II. Hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát
1. Một số khuyến nghị về cơ chế, chính sách.
2.4. Phân phối tiền lương
2.4.1. Đối với bộ phận hưởng lương thời gian.
Như nhận xét đã trình bày trong phần thực trạng quy chế trả lương cho người lao động bộ phận hưởng lương thời gian, Nhưng để trong cách phân phối lương của Công ty đối với bộ phận hưởng lương thời gian có sự công bằng hơn nữa và tiền lương người lao động nhận được gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm cũng như kết quả lao động họ. Do đó trong tiền lương mà người lao động tạm ứng hàng tháng nên có sự căm cứ vào
Trả lương cho bộ phận hưởng lương thời gian căn cứ theo hệ số lương được xếp tại nghị định 205/2004/NĐ- CP và căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, ngày công làm việc thực tế trong tháng.
- Tiền lương tạm ứng hàng tháng: Công thức xác định như sau:
Tdmtti x m 1 i Vtu Ti Tdmtti ∑ = = Trong đó:
Ti: Tiền lương tạm ứng hàng tháng của người thứ i nhận được
Vtu: Quỹ tiền lương tạm ứng hàng tháng của bộ phận hưởng lương theo thời gian (quỹ tiền lương tạm ứng hàng tháng của bộ phận hưởng lương thời gian bằng 85% quỹ lương kế hoạch của bộ phận hưởng lương thời gian).
m: Tổng số lao động hưởng lương theo thời gian.
Tđmtti: Tiền lương theo định mức thực tế của người lao động i (được xác định như sau: xhi ti x Tdmi T Ncd dmtti= Trong đó:
Tđmi: Tiền lương định mức của người lao động i trong tháng ti: ngày công làm việc thực tế của người lao động i
hi: Mức độ hoàn thành công việc của người thứ i theo tiêu chuẩn đánh giá - Tiền lương quyết toán: Hàng quý căn cứ vào mức độ đạt được được của doanh thu quý thì Công ty quyết toán quỹ tiền lương quý của bộ phận hưởng lương thời gia như sau:
Vqtq = Vtg – Vtư Trong đó:
Vqtq: Quỹ tiền lương quyết toán quý
Bảng số 3.8. Mức độ hoàn thành công việc của cán bộ giữ chức vụ từ trưởng phong và tương đương trở lên
Mức Diễn giải Hệ số (k)
Mức 1 - Khi cá nhân, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ công tác đề ra trong tháng; hoặc
- Không đảm bảo giờ công quy định (dưới 18
công/tháng); hoặc
- Không tuân thủ sự phân công của người phụ trách Mức 2 - Hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong tháng
- Ngày công đạt 18-21 công/ tháng. 1,0
Mức 3
- Hoàn thành khá tốt nhiệm vụ chương trình công tác đề ra trong tháng hoặc kết quả sản xuất kinh doanh đạt từ 101%-107%;
- Đảm bảo ngày công từ 22 ngày công trở lên
1,1
Mức 4
- Hoàn thành tốt công tác nhiệm vụ đề ra và làm nhiệm vụ đột xuất trong tháng hoặc kết quả sản xuất kinh doanh đạt từ 101% đến 113%.
1,2
Mức 5
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; hoặc
- Có những đề xuất cải tiến trong công tác nghiệp vụ được đánh giá cao.
1,3
Hệ số hoàn thành công việc đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và thừa hành Công ty.
Bảng 3.9. Mức độ hoàn thành công việc
của các bộ chuyên môn nghiệp vụ và thừa hành Công ty
Mức Diễn giải Hệ số (k)
Mức 1 Không hoàn thành nhiệm vụ được giao 0,7
Mức 2 Hoàn thành nhiệm vụ được giao 1,0
Mức 3 Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức khá tốt 1,1
Mức 4 Hoàn thành nhiệm vụ được giao, có kiêm nghiệp thêm công việc hoặc thực hiện thêm những công việc đột xuất khác trong tháng.
1,2
Mức 5 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có những đề xuất cải tiến trong công tác nghiệp vụ được đánh giá khá tốt.
Đối với từng chức danh công việc cụ thể mà Công ty có quy định cụ thể về các tiêu chí đã nêu như trên để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Để có thể quy định cụ thể về các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành công việc thì công ty trước hết cần quan tâm đế việc xây dựng bản mô tả công việc, tiêu chuẩn thực hiện công việc cho các vị trí chức danh công việc.
Căn cứ vào quỹ lương quyết toán quý, hệ số tiền lương trung bình 3 tháng và mức lương định mức của người lao động thì Công ty thực hiện quyết toán lương hàng quý cho bộ phận hưởng lương thời gian
Trong trường hợp Công ty không đạt doanh thu theo kế hoạch thì tiền lương người lao động nhận được ít nhất cũng bằng mức lương định mức của Công ty.
Mức Lương theo nghị định 205/2004/NĐ- CP chỉ làm căn cứ để tính BHXH, BHYT và thực hiện các chế độ khác cho người lao động.
Ngoài ra Công ty có thể tham khảo thêm một trong hai cách trả lương sau đây:
Cách 1: Trả lương căn cứ theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế. Công thức xác định: hi ni x m 1 i nihi Vt Ti ∑ = = Trong đó:
Ti: Tiền lương của người thứ i nhận được
ni: Ngày công thực tế trong kỳ của người lao động thứ i m: số người của bộ phận làm lương thời gian.
Vt: Quỹ tiền lương tương ứng với mức độ hoàn thành công việc của bộ phận làm lương thời gian.
hi: Hệ số tiền lương của người thứ i tương ứng với công việc được giao, mức độ phức tạp, tính trách nhiệm công việc đòi hỏi và mức độ hoàn thành công việc. Hệ số hi được xác định theo công thức sau:
k x d2 d1 d2i d1i hi= ++ Trong đó:
K: Hệ số mức độ hoàn thành công việc ( theo bảng số 3.8, 3.9) d1i: Số điểm mức độ phức tạp của công việc người thứ i đảm nhận d2i: Số điểm đánh giá trách nhiệm của công việc người thứ i đảm nhận (di + d2): Tổng số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc giản đơn nhất của Công ty.
Bảng số 3.10. Bảng hệ số tiền lương của Công ty
Stt Nhóm chức danh đ1i đ2i
Hệ số lương d2 d1 d2i d1i + + 1 Giám đốc 70 30 10.0 2 Phó giám đốc 63 28 9.1
3 Trưởng phòng và tương đương
Kế toán trưởng 60 24 8.4
Quản đốc Xưởng sản xuất 60 24 8.4
Trưởng phòng Vật tư 56 22 7.8
Trưởng phòng HCNS 55 22 7.7
4 Chuyên viên + kỹ sư
Mức 1 50 16 6.6 Mức 2 47 15 6.2 Mức 3 45 14 5.9 5 Lái xe Mức 1 30 13 4.3 Mức 2 26 12 3.8 Mức 3 20 11 3.1 6 Hành chính, cán sự 24 12 3.6 7 Bảo vệ, phục vụ Mức 1 10 3 1.3 Mức 2 7 3 1.0
Cách 2: Trả lương cho người lao động căn cứ theo hệ số mức lương được xếp tại nghị định 205/2004/NĐ-CP và căn cứ vào kết quả lao động cuối cùng của từng người, từng bộ phận.
Công thức xác định như sau:
Ti = Tc + Tm Trong đó:
Tc: Tiền lương theo nghị định số 205/2004/NĐ-CP của người thứ i
Tm: Tiền lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế. Công thức tính như sau:
hi . ni . m 1 i nihi Vm T2i ∑ = =
2.4.2. Đối với bộ phận hưởng lương khoán (phòng Quản lý dự án, phòng thiết kế)
Như đã trình bày ở phần thực trạng quy chế trả lương, cho biết rằng Công ty đã trả lương cho bộ phận này theo hình thức khoán. Đây là bộ phận cốt yếu có vị trí rất quan trọng trong Công ty. Công ty đã thực hiện khoán quỹ lương so với doanh thu đạt được. Nhưng để khuyến khích người lao động trong bộ phận này hơn nữa Công ty nêu khoán quỹ lương đối với từng phòng theo mức độ luỹ tiên của doanh thu đạt được. Công ty nêu quy định cụa thể tỷ lệ quỹ lương được hưỏng tương ứng với các mức doanh thu đạt được. Công ty nên có quy định cụ thể tỷ lệ lương của phòng theo doanh thu trong trường hợp làm châm tiến độ thuộc trách nhiệm của phòng theo mức độ thiệt hại và mức độ làm chậm tiến độ.
Công ty nêu có sự hướng dẫn cụ thể cho bộ phận này cách phân phối lương cho từng người lao động. Bộ phận này có thể tham khảo cách trả lương như đối với bộ phận hưởng lương thời gian.
Để đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ lương của bộ phận trực tiếp sản xuất cũng như tiền lương người lao động nhận được gắn với mức độ phức tạp, trách nhiệm của công việc, gắn với năng suất, chất lượng công việc thì Công ty nêu quan tâm hơn nữa đến một số vấn đề như sau:
- Quan tâm đế công tác định mức lao động: như là xem xét lại việc bố chí dụng cụ, máy móc, nơi làm việc đã hợp lý chưa, người lao động làm việc đã đúng phuơng pháp chưa, trong thời gian làm việc với hiệu suất sử dụng thời gian là như thế nào, đơn giá tiền lương mà Công ty đang áp đụng đã hợp lý chưa …
- Chế độ cung cấp nguyên vật liệu của Công ty đã đảm bảo đúng thời gian chưa, chất lượng nguyên vật liệu đầu vào ra sao.
- Nghiêm ngặt trong công tác nghiệm thu sản phẩm, trong đơn giá trả lương sản phẩm tập thể Công ty nêu có đơn giá chi tiết theo các mức độ của sản phẩm hoàn thành như sản phẩm loại A, B,C (trong đó có quy định cụ thể tiêu chí để xếp loại sản phẩm).
Công ty nên bỏ mức khống chế về tỷ lệ người lao động được xếp loại A, B, C và có thể xem xét cách xếp loại như sau:
Bảng số 3.11. Bảng xếp loại phân hạng A, B, C Phâ n loại Hệ số Diễn giải Loại A 1.4
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vượt năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu sản phẩm, đảm bảo an toàn lao động.
- Nắm vững nguyên lý hoạt động của máy móc, thiết bị, thực hiện các bước công việc theo đúng trình tự.
- Chấp hành sự phân công của người phụ trách và đảm bảo số ngày công từ 26 công/ tháng .
B
- Chấp hành sự phân công của người phụ trách - Đạt ngày công 26 ngày công/ tháng
- Hoàn thành mức lao động ở mức trung bình khá.
Loại
C 1.0
- Hoàn thành công việc ở mức trunh bình, chưa cao. - Ngày công nhỏ hơn 26 ngày công/ tháng.
- Hoàn thành công việc ở mức thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao