Các nhân tố ảnh hưởng tới tính cân đối

Một phần của tài liệu (Trang 76 - 82)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tính cân đối

Sự mất cân đối toàn bộ và mất cân đối nghiêm trọng cục bộ đối với nguồn vốn trung dài hạn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó phải kể đến các nhân tố có ảnh hưởng quyết định sau:

2.3.2.1. Vấn đề huy động vốn

Trải qua khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008, những hệ luỵ của nó năm 2009, 2010 và những tín hiệu khả quan năm 2011, trong xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã có những nét khởi sắc, song vẫn còn những dấu hiệu bất ổn, đặc biệt là lạm phát và tỷ giá, thâm hụt thương mại vẫn ở mức cao làm giảm dự trữ ngoại hối và gây sức ép lên đồng nội tệ. Trên địa bàn, hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn hẹp, trong điều kiện có nhiều ngân hàng, trong đó BIDV có 02 chi nhánh cấp 1, áp lực cạnh tranh lớn; cùng với những thay đổi của môi trường, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bão lũ thường xuyên... đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh BIDV Quảng Bình. Kết quả huy động vốn sẽ quyết định nguồn cung cho hoạt động tín dụng. Nguồn vốn huy

Nợ quá hạn2009 7.91 tỷ đồng

X 100% = 0.3% Tổng dư nợ2009 2,638.12 tỷ đồng

Nợ quá hạn2010 84.11 tỷ đồng X 100% = 2.6%

động được chưa tương thích với cơn khát tín dụng, trong khi là một ngân hàng chủ đạo trên địa bàn, BIDV Quảng Bình rất khó để từ chối các nhu cầu cấp tín dụng hợp lý và khả thi. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần quan tâm và phát huy hơn nữa quy mô cũng như chất lượng huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn.

2.3.2.2. Vấn đề sử dụng vốn

Qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn ở mục 2.2.2 của luận văn, ta có thể nhận thấy tác động trực tiếp của quy mô và cơ cấu của công tác sử dụng vốn đến tính cân đối giữa huy động và sử dụng nguồn vốn tại chi nhánh BIDV Quảng Bình. Giai đoạn 2009-2011 nằm trong nửa cuối của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm của tỉnh nhà và năm đầu tiên của kế hoạch năm năm 2011-2015 với nhiều biến động khó khăn. Năm 2012 hứa hẹn những bất ổn, rủi ro tín dụng và hậu quả vỡ nợ hàng loạt. Cụ thể từ những tháng giữa năm 2011, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra liên tiếp hàng loạt vụ bể nợ, hệ quả từ việc bành trướng của tín dụng đen trong thời gian trước đó. Điều này đang và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác cho vay và thu hồi nợ của bản thân mỗi ngân hàng. Mặc dù là ngân hàng có vốn lớn và bền vững, hoạt động kinh doanh lành mạnh, nhưng BIDV Quảng Bình chắc chắn không tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Sử dụng vốn như thế nào cho hợp lý, tỷ lệ cho vay bao nhiêu so với nguồn vốn sử dụng để đảm bảo khả năng chi trả, phù hợp với nguồn vốn huy động mà vẫn đảm bảo mục tiêu tăng trưởng trung ương đề ra là bài toán không mấy dễ dàng. Điều này sẽ quyết định đến việc còn hay không sự mất cân đối giữa huy động và sử dụng nguồn vốn tại chi nhánh. Từ đó mới có thể đánh giá hết hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả hay không.

2.3.2.3. Vấn đề nợ quá hạn

Nợ quá hạn là một yếu tố quyết định chất lượng tín dụng của ngân hàng, quyết định tính cân đối trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong suốt 3 năm qua, tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh BIDV Quảng Bình luôn được kiểm soát và khá an toàn.

Tổng dư nợ2010 3,138.39 tỷ đồng Nợ quá hạn2011 7.98 tỷ đồng

X 100% = 0.2% Tổng dư nợ2011 3,626.68 tỷ đồng

84.11 tỷ đồng. Nợ quá hạn tăng khiến cho chất lượng tín dụng giảm sút trong khi dư nợ tín dụng vẫn tăng cao. Vấn đề này nếu không được quan tâm đúng mức sẽ dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn cho trạng thái cân đối vốn của ngân hàng. Lúc này nguồn vốn vừa mất cân đối lại vừa khó phục hồi trạng thái cân bằng. Như vậy, nợ quá hạn không những trực tiếp làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của bản thân chi nhánh mà còn tác động gián tiếp thông qua sự cân đối giữa huy động và sử dụng nguồn vốn.

Tuy nhiên, BIDV Quảng Bình đã thực hiện rất tốt công tác xử lý nợ quá hạn, tích cực thu hồi nợ đọng, nợ xấu. Cụ thể là nợ quá hạn năm 2011 đã

58

giảm mạnh còn 7.98 tỷ đồng chiếm 0.2% tổng dư nợ, đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng quay trở về trạng thái an toàn và hiệu quả, đảm bảo yêu cầu cân đối vốn.

2.3.2.4. Chính sách lãi suất

Biểu lãi suất tại chi nhánh BIDV thực hiện theo biểu thống nhất chung của toàn hệ thống, trên nguyên tắc đảm bảo quy định của Ngân hàng Nhà nước và duy trì sự ổn định có lợi cho khách hàng. Vì vậy, lãi suất huy động của chi nhánh so với các ngân hàng trên địa bàn còn thiếu sức cạnh tranh, hấp dẫn. Điều này khiến cho công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, có một chính sách lãi suất hợp lý, khung lãi suất co giãn linh hoạt không những vừa tăng cường công tác huy động mà còn đảm bảo lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cân đối mức lãi suất giữa các kỳ hạn khác nhau cũng chính là gián tiếp cân đối nguồn vốn theo kỳ hạn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng phát triển.

2.3.2.5. Hệ số Q

Ngày 20/5/2010, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2010. Đây được coi là một khung pháp lí tiến bộ nhất từ trước cho đến nay về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và tiệm cận dần với các chuẩn mực của Basel I. Thông tư 13 cũng quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động như sau: tổ chức tín dụng (trừ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở) chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về “khả năng chi trả” và “các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác” quy định tại thông tư này (Thông tư 13) và không được vượt quá tỷ lệ dưới đây: Đối với ngân hàng: 80%; tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 85% .

Nếu sử dụng tỷ lệ theo quy định này để đánh giá tính cân đối của BIDV Quảng Bình đã phân tích ở mục 2.3 thì rõ ràng chi nhánh đang lâm vào tình trạng mất cân đối vốn trầm trọng giữa huy động và cho vay.

Tuy nhiên, khi quy định trên ra đời, các tổ chức tín dụng đã than phiền vì một lượng vốn sau khi huy động và các nguồn vốn khác mà tổ chức tín dụng có được bị giam giữ quá nhiều, trong khi nguồn cấp tín dụng bị thu hẹp. Tình thế đó buộc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 19 sửa đổi một số điều của Thông tư 13. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ thay đổi từ “so với” tại Mục 5, Điều 18 bằng từ “từ”; điều này được diễn đạt lại là: “tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động”, thay vì “tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động”. Điều này có thể hiểu rằng: khi cấp tín dụng, các tổ chức tín dụng không chỉ phụ thuộc vào kênh huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế mà có nhiều kênh khác như: vốn tự có; trong nhiều trường hợp, họ còn sử dụng cả vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng và vốn giao dịch nghiệp vụ thị trường mở để cấp tín dụng. Vì thế, nếu quy định “tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động” thì hóa ra, các tổ chức tín dụng bị giam giữ một lượng vốn rất lớn; ngược lại, quy định “tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động” thì các TCTD được giải phóng một lượng vốn nhiều hơn để cấp tín dụng.

Ngày 30/8, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành thông tư 22 hủy bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động quy định tại Thông tư 13/2010/TT- NHNN cùng những quy định về nguồn vốn huy động tại Mục 5 của Thông tư 13 và Thông tư 19.

Như vậy có thể thấy rằng hệ số Q là một tiêu chí đánh giá về mặt lượng trạng thái cân đối giữa huy động và cho vay. Mặt khác, việc Ngân hàng Nhà nước quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn tín dụng hay BIDV Việt Nam thực hiện giao hệ số Q về các chi nhánh sẽ có vai trò định hướng hoạt động tín dụng cũng như huy động vốn. Từ đó hình thành trạng thái cân đối hay chênh

60

lệch giữa huy động nguồn và sử dụng vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w