Nhận dạng dụng cụ

Một phần của tài liệu HƯỚNG dẫn THIẾT kế hệ THỐNG cơ KHÍ tập i (hệ thống thay dao tự động dùng cho máy CNC) (Trang 25 - 29)

b. Ưu nhược điểm của thay dao tự động so với thao tác bằng tay

3.3.2. Nhận dạng dụng cụ

- Nhận dạng dụng cụ một cách tin cậy.

- Cung cấp các dữ liệu ứng với từng dụng cụ một cách chính xác và không nhầm lẫn giữa

các

dụng cụ.

- Tùy theo khả năng của một hệ dụng cụ mà cần phải cung cấp các dữ liệu sau: + Kiểu dụng cụ + Số hiệu dụng cụ + Dụng cụ dự bị để thay thế + Vị trí dụng cụ trong ổ tích dao + Trọng lượng dụng cụ

+ Tuổi bền của dụng cụ/tuổi bền còn lại

+ Giới hạn vỡ dao + Bán kính dao + Bán kính lưỡi cắt + Chiều dài dụng cụ + Chiều dài va đập + Mã hiệu dụng cụ đặc biệt + Giá trị hiệu chỉnh dụng cụ

- Hệ thống nhận dạng điện tử tốt nhất hiện nay là một con chip nhớ dữ liệu điện tử được gắn cứng trên dụng cụ: dữ liệu được đọc nhờ đầu đọc phù hợp. Quá trình trao đổi dữ liệu, giữa chip giữ liệu và hệ điện tử trước đây thực hiện thông qua các tiếp điểm. Nếu các tiếp điểm mòn hoặc bẩn sẽ gây ra sai số đọc dữ liệu.

- Ngày nay, các thiết bị cảm ứng và không tiếp xúc được sử dụng về cơ bản đã nâng cao độ an toàn khi đọc dữ liệu.

+ Hai nguyên lý nhận dạng dữ liệu:

+ Hệ thống đọc

+ Hệ thống đọc – ghi

- Hệ thống đọc

+ Sử dụng vật mang tin với mã hiệu nhận dạng có 4 vịt rí (ký tự ) ví dụ liên tục từ

0001

tới 9999.

+ Các đầu đọc gắn ở khoang dụng cụ, ở máy điều chỉnh dụng cụ và ở máy gia công tương ứng với 3 bộ dụng cụ.

+ Các đầu đọc này hoạt động trong máy quan hệ với máy tính trung tâm dùng cho dụng cụ. Máy tính này có chức năng lưu giữ và quản trị mọi dữ liệu dụng cụ.

+ Vật mang mã hiệu chỉ cung cấp mã hiệu nhận dạng cho máy tính. Máy tính này sẽ sắp

xếp các dữ liệu cho trước theo dụng cụ tương ứng với các mã hiệu nhận dạng nhất định.

+ Hệ CNC của máy gia công sẽ tự động nhân dữ liệu nếu mã hiệu nhận dạng được nhận biết nhờ đầu đọc khi dụng cụ được đưa vào ổ tích dao.

- Hệ thống đọc- ghi

+ Sử dụng vật mang tin có dung lượng nhớ lớn hơn và có thể lưu trữ tới 256 byte

dữ liệ

dụng cụ.

+ Dụng cụ luôn mang mọi dữ liệu và vì vậy không cần phải có quan hệ với máy tính dùng cho dụng cụ khi dụng cụ được đưa vào máy gia công.

+ Các dữ liệu có thể truy cập, bổ xung và thay đổi ở mọi thời điểm nhờ đầu đọc

ghi.

- Cấu tạo của hệ thống nhận dạng dụng cụ điện tử

+ Các vật mang mã hiệu còn được gọi là chip điện tử với mã háo cố định hoặc thay

đổi.

+ Các đầu đọc hoặc đầu đọc – ghi có kèm các bộ khuếch đại.

+ Trạm đọc – hoạt động kết hợp với các đầu đọc và truyền tiếp mã hiệu nhận dạng với một máy tính hoặc 1 hệ CNC.

+ Hệ đánh giá dùng cho hệ đọc ghi.

+ Máy tính dùng cho dụng cụ để lưu trữ và quản trị các dữ liệu dụng cụ.

+ Hệ phần mềm chuyên dùng để nhớ dữ liệu, quản trị dữ liệu, trao đổi dữ liệu và hiển thị với chế độ phù hợp và rõ ràng trên máy tính.

- Ưu điểm của hệ thống

+ Lưu thông dữ liệu tự động giữa máy điều chỉnh dụng cụ máy tính hệ thống máy CNC và người sử dụng.

+ Không cần sử dụng phiều dụng cụ trong sản xuất

+ Thống kê dụng cụ tốt hơn và tự động hóa

Một phần của tài liệu HƯỚNG dẫn THIẾT kế hệ THỐNG cơ KHÍ tập i (hệ thống thay dao tự động dùng cho máy CNC) (Trang 25 - 29)