KINH NGHIỆM KẾ TOÁN THU NHẬP CHI PHÍ CỦA MỘT SỐ NƯỚC

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU NHẬP CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 32 - 104)

NƯỚC

TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Kế toán thu nhập chi phí nói chung và kế toán thu nhập chi phi ở ngân hàng nói riêng ở nước ta đã hình thành và phát triển mạnh tuy nhiên so với nhiều nước phát triển trên thế giới vẫn còn nhiều yếu kém. Có thể kể đến như kế toán thu nhập chi phí tại các ngân hàng của Mỹ và các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu.

về công tác kế toán thu nhập chi phí nói chung, hệ thống kế toán Mỹ qui định về thu nhập, chi phí về cơ bản là phù hợp với thông lệ quốc tế, việc ghi nhận thu nhập, chi phí trong chuẩn mực kế toán Mỹ đều qui định các chuẩn mực giống chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong chuẩn mực kế toán Mỹ còn cụ thể hóa việc ghi nhận thu nhập, chi phí gắn với những ngành đặc thù như: công nghệ thông tin, dịch

chiến lược riêng biệt để phục vụ các khách hàng. Các chiến lược này có đặc điểm là nhằm vào việc chuyển hướng từ việc tập trung phát triển các sản phẩm đơn lẻ sang việc cung cấp các nhóm dịch vụ chuyên cho các khách hàng. Giúp tập trung được chi phí vào những mảng khách hàng tạo ra lợi nhuận lớn, giảm thiểu chi phí không cần thiết. Các ngân hàng cung cấp và phát triển các dịch vụ ngân hàng phục vụ các khách hàng, đồng thời luôn tính đến rủi ro và các khoản chi phí liên quan tới việc cung cấp các dịch vụ này

Bên cạnh đó, công tác kế toán thu nhập chi phí còn được tập hợp để các ngân hàng có thể khai khác thông tin về các khách hàng và tăng cường quản trị rủi ro trên thực tế đã nảy sinh nhu cầu có hai hệ thống hạ tầng bao gồm:

- Các ngân hàng cần phải có bộ máy và cơ chế hiệu quả để có thể xử lý và

phân tích

số lượng lớn các thông tin dữ liệu về kế toán nói chung và kế toán thu nhập

chi phí

nói riêng để hỗ trợ quá trình ra quyết định

- Cần thiết phải có một hệ thống hạ tầng phù hợp cho toàn bộ thị trường tài

chính để

có thể đưa ra các thông tin tài chính tin cậy và đúng lúc

Các thông tin trong hệ thống kế toán dễ sử dụng, linh hoạt, biểu mẫu chuẩn chung và nhất quán theo các phương thức kế toán đang được áp dụng rộng rãi. Một hệ thống như trên chắc chắn sẽ giúp giảm sự mất cân xứng về thông tin và cung cấp các thông tin quản lý hữu ích cho người chủ doanh nghiệp.

Hiện nay các phương pháp mới do các tổ chức tài chính áp dụng để đánh giá và xếp hạng tín dụng đã vô hình chung bao hàm việc tồn tại các thông tin tài chính tin cậy. Điều kiện tiên quyết để vận hành các phương pháp trên nhằm giảm các chi phí giao dịch và rủi ro chính là các thông tin kế toán đáng tin cậy.

nhiều điểm tương đồng với Việt nam) có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

- Việc đưa ra các dịch vụ kế toán được tiêu chuẩn hoá với các quy trình rõ ràng,

đơn giản sẽ là mục tiêu cấp thiết đối với các ngân hàng trong việc cạnh tranh lẫn

nhau để phục vụ các khách hàng.

- Kế toán nói chung và kế toán thu nhập chi phí nói riêng không đơn thuần chỉ là

việc tập hợp chi phí, xác định kết quả kinh doanh thông thường, mà còn giúp cho

việc quản trị rủi ro xét từ phía ngân hàng trong thời gian tới.

- về phía các cơ quan quản lý Nhà nước, bên cạnh việc xây dựng một hệ thống quy định pháp lý chung tuân thủ theo các cam kết quốc tế của Việt Nam thì việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kế toán và báo cáo tài chính phù hợp với đặc thù của ngân hàng thương mại sẽ góp phần quan trọng giúp các ngân hàng này nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng tiếp cận các nguồn tài chính và phát triển.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản của công tác kế toán thu nhập chi phí, những đặc trưng của ngân hàng thương mại nói chung

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU NHẬP-CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH PHÚ THỌ

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM-CHI NHÁNH PHÚ THỌ

BIDV là một trong bốn ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngay từ khi được thành lập, với vai trò là ngân hàng chuyên ngành phục vụ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, ngân hàng đã sử dụng các nghiệp vụ ngân hàng: cho vay vốn lưu động thi công xây lắp, sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng, thanh toán (chuyển khoản và tiền mặt) trong xây dựng cơ bản để chuyển toàn bộ vốn ngân sách Nhà nước dành cho xây dựng cơ bản, hình thành nên cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chiến lược trong từng thời kỳ cách mạng của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay khi bối cảnh môi trường quốc tế và đất nước còn nhiều khó khăn thách thức. BIDV đã bám sát chủ chương của Đảng, Nhà nước, linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường, chủ động, sáng tạo, tích cực phát triển để đảm bảo phát triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.

BIDV có hơn 180 chi nhánh, 798 phòng giao dịch, và các công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài (2 ngân hàng và 1 công ty), góp vốn với 5 tổ chức tín dụng nhằm thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổng công ty. Với tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng và các công ty con lên đến 23.687 người. Hiện nay, BIDV không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới và hiện là một trong ba ngân hàng thương mại có mạng lưới rộng nhất Việt Nam

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán BIDV

Bộ máy kế toán của BIDV đối với hội sở chính và các chi nhánh bao gồm 2 bộ phận:

+Kế toán nội bộ: Trực tiếp hạch toán kế toán không chỉ đơn thuần là hạch toán các bút toán nợ/có tại phân hệ GL-SIBS hoặc hạch toán tại ERP mà để hạch toán được, phòng TCKT phải am hiểu bản chất, quy trình nghiệp vụ, thủ tục, hồ sơ chứng từ liên quan đến nghiệp vụ đó để kiểm soát được bộ hồ sơ, chứng từ đề nghị thanh toán của các bộ phận nghiệp vụ có phù hợp, đầy đủ theo quy định hay không. Trên cơ sở bộ chứng từ đầy đủ, thực hiện hạch toán vào tài khoản phù hợp với nghiệp vụ, theo đúng số tiền, loại tiền tệ và chương trình quản lý.

+Kế toán giao dịch khách hàng: là bộ phận giao dịch viên giao dịch trực tiếp với khách hàng. Hạch toán những giao dịch trực tiếp của khách hàng vào tài khoản thích hợp.

- Kỳ kế toán: ngân hàng áp dụng là kỳ kế toán năm.

- Hình thức kế toán: BIDV sử dụng hiện nay là hình thức kế toán trên máy vi tính.

Ke toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính.

- Nguyên tắc thực hiện:

Việc thực hiện kế toán máy được thực hiện theo một quy trình kiểm soát chặt chẽ do Tổng giám đốc ban hành, những người có thẩm quyền truy cập và sử dụng phải được xác thực và phân quyền theo qui định để truy cập phần mềm kế toán và thực hiện các chức năng của mình, đồng thời chỉ được thực hiện những công việc được phân quyền, nghiêm cấm việc truy cập và sử dụng phần mềm kế toán trái phép.

- Trình tự ghi sổ kế toán:

Hàng ngày, căn cứ dữ liệu do cán bộ ghi sổ kế toán nhập vào chương trình phần mềm kế toán, hoặc các dữ liệu từ các giao dịch của khách hàng thực hiện trên các thiết bị điện tử (ATM, IBMB, POS...) có kết nối với chương trình phần mềm kế toán của BIDV, chương trình phần mềm kế toán sẽ tự động xử lý, cập nhật số liệu vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết và các sổ kế toán tổng hợp. Từ đó tổng hợp nên các báo cáo tài chính cho ngân hàng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống kế toán:

Từ ngày 05/12/2015 BIDV đã triển khai dự án mua sắm triển khai và ứng dụng giải pháp tài chính ERP- được biết đến là phần mềm hoạch định khai thác nguồn tài nguyên doanh nghiệp. Đây là một phần mềm khổng lồ, nó có khả năng quản lý xuyên suốt từ tài chính, nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý kho, ấn chỉ và rất rất nhiều những thứ khác.

Các cấu phần của hệ thống ERP mà BIDV tập trung triển khai trước là các phân hệ tài chính, côt lõi của hệ thống ERP bao gồm:

+Phân hệ sổ cái (GL):

Chức năng chính thiết lập hệ thống sổ kế toán, kế toán đồ, lịch kế toán, loại tiền, tỷ giá chung cho toàn hệ thống.

• Tập trung số liệu toàn hệ thống: Core banking, các hệ thống ngoài Core, phân hệ tác nghiệp (Tài sản, CCLĐ, Công nợ).

• Tự động thực hiện các bút toán đóng ngày, đóng tháng, đóng năm.

• Cho phép TSC thực hiện các bút toán điều chỉnh cuối kỳ.

• Phục vụ lên các báo cáo: Cân đối TKKT, Sổ phụ TK, BCTC, BC quản trị...

• Là dữ liệu đầu vào cho các hệ thống quản trị khác (Hệ thống MIS). Một số báo cáo cơ bản

• Báo cáo kế toán và báo cáo tài chính

• Sổ chi tiết TK, liệt kê giao dịch

• Báo cáo một số chỉ tiêu tài chính cơ bản phục vụ công tác quản trị, điều hành

• Báo cáo hỗ trợ kiểm soát giao dịch (TK có số du sai tính chất, sai loại tiền, sai nguồn.)

• Báo cáo kiểm soát giao dịch nội bộ chi tiết +Phân hệ quản lý TSCĐ (FA);

+Phân hệ quản lý CCLĐ (LT);

Chức năng chính của phân hệ quản lý TSCĐ và CCLĐ

• Lập kế hoạch mua sắm, thanh lý, xây dựng cơ bản

• Nhập mới TSCĐ/CCLĐ

• Điều chỉnh TSCĐ/CCLĐ

• Điều chuyển TSCĐ/CCLĐ

• Thanh lý TSCĐ/CCLĐ

• Khấu hao TSCĐ/CCLĐ

• Theo dõi, quản lý tài sản thuê hoạt động

• Theo dõi, quản lý tài sản gán xiết nợ Một số báo cáo cơ bản:

• Thẻ tài sản/CCLD

• Báo cáo sao kê chi tiết TSCĐ/CCLĐ

• Báo cáo kiểm soát tài sản/CCLĐ chờ quyết toán

• Báo cáo đối chiếu số du giữa phân hệ FA và phân hệ GL của các bộ sổ +Phân hệ quản lý công nợ phải thu phải trả (AP/AR)

Chức năng chính của phân hệ công nợ:

• Nhập mới NCC (Supplier)

• Nhập bộ tài khoản phân bổ theo tỉ lệ ( Distribution Set)

• Nhập mới hợp đồng

• Nhập giao dịch công nợ

• Nhập giao dịch thanh toán

• Nhập giao dịch bù trừ công nợ Một số báo cáo cơ bản:

• Báo cáo liệt kê giao dịch công nợ

• Báo cáo sao kê số dư công nợ

• Báo cáo đối chiếu số dư công nợ và GL

• Báo cáo liệt kê các hợp đồng với nhà cung cấp +FAH - cấu phần tích hợp kế toán tài chính

Chức năng chính của cấu phần tích hợp FAH:

• Nhận dữ liệu hạch toán/ dữ liệu thô từ các hệ thống nguồn

• Validate dữ liệu hợp lệ

• Xử lý bút toán đầu ra theo quy tắc thiết lập

• Sinh bút toán hạch toán

• Chuyển bút toán hạch toán sang phân hệ Sổ cái Một số báo cáo cơ bản:

• Báo cáo đối chiếu nhận số liệu nguồn

• Báo cáo xử lý FAH và hạch toán GL

• Báo cáo đối chiếu số dư các tài khoản quản lý bởi CoreBanking

• Báo cáo đối chiếu số dư các tài khoản hạch toán từ các hệ thống nguồn ngoài CoreBanking

• Các báo cáo hạch toán theo Nguồn

Mô hình tích hợp của ERP với corebanking và các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin khác, hệ thống ERP khi đi vào vận hành sẽ đáp ứng:

• Vận hành Sổ cái tập trung trên ERP

• Tích hợp ERP trực tiếp với các hệ thống thông tin của BIDV để phục vụ nhu cầu hạch toán Kế toán - Tài chính; giảm tải cho Hệ thống SIBS

• Cung cấp dữ liệu đầu vào cho Hệ thống MIS, MPA

• Thay thế cho Hệ thống quản lý nội bộ - FPT Success

Với các phân hệ trên, ERP trao công cụ khai thác các số liệu tài chính cho chi nhánh, từ khi hệ thống ERP đi vào hoạt động không thể phủ nhận ý nghĩa quan trọng của nó trong mảng kế toán quản trị. Nếu nhu truớc đây, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng kế toán tài chính của từng chi nhánh phải tự lập các số liệu tài chính từ cân đối tài khoản kế toán nhu Số du huy động vốn, Du nợ cho vay, Tổng tài sản, chênh lệch thu - chi,.... Thì sau khi triển khai ERP, việc in hay xem các Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay Báo cáo một số chỉ tiêu tài chính cơ bản có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu với dữ liệu ngay tại thời điểm đó chỉ bằng vài cái Click chuột. Với tính năng này, ERP là công cụ đắc lực cho Giám đốc, các bộ phận nghiệp vụ theo dõi sát sao từng mảng hoạt động chi nhánh để có những quyết định kinh doanh phù hợp. Đồng thời, góp phần giảm tải công tác tổng hợp số liệu báo cáo tài chính đặc biệt là những thời điểm chốt sổ cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Với tính năng này của ERP, ban quản lý dự án ERP hy vọng sẽ chia sẻ bớt gánh nặng công việc lập, tổng hợp số liệu về tài sản, nguồn vốn, kêt quả kinh doanh của chi nhánh kể từ mùa quyết toán 2015.

2.1.1. Cơ cấu, tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và

phát triển

Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

BIDV Phú Thọ đuợc thành lập ngày 27/5/1957, có Trụ sở Chi nhánh tại địa chỉ 1167, đuờng Hùng Vuơng, phuờng Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Ban Giám đốc Chi nhánh có 4 nguời gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc. Cơ cấu tổ chức của BIDV Phú Thọ đuợc chia làm 5 khối gồm 8 phòng. Mạng luới hoạt động của BIDV Phú Thọ hiện nay bao gồm 07 Phòng Giao dịch nằm ở trung tâm của thành phố Việt Trì và các huyện lỵ. Bên cạnh kênh phân phối truyền thống,

BIDV Phú Thọ còn phân phối sản phẩm thông qua hệ thống 10 điểm ATM, 18 đơn vị chấp nhận thẻ và thông qua các kênh hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking.

Đến thời điểm 31/12/2016, tổng số lao động tại BIDV Phú Thọ là 154 cán bộ, nhân viên, trong đó số lượng cán bộ tham gia vào quá trình cho vay đối với khách hàng là 68 người (cán bộ quản lý khách hàng 55 cán bộ; cán bộ quản lý rủi ro 04 cán bộ; cán bộ quản trị tín dụng 9 cán bộ).

Chi nhánh rất quan tâm tới đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay từ khâu bán hàng, đề xuất đến các khâu thẩm định, phê duyệt, quản trị sau cho vay, từ việc tập trung bố trí số lượng lớn cán bộ, có trình độ, có kinh nghiệm để làm tốt công tác bán hàng nói chung và công tác cho vay nói riêng.

Sơ đồ bộ máy BIDV Phú Thọ:

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức BIDV Phú Thọ

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:

dịch với khách hàng Doanh nghiệp; kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch, chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tự kiểm tra tính

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU NHẬP CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 32 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w