệ thuật.
Quan hệ giữa âm thanh và hình ảnh trong phóng sự ngắn là mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ mà trong đó việc xác định tầm quan trọng của mỗi thành tố sẽ giúp phóng viên phác hoạ kết cấu tác phẩm và đánh giá hiệu quả việc chuyền đạt thông tin của phóng sự truyền hình. Tác động đầu tiên của thông điệp truyền hình là vào mắt người xem, sự nhạy cảm của mắt thường mạnh mẽ hơn của tai, giữa tai và mắt có sự nhận thức, hỗ trợ, âm thanh góp phần nâng cao hiệu quả của hình ảnh. Tuy nhiên không thể đánh giá và xác định một cách tuyệt đối rằng ngôn từ đóng vai trò quan trọng và là trung tâm của tác phẩm. Đối với các loại phim khác nhau vai trò của hình ảnh và âm thanh cũng khác nhau.
a. Tiếng động: Đạo diễn chương trình truyền hình có vai trò như một đạo diễn âm thanh, phải đảm bảo chất lượng về tiếng động.
Tiếng động là một chất liệu của ngôn ngữ có giá trị nguyên bản, trung thực luôn ngắn liền với hình ảnh. Tiếng động vì vậy cũng có bố cục không gian 3 chiều.
Nghệ thuật tiếng động cần lưu ý tiếng động đặc trưng, tiếng động im lặng, tiếng động giả, lời thoại tự nhiên và tiếng động tư liệu.
Khi biên tập tiếng động chú ý cắt bỏ những tiếng động tự nhiên hoá, hoặc giảm mức tiếng động vô dụng, đồng thời phải hoà âm phối khí với các chất liệu âm thanh khác để tạo thẩm mỹ và ý đồ của kịch bản âm thanh. Thậm chí có thể sử dụng kỹ sảo âm thanh.
Tiếng động trong phóng sự ngắn bao gồm tiếng động hiện trường, tiếng phỏng vấn và tiếng của phóng viên tại hiện trường. Tiếng động có tác dụng tăng độ chân thật gợi cảm của sự kiện vấn đề, thu hẹp khoảng cách giữa khán giả và phóng viên,tăng niệm tin của người xem với hình ảnh phóng sự.
Hiện nay một số phóng sự lời bình quá nhiều, dài dòng từ ngữ không đồng bộ và không khớp với hình ảnh gây phản tác dụng cho phóng sự. Các phóng viên truyền hình nên rút ngắn lời bình sử dụng hiệu quả tiếng động và âm thanh.
Phóng sự truyền hình tạo dựng âm thanh sống động tại hiện trường cùng với lời bình. Trong phóng sự truyền hình tiếng động hiện trường đóng một vai trò quan trọng. Bên cạnh đó lời bình và âm nhạc cũng rất quan trọng.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng câu hỏi mở để nhân vật tự thoại thay cho lời bình là một phương pháp làm mới. Khi đó cần chú ý biên tập âm thanh kết hợp uyển chuyển lời bình với lời thoại để dẫn dắt cuốn hút khán giả một cách khác quan.
Công vịêc chuyển bị phỏng vấn rất quan trọng, câu hỏi mở và câu trả lời phải phù hợp với chủ đề tư tưởng của phóng sự. Người hỏi và người trả lời phải có phong thái tự nhiên thoải mái.
b. Lời ngoại hình: Phóng sự ngắn là tác phẩm kể chuyện bằng hình ảnh và âm thanh. Lời ngoại hình gồm lời dẫn, lời bình, lời thuyết minh, lời dịch. Lời bình là hệ quả của hình ảnh nên không được đi trước hình ảnh. Lời đi sau phải phù hợp với hình ảnh làm sáng tỏ thêm cho hình ảnh.
Lời bình cho phóng sự ngắn được hoàn thiện sau khi biên tập viên, phóng viên thu thập đủ tài liệu và đủ hình ảnh. Trong phóng sự ngắn truyền hình lời bình phải bám sát hình ảnh không được dài dòng kể lể thuyết minh lại hình ảnh.
Trong một khoảng thời gian ngắn vài phút, phóng sự ngắn phải tiếp cận ngay vấn đề, trình bây ngay quá trình diễn biến và đưa ra nhưng giải pháp khả thi cho vấn đề. Để làm được nhiều việc một lúc thì từ ngữ trong phóng sự ngắn phải có sự chọn lọc và cân nhắc kỹ lưỡng. Ngôn ngữ nói đắt giá và chính xác kiểu như khẩu ngữ. Như vây khán giả mới cảm thấy dễ hiểu và tiếp nhận được đúng thông tin.
Lời bình dùng ngôn ngữ nói trực tiếp, chủ động, ngắn gọn, rõ ràng. Lời bình khái quát hoà vấn đề nhanh chóng chính xác, nêu chính kiến để định hướng nhận thức cho người xem. Lời dẫn và lời bình phải khớp với hình ảnh.
c. Âm nhạc là một trong ba chất liệu âm thanh của phóng sự. Âm nhạc trong phóng sự không kéo dài xuốt tác phẩm mà chỉ minh hoạ thêm cho hình ảnh . Nếu không cần thiết thì không nên sử dụng âm nhạc.
Âm nhạc có thể tạo nhạc nền, nối cảnh minh hoạ hoặc gây cảm xúc âm thanh tăng tính giải trí và hớp dẫn cho chương trình.
Ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh trong phóng sự truyền hình luôn bổ xung hỗ trợ cho nhau tạo nên sự thành công của phóng sự.
Âm nhạc giúp cho người nghe cảm thu được ý tưởng sâu sa của tác giả. Tuy nhiên việc sử dụng âm nhạc phải phù hợp với chủ đề và ý đồ của tác phẩm.