Dự kiến phương thức bảovệ máy biến áp

Một phần của tài liệu ĐỒ án rơ LE dự KIẾN PHƯƠNG THỨC bảo vệ RƠLE CHO máy BIẾN áp t1 và t2 (Trang 28 - 29)

Từ nguyên tắc, khi MBA trong chế độ làm việc không bình thường hay chế độ sự cố sẽ biểu hiện qua những thông số trạng thái nào, BVRL sẽ thực hiện kiểm soát liên tục các trạng thái thông số đó. Nếu phát hiện sự cố thay đổi quá mức cho phép, đạt tới giá trị cài đặt (khởi động) của bảo vệ thì BVRL sẽ tác động nhằm ngăn chặn sự tiếp diễn của sự cố, cô lập điểm sự cố.

Trong phần 3.1 đã nêu các chế độ không bình thường và sự cố của máy biến áp có thể trải qua. Từ đó, tùy theo công suất của máy biến áp, vị trí vai trò của máy biến áp trong hệ thống ta lựa chọn phương thức bảo vệ thích hợp cho máy biến áp. Hai máy biến áp T1 và T2 có thông số giống nhau nên ta dự kiến phương thức bảo vệ cho 2 máy là như nhau.

Ta đấu riêng CT cho các rơ le để dự phòng tốt hơn. Sơ

đồ bố trí dự kiến bảo vệ được thể hiện như hình 3.1

Hình 3. 1: Phương thức dự kiến bảo vệ cho máy biến áp

Các bảo vệ chính được sử dụng gồm :

- 87T: Bảo vệ so lệch chống ngắn mạch giữa các pha trong vùng CT2 và CT3, CT2 và CT4.

- 87N: Bảo vệ so lệch trung tính chống ngắn mạch chạm đất cuộn dây, chạm chập giữa các vòng dây phía cuộn dây 220kV và 22kV và sự cố thùng dầu.

- 50: Bảo vệ dự phòng cho 87T, cắt nhanh cho cuộn dây 220kV chống các sự cố có dòng lớn.

- 51: Bảo vệ quá dòng cực đại dự phòng, chống các ngắn mạch trong vùng bảo vệ. - 51N: Bảo vệ quá dòng chạm đất, dự phòng cho 87N.

- 49: Bảo vệ quá tải, chống sự cố quá tải ngoài khả năng cho phép của máy biến áp khi phụ tải của MBA tăng đột ngột.

- 63: Bảo vệ khi rò rỉ và cạn dầu

- 96: Bảo vệ rơle hơi (Buchholz), Dám sát khí và dòng dầu trong thùng dầu của máy biến áp.

Một phần của tài liệu ĐỒ án rơ LE dự KIẾN PHƯƠNG THỨC bảo vệ RƠLE CHO máy BIẾN áp t1 và t2 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w