1.3.1. Khái niệm hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầutư tư
Hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư nhằm hướng đến một cách
tốt nhất các yêu cầu của ngân hàng trong hoạt động cho vay: nâng cao chất lượng cho
vay, hỗ trợ cho việc ra quyết định cho vay với phương châm sinh lợi và an toàn của ngân hàng. Trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư, các cán bộ phải xem xét,
đánh giá một cách khách quan những vấn đề có liên quan đến khía cạnh tài chính của
một dự án đầu tư. Các cán bộ phải đánh giá xem: dự án có mang lại lợi nhuận để có khả năng trả nợ cho ngân hàng không? Thời gian trả nợ là bao lâu? . .v. .v..
Vì vậy, hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư là quá trình đề ra và thực hiện các giải pháp, các biện pháp làm cho quy trình hợp lý, chặt chẽ và nâng cao chất lượng, hiệu quả nội dung hoạt động thẩm định dự án đầu tư.
1.3.2. Nội dung hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chinh dự án đầu tư
1.3.2.1. Hoàn thiện công tác thu thập thông tin thẩm định
Đối với hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư thì thông tin đóng vai trò rất quan trọng. Nếu thông tin thu thập được không chính xác, đầy đủ, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vây, Ngân hàng cần đa dạng hoá các nguồn cung cấp thông tin để nâng cao chất lượng thông tin, phục vụ cho công tác thẩm định.
Ngoài các hồ sơ mà nhận được từ khách hàng, Ngân hàng còn phải khai thác một cách triệt để nguồn thông tin qua những lần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định phải thường xuyên xuống cơ sở để thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của Khách hàng, cần thiết thì có thế xuống đột xuất để thu thập được những thông tin chính xác hơn.
23
của mình, từ các đối tác của khách hàng để có thể đánh giá được chính xác ưu, nhược điểm đầu ra của dự án đầu tư.
Thu thập thông tin từ các TCTD khác, các cơ quan quản lý, công ty tư vấn, công ty kiểm toán.. .là nguồn thông tin rất hữu ích về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Khi thông tin đã được thu thập đầy đủ, Ngân hàng cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách việc thu thập, phân loại, xử lý và lưu trữ thông tin về từng mảng cụ thể theo tính chất của từng loại dự án. Mỗi mảng thông tin thu thập được cần phải xử lý khoa học để thuận tiện cho việc tìm kiếm và sử dụng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. Ngoài ra, Ngân hàng cần phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của từng cán bộ Ngân hàng trong việc bảo mật nguồn thông tin.
Ngân hàng cũng cần hoàn thiện khâu ứng dụng công nghệ vào thẩm định, sử dụng những phần mềm hiện đại, phù hợp với công tác thẩm định nhằm giảm chi phí thẩm định, rút ngắn thời gian thẩm định, tăng mức độ chính xác, cho phép sử dụng các phương pháp ngày càng phức tạp, đòi hỏi xử lý khối lượng dữ liệu lớn.
Với việc xây dựng tốt hệ thống thông tin và đa dạng hoá các nguồn thông tin thu thập, thì Ngân hàng sẽ có được hệ thống thông tin tương đối đầy đủ và chính xác về sản phẩm dự án, về khách hàng của Ngân hàng, do đó chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư sẽ hiệu quả cao.
Có thể nói đây là nội dung quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến hiệu quả của công tác thẩm định tài chính.
1.3.2.2 Hoàn thiện quy trình thẩm định
Quy trình phải được hoàn thiện theo hướng: rút ngắn thời gian, không chồng chéo nhiệm vụ và trách nhiệm, có tính hổ trợ cao giữa các bộ phận, các công đoạn thẩm định, ràng buộc thêm trách nhiệm của các bên liên quan với kết quả thẩm định tài chính dự án, giảm thời gian và chi phí thẩm định.
1.3.2.3 Hoàn thiện phương pháp thẩm định
Có rất nhiều các phương pháp được sử dụng trong quá trình thẩm định, tuy nhiên nhìn chung các Ngân hàng đang sử dụng những phương pháp truyền thống
24
mang tính giản đơn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Vì vậy, các Ngân hàng cần hoàn thiện theo hướng áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại và kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp truyền thống.
Phương pháp thẩm định truyền thống mà các Ngân hàng thường sử dụng đó là phương pháp so sánh các chỉ tiêu, tuy vậy phương pháp này có nhược điểm là việc so sánh đôi khi còn mang tính giản đơn. Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư hoặc các chỉ tiêu về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, nhân công... chưa có sự so sánh với các dự án tương tự, với các định mức kinh tế- kỹ thuật của Bộ ngành. Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa các năm với nhau chứ chưa đối chiếu với các doanh nghiệp trong cùng ngành. Các tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị cũng chưa có chuẩn mực nào để kiểm tra, đối chứng. Điều này một lần nữa chứng tỏ nguồn thông tin của ngân hàng còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu thẩm định
Các thông tin về cung cầu sản phẩm, giá cả, chất lượng công nghệ, thiết bị... mới chỉ được thu thập dựa trên thu thập số liêu của cán bộ thẩm định thông qua sách báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày, các nguồn thông tin này nhiều khi không thực sự đầy đủ và cập nhật. Mặt khác ngân hàng cũng chưa áp dụng các phương pháp toán học hiện đại để phân tích và dự báo cung cầu thị trường. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác dự báo, làm giảm độ chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả.
Hay các phương pháp phân tích rủi ro chưa được chú trọng một cách đúng mức. Một dự án đầu tư khi đi vào hoạt động có thể gặp rất nhiều các loại rủi ro khác nhau như: rủi ro về cung cấp các đầu vào, đầu ra; rủi ro do chậm tiến độ thi công; rủi ro về cung cấp dịch vụ công nghệ- kỹ thuật. Tuy nhiên cán bộ thẩm định ít khi dành nhiều thời gian và công sức đi sâu đánh giá từng loại để từ đó có hướng tư vấn, cùng chủ đầu tư tìm các biện pháp phòng ngừa.
Bên cạnh đó, phân tích rủi ro thông qua phân tích độ nhạy được coi là một trong
những phương pháp phân tích hiện đại, tuy vậy vẫn chưa được ngân hàng sử dụng nhiều, nếu có cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích độ nhạy một chiều. Việc lựa chọn
25
yếu tố dao động, khoảng dao động phụ thuộc nhiều vào sự đánh giá chủ quan của cán
bộ thẩm định chứ không được ngân hàng quy định cụ thể trên cơ sở tổng kết các dự án đặc trưng ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau.
Chính vì vậy,cần sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung những phương pháp đang được áp dụng theo hướng hoàn thiện hơn song song với hoàn thiện công tác thu thập thông tin thẩm định
- Ngoài ra, có thể áp dụng các phương pháp mới, các mô hình mới vào thẩm định.
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện hoạt động thẩm địnhtài chính dự án đầu tư tài chính dự án đầu tư
1.3.3.1 Độ chính xác, toàn diện của nội dung và kết luận của báo cáo thẩm định
Tiêu chí này đánh giá trực tiếp mức độ hoàn thiện, chất lượng của thẩm định tài chính dự án. Tiêu chí này chỉ xác định thông qua việc so sánh nội dung và kết luận thẩm định tài chính dự án với thực tế khi dự án đã đi vào hoạt động ổn định trong một khoảng thời gian nhất định.
Về mặt định lượng tiêu chí này được tính toán thông qua sự so sánh các chỉ tiêu tài chính của dự án như tổng vốn đầu tư, giá bán, doanh thu, chi phí... giữa báo cáo thẩm định và thực tế hoạt động của dự án.
1.3.3.2 Tỷ lệ các dự án hoạt động có hiệu quả
Tiêu chí này phản ánh số lượng, tỷ lệ các dự án hoạt động có hiệu quả trong các dự án đã được thẩm định đạt yêu cầu và đồng ý tài trợ. Số lượng dự án hoạt động có hiệu quả càng cao, chất lượng thẩm định càng cao, mức độ hoàn thiện của công tác thẩm định càng cao.
Tỷ lệ dự án hoạt động có hiệu quả = Số dự án hoạt động có hiệu quả / số lượng dự án cho vay
1.3.3.3 Tỷ lệ nợ xấu của các dự án
Tỷ lệ nợ xấu do nhiều nguyên nhân trong đó có tác động của thẩm định. Chỉ tiêu này thể hiện gián tiếp sự hoàn thiện của công tác thẩm định DAĐT. Công tác
26
1.3.3.4 Tăng trưởng số lượng và quy mô dự án đầu tư đã được thẩm định
Chỉ tiêu này đánh giá được quy mô khối lượng công việc thẩm định đã thực hiện kể cả dự án từ chối tài trợ. Số lượng, quy mô dự án được thẩm định tăng lên thể hiện năng lực thẩm định tăng, công tác thẩm định được hoàn thiện.
1.3.3.5 Chi phí và thời gian thẩm định dự án
Chi phí và thời gian thẩm định giảm chứng tỏ công tác thẩm định được bố trí hợp lý, quy trình khoa học. Tuy nhiên không xem đây là các chỉ tiêu cần phải đạt được với từng dự án riêng biệt, có khi cần phải tăng chi phí và kéo dài thời gian cần thiết để nâng cao chất lượng thẩm định. Ở đây tác giả muốn đề cập đến mức chi phí và khoảng thời gian phù hợp.
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hoạt động thẩmđịnh tài chính dự án đầu tư định tài chính dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Để có đuợc kết quả tốt nhất về thẩm định tài chính dự án - cơ sở tin cậy để ra quyết định đầu tư đúng đắn, chúng ta cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng.
1.3.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan
- Nhận thức, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên
Trong thẩm định tài chính dự án, nhận thức của nhân viên thẩm định cũng như lãnh đạo của TCTD có ý nghĩa quan trọng. Nếu nhận thức không đúng thì thẩm định chỉ có tính hình thức, một thứ thủ tục để đảm bảo hồ sơ cho vay hợp lệ, song nếu quá tỉ mỉ ở những khâu không cần thiết thì sẽ mất thời gian tiền bạc và cơ hội kinh doanh cho cả khách hàng và TCTD. Nhận thức đúng vai trò của thẩm định mới có đầu tư phù hợp về tổ chức, nhân sự, trang thiết bị.
Trình độ của nhân viên thẩm định cũng là một nhân tố quan trọng. Trước hết, nhân viên thẩm định phải đạt trình độ chuyên môn nhất định để có thể hiểu nội dung, phương pháp và cách thức phân tích, tính toán DAĐT. Thẩm định tài chính dự án đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc, toàn diện những vấn đề liên quan DAĐT, về kinh tế xã hội và xu hướng phát triển của chúng mới nhận diện
27
được các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả tài chính của dự án, đưa ra các phán đoán chính xác về các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Nhân viên thẩm định phải có phương pháp làm việc khoa học, có tầm nhìn tổng quát, sáng tạo dựa trên kinh nghiệm sẵn có của bản thân và có cách thức tiếp cận tốt với các thông tin hổ trợ. Có như vậy, việc thẩm định mới được toàn diện, đúng đắn chính xác và có cơ sở.
Nhân viên thẩm định phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, năng động, trung thực, cẩn thận và khách quan trong nhìn nhận vấn đề. Có như vậy, tính đúng đắn, khách quan, chân thực mới được đảm bảo và loại bỏ được những yếu tố cảm tính, tư lợi, tùy tiện để tránh đưa ra những quyết định sai lầm, vô căn cứ.
- Tổ chức công tác thẩm định
Thẩm định tài chính được thực hiện trước khi tài trợ và có thể ở tất cả các giai đoạn của dự án cho đến khi kết thúc. Vì vậy, khâu tổ chức, bố trí nhân lực phải luôn sẵn sàng và phù hợp. Việc tổ chức thẩm định phải được lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng người, từng đơn vị. Tất cả các khâu, công đoạn của thẩm định dự án phải được bố trí theo đúng trình tự, đúng chức năng nhiệm vụ nhưng phải linh hoạt. Bộ phận pháp lý, kỹ thuật thực hiện trước, sau đó đến bộ phận tài chính và cuối cùng là cấp quyết định.
Việc thẩm định theo một trình tự hợp lý, khoa học; sắp xếp, phân bổ chức năng, nhiệm vụ phù hợp với sở trường của mỗi bộ phận, mỗi người sẽ tạo động lực, phát huy được kiến thức chung, loại bỏ được các rủi ro đạo đức, nghề nghiệp và rút ngắn được thời gian thẩm định. Tổ chức quản lý, điều hành tốt sẽ tạo tính ưu việt, đồng bộ trong toàn hệ thống và qua đó góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.
- Trang thiết bị, công nghệ
Như đã đề cập ở trên, thông tin là một trong những yếu tố quyết định chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. Để có được nguồn thông tin đầy đủ, đáng tin cậy cần có sự hỗ trợ của trang thiết bị công nghệ hiện đại được kết nối
28
với những cơ sở dữ liệu lớn, tiết kiệm thời gian, chi phí thu thập.
Ngoài ra, việc trang bị những phần mềm chuyên dụng còn giúp cho các Nhân viên thẩm định xử lý được một khối lượng thông tin lớn, tính toán, dự báo nhanh được nhiều phương án, giảm được các rủi ro phát sinh qua công đoạn xử lý, tính toán thủ công như trước đây. Qua đó, chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư
được cải thiện đáng kể.
1.3.4.2. Nhóm nhân tố khách quan
- Tác động của Lạm phát
Lạm phát làm tăng giá cả theo thời gian do đó nó làm biến đổi dòng tiền kỳ vọng. Các yếu tố đầu vào và kể cả cơ sở tính toán của các chỉ tiêu như NPV, IRR đều chịu tác động của lạm phát, bất ổn. Việc tính đến yếu tố lạm phát sẽ làm cho quá trình thực hiện dự án dễ dàng hơn, hiệu quả thẩm định tài chính cao hơn. Lạm phát làm tăng TMĐT, nếu không được dự kiến trong giai đoạn thẩm định tài chính dự án thì dự án có thể sẽ hụt vốn, chậm tiến độ, kém chất lượng do tài trợ không đầy đủ và kịp thời.
Lãi suất biến động không ngừng và có xu hướng tăng, lãi suất làm tăng TMĐT, giảm giá trị tiền tệ trong tương lai.
Lạm phát còn ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa. Lạm phát làm giảm giá trị tương lai của các khoản tiền vay, và các khoản thanh toán theo lãi suất cố định. Các bên tài trợ cho dự án sẽ phải tăng lãi suất danh nghĩa đối với các khoản vốn vay để bù đắp thiệt hại do lạm phát gây nên làm chi phí dự án tăng.
Theo quan điểm của tác giả lạm phát phải được đánh giá một cách trực tiếp và cụ thể đối với từng dự án, lạm phát có thể nâng cao hiệu quả của dự án này nhưng lại làm giảm hiệu quả dự án khác tùy thuộc vào tính đặc thù của sản phẩm dự án, cấu thành chi phí trong giá thành sản phẩm và mức độ tác động của lạm phát đến giá cả của từng yếu tố này.
Nền kinh tế thế giới và trong nước trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài luôn bất ổn. Giá cả tăng, lãi suất cao, các khó khăn khác chất chồng lên các doanh nghiệp. Các tính toán của người lập dự án lẫn người thẩm định không lường hết
29
những khó khăn mà doanh nghiệp và dự án vấp phải.