SỰ CẦN THIẾT CỦA NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 30 - 35)

nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp rất thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.

> Môi trường làm việc trong Doanh nghiệp

* Môi trường văn hoá trong Doanh nghiệp

Mỗi Doanh nghiệp thường tạo dựng cho mình những sắc thái riêng. Điều này cũng sẽ tác động đến quyết định sử dụng đội ngũ lao động cũng như cách vận hành Doanh nghiệp. Văn hoá Doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành các mục tiêu chiến lược, các chính sách trong kinh doanh cũng như tạo thuận lợi cho việc thực hiện các chiến lược kinh doanh đã lựa chọn

* Môi trường thông tin:

Một Doanh nghiệp muốn vận hành thông suốt thì việc trao đổi thông tin trong từng bộ phận, phòng ban cần phải có sự kết nối nhịp nhàng. Đặc biệt với quy mô Doanh nghiệp càng lớn thì sự phối hợp giữa các bộ phận trong Doanh nghiệp lại càng cần khoa học hơn nữa. Qúa trình truyền thông tin này sẽ giúp các bộ phận hiểu rõ được quá trình công việc đang vận hành, tạo điều kiện để hỗ trợ nhau dễ dàng hơn trong công việc.

> Phương pháp tính toán của Doanh nghiệp

Hiệu quả Kinh tế được xác định bởi kết quả đầu ra và chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào, hai đại lượng này trên thực tế đều rất khó xác định được một cách chính xác, nó phụ thuộc vào hệ thống tính toán và phương pháp tính toán trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có một phương pháp, một cách tính toán khác nhau do đó mà tính hiệu quả Kinh tế của các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp tính toán trong doanh nghiệp đó.

1.4. SỰ CẦN THIẾT CỦA NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONGDOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP

21

Trong cơ chế thị trường ngày nay, sự cạnh tranh trong Kinh doanh ngày một khốc liệt. Để tồn tại và phát triển, Doanh nghiệp không có cách nào khác phải có hoạt động thật sự hiệu quả và đổi mới.

Nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và được nâng cao, trong hi đó các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm đi. Đây chính là quy luật khan hiếm .Quy luật khan hiếm bắt buộc mọi doanh nghiệp phải xác định mục tiêu chính xác: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Bởi thị trường chỉ chấp nhận sản phẩm đúng loại, đúng số lượng chất lượng yêu cầu. Điều này chứng minh được rằng để nâng cao hiệu quả Kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nền Kinh tế thị trường trước hết phải hiểu rõ cơ chế thị trường và hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.

Thị trường là nơi ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Thị trường cũng là nơi diễn ra quá trình trao đổi hàng hóa. Thị trường tồn tại một cách khách quan mà không phụ thuộc vào một ý kiến chủ quan nào.

Bên cạnh đó, thị trường còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết và lưu thông hàng hoá. Nhờ vào đó, thông qua hệ thống giá cả thị trường, các nhận biết có thể nhận biết được sự biến động giá trị hàng hóa cũng như có phương án phân phối nguồn lực hợp lý. Trên thị trường luôn tồn tại các qui luật vận động của hàng hoá, giá cả, tiền tệ... Như các qui luật giá trị, qui luật thặng dư, qui luật giá cả, qui luật cạnh tranh... Các qui luật này tạo thành hệ thống thống nhất và hệ thống này chính là cơ chế thị trường. Như vậy cơ chế thị trường được hình thành bởi sự tác động tổng hợp trong sản xuất và trong lưu thông hàng hoá trên thị trường.

Tóm lại, cơ chế thị trường ngày càng vận động phức tạp thì sự cạnh tranh giữ các doanh nghiệp càng gay gắt. Tuy nhiên chính áp lực này lại giúp cho các Doanh nghiệp càng có động lực, muốn tồn tại muốn phát triển thì phải phát huy sức mạnh về cả chiều sâu và chiều rộng. Các Doanh nghiệp cần phải định hướng cho mình phương thức hoạt động riêng, chiến lược kinh doanh phải cụ thể, đặc biệt các phương án kinh doanh đề ra cần phải hiệu quả và phù hợp.

thị trường hiện nay. Cụ thể:

Thứ nhất:

Để doanh nghiệp tồn tại, nâng cao hiệu quả kinh doanh là yếu tố cốt lõi và cơ bản. Để doanh nghiệp tồn tại được, doanh nghiệp phải được biết đến trên thị trường. Mà hiệu quả kinh doanh chính là yếu tố trực tiếp giúp doanh nghiệp được khẳng định. Với điều kiện nguồn vốn, các yếu tố kĩ thuật cũng như các tác động khách quan khác đều nằm trong khuôn khổ thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi Doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hay nói cách khác, hiệu quả kinh doanh chính là điều kiện quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp

Hoặc ở một khía cạnh khác, như đã đề cập ở mục phân loại hiệu quả Kinh doanh. Cụ thể là đối với hiệu quả Kinh tế xã hội. Một cách nhìn khác là sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo ra hàng hoá, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội, đồng thời tạo ra sự tích luỹ cho xã hội. Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đều phải vươn lên để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong qúa trình hoạt động Kinh doanh. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất trong nền Kinh tế. Và như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả Kinh doanh một cách liên tục trong mọi hâu của quá trình hoạt động Kinh doanh như là một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là yêu cầu mang tính chất giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng. Bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn luôn phải đi kèm với sự phát triển mở rộng của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích luỹ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng theo đúng qui luật phát triển. Như vậy để phát triển và mở rộng doanh nghiệp mục tiêu lúc này không còn là đủ bù đắp chi phí bỏ ra để phát triển quá trình tái sản xuất giản đơn mà phải đảm bảo có tích luỹ đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng, phù hợp với qui luật khách quan và một lần nữa nâng cao hiệu quả Kinh doanh được nhấn mạnh.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả Kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong Kinh doanh. Chính việc thúc đẩycạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong Kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị

23

trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Trong khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc này không còn là cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh cả về chất lượng, giá cả và các yếu tố khác. Trong khi mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm các doanh nghiệp mạnh lên nhưng ngược lại cũng có thể là các doanh nghiệp không tồn tại được trên thị trường. Để đạt được mục tiêu là tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường. Do đó doanh nghiệp phải có hàng hoá dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Mặt khác hiệu quả Kinh doanh là đồng nghĩa với việc giảm giá thành tăng khối lượng hàng hoá bán, chất lượng không ngừng được cải thiện nâng cao...

Thứ ba, mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất Kinh doanh để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Doanh nghiệp càng tiết kiệm sử dụng các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả Kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả Kinh doanh càng cao càng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất.Vì vậy, nâng cao hiệu quả Kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Chính sự nâng cao hiệu quả Kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 giúp chúng ta hiểu được tổng quan chung của hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp. Trong đó sẽ đề cập đến các khái niệm cơ sở, bản chất, phân loại hiệu quả kinh doanh,vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Nội dung lý thuyết đã đưa ra những chỉ tiêu đánh giá bao gồm cả định tính và định lượng để có thể có phương pháp tối ưu nhất khi phân tích hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.

Chương 1 có thể coi là tiền đề và cơ sở quan trọng để từ đó có thể đi sâu vào phân tích cụ thể thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex và từ đó đưa ra được các giải pháp cụ thể, thực tế để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex

Thời gian Nội dung

25

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w