Cổ họng gió

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH đặc điểm kết cấu của hệ THỐNG PHUN XĂNG điện tử EFI TRÊN TOYOTA VIOS 2014 (Trang 26 - 28)

Các bộ phận tạo thành gồm: bướm ga, môtơ điều khiển bướm ga, cảm biến vị trí bướm ga và các bộ phận khác.

Bướm ga dùng để thay đổi lượng không khí dùng trong quá trình hoạt động của động cơ, cảm biến vị trí bướm ga lắp trên trục của bướm ga nhằm nhận biết độ mở bướm ga, môtơ bướm ga để mở và đóng bướm ga, và một lò xo hồi để trả bướm ga về một trí cố định. Môtơ bướm ga ứng dụng một môtơ điện một chiều (DC) có độ nhạy tốt và ít tiêu thụ năng lượng.

hình 2. 9 Kết cấu cổ họng gió

1. Các bánh răng giảm tốc; 2. Lò xo hồi bướm ga; 3. Cảm biến vị trí bướm ga; 4. Bướm ga; 5. Môtơ điều khiển bướm ga.

Nguyên lý làm việc:

ECU động cơ điều khiển độ lớn và hướng của dòng điện chạy đến môtơ điều khiển bướm ga, làm quay hay giữ môtơ, mở hoặc đóng bướm ga qua một cụm bánh răng giảm tốc. Góc mở bướm ga thực tế được phát hiện bằng một cảm biến vị trí bướm ga và thông số đó được phản hồi về ECU động cơ. Khi dòng điện không chạy qua môtơ, lò xo hồi sẽ mở bướm ga đến vị trí cố định (khoảng 7o). Tuy nhiên, trong chế độ không tải bướm ga có thể được đóng lại nhỏ hơn so với vị trí cố định. Khi ECU động cơ phát hiện thấy có hư hỏng, nó bật đèn báo hư hỏng trên đồng hồ táp lô đồng thời cắt nguồn đến môtơ nhưng do bướm ga được giữ ở góc mở khoảng 7o, xe vẫn có thể chạy an toàn.

18

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH đặc điểm kết cấu của hệ THỐNG PHUN XĂNG điện tử EFI TRÊN TOYOTA VIOS 2014 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w