2.1. Vài nét về Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Công Thương Việt NamChi nhánh Thanh Xuân Chi nhánh Thanh Xuân
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân (gọi tắt là NHCT Thanh Xuân) được thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Thượng Đình thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa theo quyết định số 17/HĐQT-QĐ ngày 22/04/1997 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT Việt Nam).
Ngày 20/02/1999, theo quyết định số 13/QĐ-HĐQT/NHCT Chi nhánh NHCT Thanh Xuân chính thức trở thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT Việt Nam. Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đi vào hoạt động đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội nói chung, và quận Thanh Xuân nói riêng trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Khi mới thành lập chi nhánh có 4 phòng ban và 50 cán bộ nhân viên, đến nay qua hơn 13 năm xây dựng và phát triển, bộ máy tổ chức của Chi nhánh bao gồm 9 phòng ban, 17 phòng giao dịch và khoảng 250 lao động với trên 90% cán bộ có trình độ Đại học trở lên.
Xuất phát điểm là Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa, đến nay NHCT Thanh Xuân đã trưởng thành và từng bước khẳng định vị thế của mình, thường xuyên là một trong các Chi nhánh lớn mạnh nhất của hệ thống Ngân hàng Công thương. Có được sự thành công trên là nỗ lực không mệt mỏi của Ban lãnh đạo cùng toàn bộ cán bộ nhân viên của chi nhánh dưới sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam vượt qua những thời điểm khó khăn để đạt được những thành công hôm nay.
Thưc hiện kế hoạch phát triển của NHCT Việt Nam, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân vẫn đang tiếp tục nỗ lực, phấn đấu mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tăng cường công tác huy động vốn và đầu tư cho vay theo hướng đa dạng hoá thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp nhằm phân tán rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển hiệu quả theo đúng kế hoạch đề ra.
Chi nhánh NHCT Thanh Xuân là một chi nhánh trẻ so với các Ngân hàng Công thương khác trên địa bàn Hà Nội, với 13 năm hoạt động, trên 75% cán bộ, nhân viên của Chi nhánh có tuổi đời dưới 35, đặc điểm này có ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách phục vụ, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, và là một lợi thế so với các Chi nhánh được thành lập trước trên cùng địa bàn. Với đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động, khả năng tiếp cận, thích nghi với những điều kiện mới nhanh chóng là một trong những thế mạnh của Chi nhánh trong công tác tiếp thị, tạo dựng hình ảnh trong mắt khách hàng.
Địa bàn hoạt động chính của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân là quận Thanh Xuân, nơi có mật độ dân cư tương đối đông đúc và địa bàn rộng. Bên cạnh những thuận lợi như số lượng lao động, quy mô nguồn vốn, tài sản lớn, Chi nhánh cũng gặp một số khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác trên cùng địa bàn như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Ngân hàng ngoại thương, các NHTM cổ phần khác về công nghệ, lãi suất, sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm.
Ý thức được sự cạnh tranh đó, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân luôn nỗ lực phấn đấu trở thành NHTM hàng đầu phục vụ tốt nhất nhu cầu của các doanh nghiệp cũng như đông đảo tầng lớp dân cư, đồng thời là một trong những ngân hàng lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống NHCT Việt Nam
2.1.2. Mô hình tổ chức
Đến thời điểm hiện tại, NHCT Thanh Xuân có mạng lưới giao dịch gồm: - Trụ sở chính tại khu Nội Chính, Phường Nhân Chính, quận Thanh
Xuân, Hà Nội.
- 17 phòng giao dịch nằm rải rác trên địa bàn quận Thanh Xuân
2.1.3. Tình hình hoạt động cho vay giai đoạn 2008-2010
Cho vay là hoạt động kinh tế hàng đầu của các NHTM, là hoạt động sinh lời lớn nhất thông qua thu lãi cho vay. “Cho vay” cũng là khoản mục tài sản lớn nhất trong tổng tài sản của các NHTM. Với ý nghĩa đó hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân được xem xét trên các khía cạnh sau:
■ Hệ thống văn bản quy trình cho vay
Hiện nay theo tiêu chuẩn ISO, NHCT Việt Nam đã ban hành các văn bản liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay được áp dụng trong toàn hệ thống công thương, trong đó qui định rõ trình tự các bước thực hiện, xác định trách nhiệm của các cá nhân, phòng, ban, bộ phận liên quan trong việc thực hiện cho vay, bao gồm:
- Quy trình cho vay theo dự án đầu tư (QT.05.01) theo quyết định 2207/QĐ-NHCT5 ngày 18/12/2006 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam.
- Qui trình cho vay vốn lưu động (QT.06.01) theo quyết định 2189/QĐ- NHCT6 ngày 12/12/2006 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam.
- Qui trình cho vay tiêu dùng (QT.19.01) theo quyết định 1615/QĐ- NHCT19 ngày 7/9/2007 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam.
- Quy trình cấp TD đồng tài trợ (QT.05.02) theo quết định 2076/QĐ- NHCT5 ngày 27/11/2006 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam.
TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Giá trị Thay đổi (%) Giá trị Thay đổi (%) Giá trị Thay đổi (%)
- Quy trình cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ trong Hệ thống NHTMCP CTVN (QT.05.06) theo quyết định 3053/QĐ- NHCT5 ngày 6/12/2010 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam.
- Quy trình xác định, quản lý giới hạn tín dụng và mức phán quyết tín dụng theo quyết định 793/QĐ-NHCT35 ngày 2/4/2010 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam.
- Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo quyết định 341/QĐ-NHCT35 ngày 13/0302008 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam.
- Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo quyết đinh 2960/QĐ-NHCT35 ngày 30/12/2008 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam. - Quy trình nhận cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng hoặc bên thứ
ba theo quyết định 867/QĐ-NHCT6 ngày 31/03/2009.
- Quy trình nhận bảo đảm bằng hàng hoá theo quyết định 1850/QĐ- NHCT35 ngày 1/9/2010 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam.
■ Công tác tổ chức cho vay
Tại NHCT Thanh Xuân hiện có 4 phòng nghiệp vụ là 2 phòng khách hàng, 1 phòng khách hàng cá nhân, 1 phòng quản lý rủi ro & nợ có vấn đề và 6 phòng giao dịch loại 1 thực hiện công tác cho vay.
Về Ban lãnh đạo tham gia trong quá trình xét duyệt cho vay, NHCT Thanh Xuân thực hiện phân công mỗi một lãnh đạo (bao gồm giám đốc và phó giám đốc) chịu trách nhiệm phụ trách một hoặc một vài phòng. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng qui định rõ những khoản vay nào do Giám đốc trực tiếp giải quyết cho vay hoặc uỷ quyền cho Phó giám đốc phụ trách giải quyết.
Mức phán quyết tín dụng tại chi nhánh Thanh Xuân đang thực hiện theo quy định số 1847/CV- NHCT19 của Tổng giám đốc cụ thể:
- Đối với 1 tổ chức kinh tế:
+ Giới hạn tín dụng: 110 tỷ đồng
+ Cho vay một dự án đầu tư: 50 tỷ đồng - Đối với cá nhân, hộ gia đình:
+ Giới hạn cho vay tín dụng: 20 tỷ đồng
■ Kết quả hoạt động cho vay
Nguồn vốn huy động được của NHCT Thanh Xuân ngoài sử dụng để đảm bảo thanh toán (khoảng 4,5%), điều chuyển vốn về NHCT Việt Nam (khoảng 40%), đầu tư vào TSCĐ, phần còn lại được sử dụng để tài trợ hoạt động cho vay nền kinh tế. Trong những năm qua NHCT Thanh Xuân đã đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng, cụ thể:
- Doanh số cho vay
Hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã và đang mở rộng không ngừng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhiều đối tượng khách hàng từ doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, khách hàng cá nhân...
Bảng 2.1: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời gian Chi nhánh NHCT Thanh Xuân giai đoạn 2008 - 2010
Tổng doanh số cho vay 5,266 4,5 5,609 6,5 8,692 54,9 1 Doanh số cho vay ngắn hạn 4,056 5,8 4,209 3,7 7,088 68,4 2 Doanh số cho vay trung dài hạn
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số món trịGiá Số món Giá trị Số món Giá trị
“ Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 - 2010 Chi nhánh NHCT Thanh Xuân ”
Qua bảng 2.1, cho thấy doanh số cho vay không ngừng tăng trưởng qua các năm, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhanh hơn doanh số cho vay trung dài hạn. Từ năm 2008 trở lại đây, lạm phát tăng cao, nguồn vốn huy động gặp nhiều khó khăn, khái niệm đường cong lãi suất gần như biến mất khi mà lãi suất huy động gần như bằng nhau ở hầu hết các kỳ hạn, chưa kể lãi suất huy động kỳ hạn dài hạn thấp hơn kỳ hạn ngắn hạn. Theo đó nguồn vốn huy động của NHCT Thanh Xuân chủ yếu tăng trưởng ở kỳ hạn ngắn hạn dưới 1 năm, do vậy để giảm thiểu rủi ro, theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam, NHCT Thanh Xuân đã thực hiện hạn chế cho vay trung và dài hạn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tăng trưởng cho vay ngắn hạn trong năm 2010 lên tới 68,4% trong khi tăng trưởng cho vay trung và dài hạn chỉ ở mức 14,6%
- Dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay của NHCT Thanh Xuân liên tục tăng trong giai đoạn 2008- 2010. Nếu như tỷ lệ tăng trưởng dư nợ năm 2009 so với năm 2008 đạt 118% thì đặc biệt trong năm 2010 tỷ lệ này có sự tăng trưởng mạnh, tăng 165% so với năm 2009. Để có thành quả đó là do Chi nhánh đã tích cực tìm kiếm và lựa chọn khách hàng thực sự có hiệu quả, bám sát thị trường, mở
rộng quan hệ đối với những khách hàng có tiềm năng phát triển, tình hình tài chính ổn định, có chiến lược kinh doanh tốt, tập trung khai thác tiếp cận các dự án có tính khả thi cao, hiệu quả tốt để đầu tư như cho vay đồng tài trợ dự án Bitexco (600 tỷ), cho vay doanh nghiệp Lạc Hồng (100 tỷ),...
Hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Thanh Xuân được thể hiện rõ hơn thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay giai đoạn 2008 - 2010
Tổng dư nợ 15,188 1,284 17,282 1,520 18,770 3 2,52 Chia theo thời gian
Ngắn hạn 15,00 3 5 38 17,035 3 48 5 17,97 3 1,03 Trung dài hạn 18 5^ 89 9^ 247 1,03 5 79 5 1,49 0 Chia theo TSBĐ Cho vay có TSBĐ 13,12 1 4 97 14,828 4 1,34 4 17,36 7 2,00 Cho vay không có TSBĐ 2,06
7 0 31 2,454 176 1,406 516 Tỷ trọng có TSBĐ /Tổng dư nợ (%) 76 88 79 Chia theo thành phần kinh tế DNNN 59 6" 1,148 683 952 413 1,46 1
DNNQD 265 108 387 471 968 804 Hộ sản xuất, cá nhân 14,327 27 16,212 97 17,383 25
7
Chia theo chất lượng khoản vay
Nợ nhóm 1 15,172 1,283 17,258 1518 18,761 2,522
Nợ nhóm 2 12^ 0^ 18 T T 0^^
Nợ xấu 4 ẼT 6 7 4 L4^
T
T Diễn giải Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
ɪ Số dự án cho vay 24 32 45
-2- Doanh số cho vay 367 423 785
“3 “
Dư nợ vay trung dài hạn 899 1,035 1,490
“Nguồn: Chi nhánh NHCT Thanh Xuân, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh giai đoạn 2008 - 2010”
Qua bảng 2.2 cho thấy Chi nhánh đã từng bước cơ cấu hoàn thiện hoạt động cho vay của mình đảm bảo an toàn và hiệu quả. Cơ cấu cho vay theo thời gian đã có sự thay đổi. Trong hai năm 2008, 2009 tỷ lệ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao khoảng 70% tổng dư nợ. Tuy nhiên, các khoản vay ngắn hạn, chu kỳ sản xuất ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh vẫn là giải pháp ưu tiên, an toàn và hiệu quả mà các ngân hàng hướng tới. Do vậy, trong năm 2010 chi nhánh đã đưa tỷ trọng cho vay trung và dài hạn xuống còn 59%.
Vốn tín dụng đã tập trung đầu tư cho các thành phần kinh tế sản xuất có hiệu quả, có sự mở rộng đầu tư tín dụng vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khách hàng cá nhân, đồng thời từng bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Nếu như tỷ lệ đầu tư cho vay doanh nghiệp nhà nước năm 2008 là 89%, sang năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 63%, thì đến năm 2010 tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giảm xuống chỉ còn 58%.
Về chất lượng tín dụng trong năm 2010, công tác khắc phục, thu hồi nợ xấu của chi nhánh luôn được đặt lên hàng đầu, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2010. Một số khách hàng có nợ xấu tại Chi nhánh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và xây dựng các công trình giao thông
đã dần từng bước được xử lý. Tỷ lệ nợ xấu năm 2010 là 0,05% giảm 0,08% so với năm 2009.
Tăng cường biện pháp bổ sung tài sản bảo đảm nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với ngân hàng, tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh trong những năm qua luôn chiếm tỷ trọng lớn. Công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng đã được coi trọng, đi sâu kiểm tra từng công trình, dự án vay vốn, giám sát giải ngân theo tiến độ thi công từng công trình, từng hạng mục đảm bảo doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Về hoạt động cho vay theo DAĐT, trong những năm qua tại Chi nhánh cũng có sự tăng trưởng vững chắc và ổn định, nêu cao trách nhiệm trong việc xem xét, đầu tư cho các dự án thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, trang cấp thiết bị, tăng năng lực sản xuất, cạnh tranh cho các doanh nghiệp , góp phần chuyển dịch cơ cấu cho vay, phát huy hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
Kết quả hoạt động cho vay theo dự án đầu tư thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3:Tình hình hoạt động cho vay theo dự án của NHCT Thanh Xuân giai đoạn 2008 - 2010
Nguồn: Báo cáo tài chính NHCT Thanh Xuân giai đoạn 2008 - 2010
Số dự án cho vay tại Chi nhánh tăng dần hàng năm, theo đó doanh số cho vay cũng như dư nợ cho vay cũng không ngừng tăng. Tính đến nay, các dự án mà Chi nhánh đồng ý cho vay đã và đang đi vào hoạt động theo đúng
dự tính của Chi nhánh trong quá trình thẩm định. Tại thời điểm xem xét, không phát sinh tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay theo DAĐT. Hầu hết các dự án trả nợ đúng kế hoạch dự kiến. Có thể nói đây là một kết quả rất đáng ghi nhận của Chi nhánh trong công tác thẩm định cho vay theo dự án đầu tư những năm gần đây.
Phương hướng hoạt động của Chi nhánh trong thời gian tới nhằm phát triển toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, từ công tác huy động nguồn vốn, tăng trưởng dư nợ bền vững, hiệu quả, phát triển các dịch vụ ngân hàng, đảm bảo đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, đóng góp vào thắng lợi chung của toàn hệ thống.
2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho
vay tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Thanh Xuân.
2.2.1. Công tác tổ chức thẩm định dự án
Bộ phận chịu trách nhiệm thẩm định dự án
Việc tổ chức thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại NHCT Thanh Xuân do cán bộ tín dụng (CBTD) của các phòng khách hàng, phòng giao dịch trực tiếp đảm nhận. Cán bộ tín dụng vừa là người tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, đồng thời là người thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng. Hiện NHCT Thanh Xuân không có bộ phận chuyên