Nguyên lý làm việc của bộ truyền

Một phần của tài liệu Đồ án Thiết kế máy, chi tiết máy: Tính toán, thiết kế bộ truyển đai động cơ VW. (Trang 37 - 38)

1. Giới thiệu về bộ truyền

1.2. Nguyên lý làm việc của bộ truyền

Khi động cơ hoạt động, trục khuỷu sẽ quay mà bánh răng trục khuỷu ăn khớp chặt với trục của nó vì vậy mà bánh răng trục khuỷu quay.

Đai răng ăn khớp với các bánh răng trục khuỷu, trục cam, trục trung gian nhờ các răng. Vì vậy khi bánh răng trục khuỷu quay thì các bánh răng ở trục cam và trục trung

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trang 38

gian cũng quay theo với tỉ số truyền là 2:1, lí do là đường kính hay số răng trên bánh đai trục khuỷu bằng ½ đường kính hay số răng trên bánh đai ở trục cam, trục trung gian. Đai truyền từ trục khuỷu tới trục trung gian và trục cam.

Trong quá trình chuyền động từ bánh đai trục khuỷu tới các bánh đai khác thì hiện tượng đai bị trượt là có thể xảy ra và làm thời điểm đóng mở các xupap bị sai lệch gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của động cơ. Để khác phục hiện tượng này thì ngoài việc sử dụng đai răng, ta còn sử dụng thêm cơ cấu căng đai – bánh căng đai. Bánh căng đai được thiết kế quay trơn quanh chốt ren và có tâm quay lệch so với tâm của đường tròn bao quanh bánh đai, đường tròn tiếp xúc với dây đai. Ví trí của bánh căng đai được đặt ở bên đai bị trùng. Trên động cơ này thì trục khuỷu quay cùng chiều kim đồng hồ theo hướng nhìn vào từ ngoài vào bánh đai trục khuỷu nên phần đai bị trùng sẽ nằm bên trái và phần đai này chuyển động từ dưới lên. Bánh căng đai có tâm quay lệch có thể thay đổi khoảng cách từ tâm quay tới tiếp điểm của dây đai và bánh căng đai từ đó sẽ giúp tự động căng đai khi đai chuyển động.

Một phần của tài liệu Đồ án Thiết kế máy, chi tiết máy: Tính toán, thiết kế bộ truyển đai động cơ VW. (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)