Coâng ñoaïn in

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ MAY TRANG PHỤC 2 - CHƯƠNG V: CÔNG ĐOẠN HOÀN TẤT SẢN PHẨM pot (Trang 26 - 31)

VI.1. Các khái niệm cơ bản:

Phương pháp trang trí sản phẩm : là trang trí bằng màu sắc, hình ảnh nhằm làm tăng vẽ đẹp và giá trị của các vật liệu hay sản phẩm , là công việc không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất của cải vật chất cũng như tinh thần .

Kỹ thuật in : Dựa vào phương tiện in, người ta đã phân loại công nghệ in như sau : - In bằng khuôn hay dụng cụ thủ công

- In bằng súng phun - In lụa

- In bằng máy in trục .

- Ngoài ra còn có các phương pháp đặc biệt như : in thăng hoa (in chuyển), in bản cắm lông trong điện trường , in tráng lên vải, . . . Trong các phương pháp in trên , phương pháp in lụa , in bằng súng phung là 2 phương pháp được áp dụng cho nghành may .

VI.2. Phương pháp in lụa:

- Phương pháp in lụa là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất ,vì nó có các ưu điểm sau: + Dể tổ chức ,có thể tiến hành được ở quy mô gia đình cũng như quy mô một xí nghiệp . + In được những sản phẩm có kích thước bất kỳ , kể cả những mẫu nhỏ.

+ In được những chi tiết tinh tế .

+ In được trên nhiều loại vật liệu, kể cả những vật liệu ít chịu căng kéo như vải dệt kim, lụa, . . . - In lụa là một kiểu in kỹ thuật, nó sử dụng một bản lưới rất đơn giãn , bản lưới là một loại vật

chất dạng lưới như vải sợi , vải lụa hoặc lưới, . . . lưới được trải trên giá lưới bằng gỗ hoặc kim loại. Sau đó , các mắt lưới được bít kín bằng hoá chất chuyên dùng, chỉ chừa lại những chổ có vân hoa(có chi tiết in) để cho mực thấm qua , in lên vật liệu in.

- Phương tiện chính của công nghệ in lụa là khuôn in. Ngoài ra, còn có : bàn in, dao gạt, các dụng cụ để chế mực in và xử lý sản phẩm sau khi in.

VI.2.1 Các phương pháp in lụa :

+ In trực tiếp : Phương pháp in tạo mẫu trên sản phẩm màu trắng hay nền mầu nhạc – màu nền không ảnh hưởng đến màu của mẫu in , việc in không phải qua các thao tác xử lý trung gian.

+ In phá gắn : Phương pháp in dùng để tạo mẫu in trên các sản phẩm có nền màu . Mực in phải chứa các hoá chất có khả năng vừa phá được màu của nền , vừa gắn được các màu trong mực in lên vật liệu .

+ In dự phòng : Khi muốn tạo mẫu in trên nền màu trong trường hợp không thực hiện in phá được , thì phải dùng phương pháp in trước và nhuộm màu nền sau . Trong trường hợp này mực in phải có đủ khả năng ngăn cản thuốc nhuộm , không cho bắt màu vào những điểm đã có hoa hoa văn .

VI.2.2. Thiết bị in :

Khuôn in: cấu tạo gồm :

- Khung của khuôn: Được làm bằng gỗ, bằng nhôm hoặc bằng thiết .

- Lưới in : là một vật liệu quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của khuôn in cũng như chất lượng in, nếu chọn lưới in không phù hợp sẽ không đạt được kết quả như mong muốn . Bao gồm các loại lưới làm từ tơ tằm, sợi tổng hợp, sợi kim loại, . . Lưới in dù được dệt từ bất kỳ loại sợi nào cũng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau :

+ Lưới không được có những lỗi dệt như : chỗ nối sợi, chập sợi, các vết xước của sợi, . . .

+ Các sợi dưới phải song song, các sợi dọc và sợi ngang phải vuông góc với nhau .

+ Lưới phải có độ đàn hồi và mềm dẻo cần thiết để dể nhả mực in và dể tách khỏi vải khi in xong.

+ Lưới phải đan sao cho sợi dọc và sợi ngang định vị chắc chắn vơi nhau, không bị xô lệch khi căng lên khung , nhất là khi gạt dao in qua lại trên mặt lưới.

Bàn in: hay còn gọi là bệ in , đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho hoa văn được chính xác , đạt được độ cao nét , không những thế cách bố trí bàn in còn ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất cũng như hiệu quả công việc in ấn.

Dao gạt : dùng để đẩy vết mực màu , làm cho mực thấm qua lưới in , chuyển lên mặt vải . VI.2.3. Quy trình in lụa:

Rửa bàn in :

Nếu mặt bàn in chưa qua sử dụng thì nói chung là sạch . Tuy nhiên cũng nên lau bằng khăn thấm nước hay rửa sơ để loại hết bụi bám .

Nếu mặt bàn đã qua sử dụng : Phun nước nóng lên mặt bàn dùng chổi lông mềm kỳ cọ cho tan hết các hoá bám trên mặt bàn . Sau đó cọ mạnh bằng chỗi lông cứng và rửa trôi hết nước bẩn . Cuối cùng để mặt bàn cho khô và tiếp tục công việc in.

Tẩy rửa lưới in :

Sau khi in xong lưới bám rất nhiều hoá chất . Do trước khi in một mẫu mới , cấn phải rửa kỹ lưới in., có thể dùng một trong số các hoá chất sau :

Dùng thuốc tím. Dùng nước oxy già.

Dùng dung dịch xút NaOH đậm đặc.

Hình 1.19: Phương pháp in lụa

Chuyển hình ảnh lên lưới in :

Sau khi đã tẩy rửa sạch sẽ lưới in , chúng ta tiếp tục làm thêm một bước công việc quan trọng khác , đó là đưa hình ảnh cần in lên lên khuôn lưới . Hình ảnh có thể được vẽ trực tiếp lên khuông lưới hoặc chuyển lên lưới một cách gián tiếp .

Các phương pháp trực tiếp : Vẽ lên lớp nến trắng, Vẽ lên lớp đất sét, vẽ trên lớp dầu bóng. Các phương pháp gián tiếp: Vẽ trên giấy nến, scan vẽ tách bản màu.

Trong các phương pháp trên thì phương pháp scan tách bản màu là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất .

Các mẫu in sau khi được vẽ trên máy sẽ được in lên giấy scan , căn cứ vào số màu của mẫu in người ta sẽ in số bản tương ứng .

Trải sản phẩm cần in lên bàn in :

Trải bề mặt của sản phẩm cần in lên mặt bàn , phải xác định chính xác vị trí cần in để tiến hành định vị khuôn in.

Định vị khuôn in :

Định vị khuôn in đóng vai trò rất quan trọng , nhằm giúp cho các sản phẩm in được đặt đúng, chính xác trên toàn bộ chiều dài của bàn in .

In thử:

Do chất liệu của mỗi sản phẩm in không giống nhau , sự đậm nhạc của mực khi in sẽ khác nhau, mặc khác nếu ta dùng bản lưới vừa mới chế tạo sẽ dể có những chỗ mắc lưới mực in không thấm qua được . Vì vậy việc in thử là rất cần thiết , nhằm kịp thời sửa chữa những khuyết điểm có thể có của sản phẩm in . Sản phẩm in cần đạt được:

Lượng mực sử dụng phải phù hợp với yêu cầu về màu sắc của hoa văn trên vật phẩm in . Vị trí của hoa phải được cân đối, chính xác.

Cố định vật liệu lên bàn in :

Sau khi in thử ta có thể xác định được vị trí thích hợp để đặt sản phẩm cần in. Công việc này rất quan trọng, nó đảm bảo cho sự chính xác giữa các khung hình in , cũng như sự chính xác của các chi tiết in và màu sắc in.

Việc cố định này phải duy trì trong suốt quá trình in, nếu không khi nhấc khuôn lên vật liệu đang ướt sẽ bị kéo theo khuôn , và việc in khung hình tiếp theo hoặc màu tiếp theo sẽ không còn chính xác nữa. Có 2 phương pháp cố định :

Cố định bằng phương pháp ghim . Cố định bằng phương pháp dán.

Sấy vải trong khi in :

Sấy vải trong khi in, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình in . Khi in nhiều màu nhờ có quá trình sấy trung gian giữa hai lần in mà ta có thể in tiếp màu thứ hai khi màu thứ nhất đã tương đối khô. Do đó có thể tiến hành in đè màu mà hoa văn không nhoè và mặt dưới khuôn in không bị bẩn.

Quá trình in :

In cách quản các khung hình in : in các khung hình lẽ trước , sau đó mới quay lại in các khung hình chẵn . Làm như vậy để hoa văn in ra kịp khô, tránh được sự dây màu do mặc dưới của khuôn in bị bẩn khi trạm vào hoa văn của khung hình đi trước.

Sau khi in xong màu thứ nhất , các màu còn lại cũng được in theo trình tự trên .

.Xử lý sau khi in :

Sau khi in thuốc nhuộm chỉ mới được cố định cơ học tạm thời trên mặt vải . Xử lý sau khi in chính là quá trình gắn màu (cố định màu ) cho hình in . Quá trình xử này bao gồm các bước sau :

+ Sấy sơ bộ : Ngay sau in các hình vẫn còn ướt , khi lấy sản phẩm ra khỏi bàn in , cần sấy sơ bộ để tránh bị dây màu . Nhiệt độ sấy thích hợp tuỳ thuộc vào vật liệu của sản phẩm in .

+ Gắn màu : là quá trình làm cho thuốc nhuộm chuyển từ bề mặc , tiến sâu vào lỗi xơ , và liên kết với lỗi xơ . Sau khi thực hiện quá trình này , các hình sẽ có độ bền cao. Phương pháp gắn mau được lựa chọn sau cho phù hợp với loại vật liệu sản phẩm , phương pháp in và điều kiện trang thiết bị có sẳn. Có các phương pháp gắn màu sau :

o Phương pháp hấp :là quá trình xử lý vải trong môi trường hơi nước bảo hoà , ở 100 độ C , dưới áp suất thường . Đây là phương pháp được sử dụng rông rãi nhất .

o Phương pháp gia nhiệt khô: Vật liệu sau khi in được gia nhiệt ở 160 – 180 độ C trong 2 – 5 phút , thiết bị sử dụng là máy sấy .

o Phương pháp hiện màu ướt : Quá trình hiện màu được thực hiện trong axít loãng .

Giặt, sấy:

Sau khi đã gắn màu xong, cần phải giặt sạch những hoá chất còn lại trên sản phẩm , sau đó treo sản phẩm lên hoặc sấy khô sản phẩm.

VI.3. In phun trang trí bằng súng phun:

Cùng với sự phát triển quá nhanh của ngành may mặc công nghiệp , các máy móc thiết bị cũng đang được thiết kế, xây dựng càng phát triển .

Hệ thống máy in phun trang trí là một hệ thống mới được chế tạo để in phun màu trên quần Jeans, áo Jackets, sơ mi. Máy sử dụng nhiều loại hoá chất như : khí Clo, màu, chất nhựa.

VI.3.1. In phun trang trí bằng tay :

Tonello là công ty đứng hàng đầu về các loại máy công nghiệp như: máy giặt, máy sấy, máy vẽ. Nay lại có thêm một loại máy mới đó là máy phun và vẽ trang trí sản phẩm.

Hệ thống phun trang trí bằng tay

IV.3.2. Phun trang trí bằng Robot tự động:

Cấu tạo của máy bao gồm:

1: Hình nộm Robot.

2: Hệ thống phun màu : bao gồm một loạt các loại sún phun.

3: Bộ phận bao quanh Robot phun: đây là một loại vách ngăn có chứa nước, nó có nhiệm vụ che chắn , không cho nước sơn văn ra ngoài, trong quá trình robót phun nước sơ văn tung toé lên vách nước sẽ bị rữa trôi .

4: Hệ thống sấy khô sản phẩm: được sử dụng để sấy khô sản phẩm và giúp nước sơn hoạt động tốt trên bề mặt sản phẩm.

5: Chốt đóng và mở: có nhiệm vụ mở đóng cửa phòng sơn.

Mô hình máy phun

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ MAY TRANG PHỤC 2 - CHƯƠNG V: CÔNG ĐOẠN HOÀN TẤT SẢN PHẨM pot (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)