- Đẩy mạnh công cuộc cải cách sâu rộng và đồng bộ Kết hợp kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh 2 mục
CHỦ ĐỀ 2 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
KN PP hành chính: dùng mệnh lệnh đơn phương (quyền uy, phục tùng), sử dụng các mối quan hệ hành chính để tác động vào đối tượng quản lý.
PP kinh tế: tác động gián tiếp vào đối tượng bị quản lý, thông qua cách thức vận dụng
các lợi ích và các đòn bẩy kinh tế để kích thích cá nhân, tập thể tích cực tham gia vào các
công việc chung và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
PP giáo dục: tác động vào nhận thức, tình cảm, đạo đức của người lao động để nâng cao tính tự giác, nhiệt tình của họ trong lao động
PP hành chính Đặc điểm:
- Tính bắt buộc (đòi hỏi các đối tượng bị quản lý phải chấp nhận nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt) và quyền lực (các cơ quan nhà nước chỉ ra tác động hành chính đúng với thẩm quyền của mình) → sử dụng quyền lực nhà nước - Cấp trên hoàn toàn có quyền bác bỏ yêu cầu đề nghị cấp dưới, tuy nhiên cấp dưới lại ko - Cấp dưới bắt buộc thực hiện quyết định, chỉ có cấp trên có quyền thay đổi quyết định
Vai trò:
- Xác lập trật tự kỷ cương cho hệ thống
- Kết nối các phương pháp khác lại thành một hệ thống - Giấu được ý đồ hoạt động
- Giải quyết các vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng.
Hướng tác động:
- Tác động về mặt tổ chức: không ngừng hoàn thiện khung pháp luật, tạo ra khu vực hành lang pháp lý để các chủ thể an tâm hoạt động trong an toàn và trật tự == công cụ pháp luật - Tác động điều chỉnh hành động của hệ thống quản lý kinh tế: ban hành các văn bản quy định về quy mô, cơ cấu, điều lệ hoạt động, tiêu chuẩn → là những thủ tục hành chính mà mọi doanh nghiệp phải tuân thủ (duyệt cấp giấy phép đầu tư; thành lập doanh nghiệp; thủ tục đăng ký kinh doanh;…)
Yêu cầu
- Chủ thể phải có quyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu; có địa chỉ người thực hiện, cách hiểu nhiệm vụ là như nhau:
+ Quyết định phải có tính khoa học và được luận cứ đầy đủ về mặt kinh tế + Người ra quyết định còn phải biết nhìn ra và biết dùng kinh nghiệm, trực giác - Khi sử dụng pp hành chính phải gắn chặt quyền hạn với trách nhiệm của cấp ra quyết định (mỗi cán bộ khi sử dụng quyền hạn của mình phải chịu trách nhiệm về quyền hạn đó)
Cách cải thiện:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các thể chế quản lý kinh tế phù hợp
PP kinh tế Đặc điểm:
- Dựa vào sự chi phối của các quy luật kinh tế khách qua để khai thác lợi ích kinh tế - Là cách thức tác động của nhà nước lên đối tượng quản lý của nhà nước về kinh kế dựa trên việc vận dụng các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, các định mức KT-KT
- Nguyên nhân tác động lên lợi ích kinh tế: thúc đẩy con người tích cực hoạt động - Tác động lên đối tượng quản lý bằng lợi ích chứ không phải cưỡng bức: đề ra những mục tiêu nhiệm vụ và đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất để họ tự tổ chức thực hiện
Hướng tác động:
Hướng: tác động lên lợi ích kinh tế của đối tượng quản lý → họ lựa chọn phương án hoạt động vừa đảm bảo lợi ích riêng, vừa đảm bảo lợi ích chung cũng được thực hiện.
- Vì tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân cho đối tượng quản lý + chứa đựng những yếu tố kích thích kinh tế nên tác động rất nhạy bén và linh hoạt, phát huy tính chủ động,
sáng tạo của người lao động và các tập thể lao động
- PPKT mở rộng quyền hành cho các cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời tăng trách nhiệm kinh tế của họ → giúp Nhà nước giảm được nhiều việc điều hành, đôn đốc những nhiệm vụ vụt vặt mang tính chất sự vụ hành chính, nâng cao ý thức của doanh nghiệp
- Là phương pháp tốt nhất để thực hiện tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế
Cách tác động:
- Định hướng phát triển bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của hệ thống + các chỉ tiêu cho từng thời gian, từng phân hệ, từng cá nhân của hệ thống. - Sử dụng định mức kinh tế (mức thuế, lãi suất,..), các biện pháp đòn bẩy, kích thích kinh tế
- Chính sách ưu đãi kinh tế
Yêu cầu và cải thiện:
- Phải hoàn hiện hệ thống các đòn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng các quan hệ hàng hóa – tiền tệ, quan hệ thị trường.
- Phải thực hiện sự phân cấp đúng đắn giữa cấp quản lý theo hướng mở rộng quyền hạn cho các cấp dưới
- Đòi hỏi cán bộ quản lý phải có trình độ và năng lực nhiều mặt (có nhiều kiến thức và king nghiệm quản lý, phải có bản lĩnh tự chủ vững vàng)
PP giáo dục - Dùng tâm lý tác động lên thực thể năng động sáng tạo, tổng hòa các mối quan hệ xã hội
→ con người.