Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu của một sốNgân hàng

Một phần của tài liệu 0418 giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn trung yên luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 36 - 40)

hàng trên thế giới

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thập kỷ 80, 90 nền kinh tế Thái Lan đang trong giai đoạn tăng trưởng, có hiệu quả và tương ứng với diễn biến đó là nợ xấu (NPLs) ở khu vực ngân hàng là khá thấp. Những biện pháp thường được các ngân hàng áp dụng là: gia hạn nợ, điều chỉnh lãi suất vay, đảo nợ. Các biện pháp này đã có kết quả khi mới xảy ra nợ xấu. Đó là việc làm trước tiên của ngân hàng.

Nhưng từ năm 1997, nhất là năm 1998, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã tác động mạnh lên nền kinh tế, nhiều Công ty là khách hàng vay nợ ngân hàng bị mất khả năng thanh toán dẫn tới nợ quá hạn tại các ngân hàng tăng lên đột ngột thì các giải pháp nói trên không còn hiệu quả nữa. Do vậy, Chính phủ đã có các giải pháp khác như tái cơ cấu doanh nghiệp, đấu thầu quản lý Công ty, tái cơ cấu nợ ngân hàng... qua đó tách các khoản nợ xấu ra khỏi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện để họ cạnh tranh được trong thị trường đầy biến động. Một số mô hình (phương thức) đã được Thái Lan áp dụng là: chu

trình CDRAC; thành lập công ty quản lý tài sản AMC

* Chu trình CDRAC (Corporate Debt Restructuring Advisory Committee)

Dưới sức ép của IMF, Thái Lan đã phải xây dựng một Luật để có hành lang

pháp lý cao hơn. Theo đó yêu cầu chủ nợ là ngân hàng và con nợ phải ký kết với

nhau và về phía nhà nước phải lập ra một Uỷ ban tư vấn tái cơ cấu nợ, do Ngân

hàng trung ương Thái Lan đảm nhiệm. Uỷ ban này viết tắt là CDRAC. Theo đó,

yêu cầu các con nợ phải cung cấp thông tin đầy đủ cho chủ nợ và phải có thái độ

rõ ràng trong một thời gian sớm nhất, để biết họ có khả năng tài chính trả nợ không, tiếp đó là ngân hàng cam kết giúp đỡ con nợ duy trì hoạt động để có nguồn trả nợ. Uỷ ban CDRAC là người có quyền xem xét việc thương thuyết giữa chủ nợ và con nợ, đưa ra yêu cầu 2 bên phải thực hiện.

Thực chất của phương thức này là sử dụng công cụ thương thuyết giữa chủ nợ và con nợ. Ngân hàng nào có con nợ lớn nhất thì đưa ra kế hoạch sơ thảo và đứng ra triệu tập họp. Các chủ nợ họp trước, làm biên bản ghi nhớ, sau đó mời các con nợ đến bàn thảo. Trong thời gian 3 tháng nghiên cứu, các chủ nợ lập kế hoạch và chuyển kế hoạch đó cho con nợ nghiên cứu trước. Cuộc họp được chính thức tiến hành, sau trao đổi thảo luận là biểu quyết lần 1, nếu không xong lại bàn thảo tiếp và biểu quyết lần 2. Biểu quyết lần 2 mang tính chất bắt buộc. Nếu không nhất trí thông qua, thì quay lại từ đầu. Kết quả xấu nhất, qua các lần làm đi, làm lại vẫn không thống nhất được thì biện pháp cuối cùng là đưa ra toà án.

* Các Công ty Quản lý tài sản - AMC

Chính phủ thành lập Công ty Quản lý tài sản AMC với chức năng chuyên trách xử lý nợ khó đòi của các Công ty tài chính hoặc NHTM thuộc sở hữu của

Chính phủ. Quá trình hình thành Công ty AMC tại Thái Lan có 2 giai đoạn: - Từ 1997 đến năm 2000, Chính phủ thành lập cơ quan tái cơ cấu tài

chính FRA và một AMC để xử lý nợ khó đòi của 58 công ty tài chính. Công

ty AMC đầu tiên được thành lập với vốn ban đầu 1.000 triệu Bath do Chính

phủ huy động vốn và Bộ Tài chính là một cổ đông. Sau 2 năm, Công ty AMC

này về cơ bản đã xử lý xong nợ khó đòi của 58 Công ty tài chính.

- Tháng 4/2000, Chính phủ bỏ ra 25 triệu Bath từ quỹ phát triển các định chế tài chính FIDF thành lập 01 Công ty AMC 100% vốn nhà nước (Sukhumvit Asset Management Co.,Ltd - Sam) để xử lý nợ khó đòi cho ngân

hàng KRUNG THAI BANK. Đây là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước,

có nợ

khó đòi chiếm 60% tổng số nợ khó đòi của hệ thống ngân hàng. Đồng thời,

nhiều NHTM khác cũng thành lập Công ty AMC thuộc sở hữu của mình (Chatuchak AMC, Chantaburi ACM, Thonburi AMC, Sinsuptawe AMC)

Việc hình thành nên các Công ty AMC đã tách bạch hoạt động xử lý nợ ra khỏi hoạt động của các Công ty tài chính, NHTM, giảm bớt sức ép nợ xấu lên các đơn vị này và tạo điều kiện cho các đơn vị này tập trung vào hoạt động kinh doanh theo các mục tiêu đề ra. Với chức năng chuyên trách trong xử lý, thu hồi nợ khó đòi, các Công ty AMC được chủ động sử dụng các biện

cản trở tiến trình cải cách của NHTM Trung Quốc mà còn làm tăng rủi ro tài chính trong hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, nhằm xử lý nợ tồn đọng, Trung Quốc đã áp dụng một số giải pháp sau:

- Hoàn thiện các bộ luật, văn bản pháp quy về tiền tệ, phát hành trái phiếu Chính phủ đặc biệt để bổ sung vốn cho các NHTM nhà nước. - Các NHTM tiến hành cải cách quản lý nợ và phân loại nợ thành 5 cấp

dựa trên mức độ rủi ro: loại nợ đạt tiêu chuẩn, loại nợ đáng chú ý, loại

nợ bình

thường, loại nợ có nghi vấn và loại nợ dễ bị mất nhằm tạo điều kiện cho các

ngân hàng chủ động thực thi các biện pháp cần thiết.

- Thành lập 4 công ty Quản lý tài sản trực thuộc 4 NHTM nhà nước để xử lý, thu hồi nợ xấu theo hướng chuyển nợ thành cổ phần. Các công ty quản

lý tài sản được lập ra nhằm tiếp nhận, quản lý để thu hồi các khoản nợ xấu

của ngân hàng chuyển giao. Các công ty này coi việc bảo toàn tài sản, giảm

thua lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước là mục tiêu hoạt động chủ yếu của

mình. Vốn ban đầu của 4 công ty là 10 tỷ nhân dân tệ (1,2 tỷ USD) và

do Bộ

Tài chính Trung Quốc cấp. Trong quá trình hoạt động, các công ty này có

quyền phát hành trái phiếu có sự bảo đảm của ngành tài chính ra công chúng,

sau đó dùng vốn thu được để mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, trực

và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 0418 giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn trung yên luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w