Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế và giữ vững định hướng XHCN:

Một phần của tài liệu Phạm trù quan hệ chất lượng (Trang 25 - 29)

định hướng XHCN:

Cần tiến hành phân cấp quản lý nhà nước, đặc biệt là việc phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước, tránh sự quản lý chồng chéo, gây ra sự phiền hà đối với việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhất là, trong việc quản lý đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp, hiện nay còn có nhiều cơ quan thuộc các cấp khác nhau quản lý việc đăng ký kinh doanh, gây tình trạng lộn xộn, khiến việc nắm về số lượng, việc kiểm tra giám sát việc kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn. Cần phải quy định riêng một cơ quan làm công việc này.

Hiện nay, trong lĩnh vực quản lý nguồn vốn đầu tư còn nhiều bất cập như: không theo kịp đòi hỏi của thực tiễn đặt ra, lỏng lẻo trong khâu kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguồn vốn đầu tư, gây những hiện tượng lãng phí, tham nhũng… Vì vậy, phải chú trọng nâng cao năng lực quản lý vốn đầu tư bằng cách: nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý hoạt động đầu tư cho các cán bộ chuyên trách. Thường xuyên kiểm tra trình độ của các cán bộ này. Khi giải quyết bất kỳ một vấn đề gì của hoạt động đầu tư, một mặt phải dựa trên ý kiến, nguyện vọng, lực lượng, tinh thần chủ động, sáng tạo của các đối tượng bị quản lý , mặt khác phải có một trung tâm quản lý tập trung và thống nhất với mức độ phù hợp, không quan liêu, có sự phân cấp trog việc quản lý hoạt động vốn đầu tư.

Kiện toàn hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô để nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước. Hệ thống pháp luật phải thông thoáng, thống nhất, một mặt phải bảo đảm việc trả lương tương xứng cho người lao động (và việc mua bảo hiểm xã hội cho người lao động) của các doanh nghiệp, mặt khác phải định hướng dư luận, bảo vệ những người có thu nhập cao chính đáng. Các chính sách kinh tế vĩ mô, phát huy đúng tác dụng điều tiết nền kinh tế, tránh những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, khuyến khích sản xuất phát triển…

Hiện nay, chúng ta đang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân, nghĩa là nền kinh tế ở nước ta vẫn còn bóc lột ở mức độ nào đó. Để giảm sự tiêu cực đó, nhà nước cần thực hiện chế độ phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế (hay phân phối theo mức độ đóng góp); phải thực hiện tốt các chính sách xã hội như phúc lợi xã hội, các ưu đãi xã hội, bảo hiểm xã hội…

Bên cạnh những ưu đãi đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nhân nước ngoài hiện nay ở nước ta, cũng cần phải xây dựng hoàn chỉnh và thực hiện nghiêm túc hơn luật kinh doanh đối với những doanh nhân này, tránh tình trạng coi thường pháp luật Việt Nam của những người này.

Trong các doanh nghiệp tư nhân cần phải tăng cường sự hoạt động của các tổ chức, đoàn thể Đảng, Công doàn, đoàn thanh niên… để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân.Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp liên doanh, hay các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, cần nâng cao năng lực hoạt động cũng như tư cách đạo đức của những người làm công tác công đoàn.

Phần kết luận

Kinh tế thị trường luôn gắn liền với các phạm trù, các quy luật kinh tế của nó, trong đó có phạm trù “giá trị thặng dư”, vì vậy, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay thì sự tồn tại của phạm trù “giá trị thặng dư” là một tất yếu khách quan. Do đó, việc nghiên cứu về “giá trị thặng dư” là một điều cần thiết.

Qua sự trình bày, phân tích mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư như trên, có thể đi đến kết luận: “giá trị thặng dư là cái chung cho những xã hội có thời gian lao động vượt khỏi thời gian lao động tất yếu”, nó không phải là phạm trù riêng của CNTB, sự tồn tại của “giá trị thặng dư” là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Phạm trù “giá trị thặng dư” có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, cũng như việc cải thiện đời sống của nhân dân. Việc nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn, phân biệt giữa giá trị thặng dư và vấn đề bóc lột, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần phát triển kinh tế, nền sản xuất xã hội phải sản xuất ra giá trị thặng dư đồng thời phải phân phối lượng giá trị thặng dư ấy một cách công bằng loại bỏ sự bóc lột trong xã hội; áp dụng quá trình sản xuất giá trị thặng dư: kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất tạo ra giá trị thặng dư vào nền sản xuất xã hội ở nước ta trong giai đoạn này, khẳng định việc phát triển chất lượng nguồn lao động, phát triển thị trường lao động, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư là quá trình đúng đắn để phát triển đất nước; từ việc nghiên cứu này còn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng những chủ trương phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo công bằng xã hội.

Mục lục

Tran g

Phần mở đầu 2

Phần nội dung 3

Chương I: Mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư . ý nghĩa thực tiễn rút ra

4

A. Mặt chất của giá trị thặng dư 4

I.Sự chuyển hoá tiền thành tư bản 4

II. Sản xuất giá trị thặng dư 7

B. Mặt lượng của giá trị thặng dư 11

I. Tỷ suất giá trị thặng dư 11

II. Khối lượng giá trị thặng dư 12

III. Sự thay đổi trong đại lượng giá trị thặng dư 13

IV. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư 15

C. ý nghĩa thực tiễn rút ra của vấn đề nghiên cứu 18

Chương II. Thực trạng của việc nghiên cứu và vận dụng lý luận giá trị thặng dư

21 A. Quan điểm của Đảng về việc nghiên cứu và vận dụng lý luận giá

trị thặng dư

21 B. Thực trạng nghiên cứu và vận dụng lý luận giá trị thặng dư 21

I. Tình hình nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư 21

II. Thực trạng sản xuất giá trị thặng dư 22

Chương III. Một số giải pháp để vận dụng lý luận giá trị thặng dư nhằm phát triển nền kinh tế thì trường định hướng XHCN

25 Phần kết luận

Tài liệu tham khảo

1. Bộ “Tư bản” quyển 1 tập 2

2. Nghị quyết Đại hội Đảng VII, VIII, IX. 3. Giáo trình kinh tế chính trị học Mác- LêNin 4. Tạp chí kinh tế và phảt triển

5. Tạp chí cộng sản

6. Tạp chí phát triển kinh tế 7. Tạp chí nghiên cứu phát triển 8. Tạp chí lý luận chính trị 9. Thời báo kinh tế

Một phần của tài liệu Phạm trù quan hệ chất lượng (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w