Đánh giá vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0467 giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của NH nhà nước VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 75 - 90)

nước Việt Nam

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước tạo ra khung pháp lý ngày càng hoàn thiện cho hoạt động của thị trường tiền tệ. Về cơ bản, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã tạo được một hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động của TTTT theo hướng phát triển và hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế. Hoạt động của TTTT đã được quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật ở các mức độ khác nhau, như Luật, Pháp lệnh và các văn bản dưới Luật khác. Hệ thống pháp lý cho hoạt động của TTTT còn tính đến khả năng hội nhập và sự tham gia ngày càng sâu của Việt Nam vào thị trường tài chính quốc tế, những quy định có tính thông lệ quốc tế phù hợp với thực tế của Việt Nam cũng được khuyến khích áp dụng. Trong thời gian qua, NHNN đã chú trọng đến phát triển TTTT thông qua việc

ban hành một số văn bản nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của TTTT (như Quy chế về môi giới tiền tệ ban hành kèm theo QĐ số 351/2004/QĐ-NHNN ngày 7/4/2004, phối hợp với Hiệp hội ngân hàng ban hành Hợp đồng mẫu mua lại GTCG có kỳ hạn ban hành kèm theo QĐ 284/2004/QĐ-HHNH ngày 13/9/2004,...).

Thứ hai, NHNN đã thực hiện tương đối tốt vai trò điều hành TTTT. Về cơ bản, trong thời gian qua, NHNN đã điều hành tương đối linh hoạt và đưa ra các phản ứng chính sách kịp thời nhằm điều tiết hoạt động của TTTT, giảm tác động tiêu cực của các cú sốc do các nguyên nhân nội tại của nền kinh tế cũng như các diễn biến từ bên ngoài, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

Kết quả của việc NHNN thực hiện tốt vai trò này đó là thị trường tiền tệ Việt Nam trong thời gian qua đã có những thành tựu và tiến bộ nhất định:

- Thị trường tiền tệ đã bước đầu hình thành đồng bộ các cấu phần của thị trường. Mặc dù mới phát triển chưa lâu nhưng về cơ bản, TTTT Việt Nam đã hình

thành tương đối đồng bộ. Hệ thống công cụ tài chính của thị trường đã được hình

thành tương đối đầy đủ như tín phiếu, trái phiếu kho bạc; tín phiếu NHNN, chứng

chỉ tiền gửi, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính quyền địa phương.

Những văn

bản pháp lý về hối phiếu đã được ban hành. Các thành viên của thị trường ngày

càng đông đảo về số lượng, đa dạng về loại hình và tính chuyên nghiệp được nâng

lên. Các nghiệp vụ cơ bản của TTTT đã từng bước được đưa vào áp dụng tại Việt

Nam như nghiệp vụ tiền gửi liên ngân hàng, nghiệp vụ Repo, chiết khấu, các nghiệp

chỉ vào khoảng 280 tỷ đồng thì đến 2005 con số này đã lên tới 760 nghìn tỷ đồng, cao gấp 2,7 nghìn lần so với giai đoạn đầu mới hình thành. Từ khi ra đời đến nay, quy mô giao dịch của thị trường liên ngân hàng liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2010, tổng doanh số giao dịch toàn thị trường đạt 5.036 nghìn tỷ đồng tăng 1500 tỷ so với daonh số năm 2009 và cao gấp 7 lần so với số liệu năm 2005. Trong đó, phần lớn các giao dịch đều điễn ra với kỳ hạn ngắn, đặc biệt là giao dịch qua đêm khoảng 80% tổng doanh số phát sinh ở các kỳ hạn dưới 1 tháng. Năm 2010, tổng doanh số giao dịch qua đêm giữa các ngân hàng đạt 1.898 nghìn tỷ đồng, tương đương với 37% so với tổng doanh số giao dịch cả năm. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của thị trường liên ngân hàng trong việc đáp ứng khả năng thanh khoản và nhu cầu vốn ngắn hạn của hệ thống ngân hàng.

- TTTT đang phát triển tiến gần hơn với các thông lệ quốc tế. Thành viên thị trường dần hình thành thói quen giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế với số tiền tối thiểu thường là 1 tỷ đồng, thời hạn tính trên cơ sở 1 năm 360 ngày; đối với các giao dịch repo, trái phiếu Chính phủ thời hạn tính trên cơ sở 1 năm 365 ngày. Tháng 5/2009, Hiệp hội các nhà kinh doanh trái phiếu do một số tổ chức tài chính ra đời là dấu hiệu chứng tỏ thị trường tài chính Việt Nam đang tiến gần hơn tới thông lệ quốc tế. Mục đích của việc thành lập Hiệp hội là nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin, cơ hội đầu tư, kinh nghiệm phát triển thị trường thứ cấp các công cụ trả lãi cố định, xây dựng quy tắc chuẩn trong giao dịch, đào tạo thành viên, các nhà làm chính sách và hệ thống pháp luật.

Hiện trong khuôn khổ Đề án Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt theo Quyết định số 1910/QĐ-NHNN ngày 18/10/2010, Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành xây dựng một Quy tắc ứng xử trên thị trường tiền tệ nhằm hỗ trợ các thành viên trong việc thực hiện các giao dịch trên thị trường tiền tệ, hướng tới phát triển một thị trường tiền tệ phát triển an toàn, lành mạnh và đồng bộ.

- Thị trường tiền tệ ngày càng phát huy vai trò, chức năng của mình đối với các TCTD cũng như NHNN. Đối với các TCTD, thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng và thị trường mở trong những năm vừa qua đã có vai trò quan trong trọng việc điều hòa vốn của các TCTD. Thông qua thị trường tiền tệ, các TCTD có thể được đáp ứng nguồn vốn phục vụ nhu cầu thanh toán một cách nhanh chóng với mức lãi suất phù hợp. Trong khi đó, các TCTD có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi có thể tìm kiếm được nguồn lợi nhuận không nhỏ thông qua việc cho vay lại đối với các ngân hàng khác trong một thời gian ngắn với khả năng thu hồi vốn lớn, ít chịu rủi ro như cho vay đối với nền kinh tế. Thực tế cho thấy, sự tăng lên không ngừng về quy mô giao dịch, khối lượng giao dịch của thị trường tiền tệ đã chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của thị trường này đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Đối với NHNN, thị trường tiền tệ vừa là môi trường để các công cụ chính sách tiền tệ được sử dụng, vừa là môi trường truyền dẫn tác động của các chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế. Trong những năm vừa qua, bằng nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng hàng nghìn tỷ đồng phục vụ phát triển kinh tế đất nước mỗi năm. Cũng thông qua việc bơm, hút vốn trên thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ tích cực cho khả năng thanh khoản của các TCTD, nhất là trong những giai đoạn kinh tế khó khăn, khủng hoảng. Điển hình như năm 2008, khi việc huy động vốn của các TCTD gặp khó khăn, NHNN đã cung ứng 947.206 tỷ đồng cho các ngân hàng thông qua việc mua lại GTCG trên thị trường mở, tăng gấp gần 16 lần so với năm 2007. Thời kỳ này, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tần suất đấu thầu từ 1 phiên/ngày lên thành 2 phiên/ngày, thậm chí có thời điểm 3 phiên/ngày để đáp ứng nhu cầu vốn của các ngân hàng tuy nhiên các phiên bán hầu như lượng đặt thầu không đáng kể mà chỉ chủ yếu là các phiên mua. Do thiếu vốn trầm trọng, các TCTD đặt thầu với mức lãi suất rất cao, có phiên lãi suất trúng thầu bình quân lên đến trên 30%/năm (đấu thầu lãi suất). Khi đó, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang thực hiện phương thức đấu thầu khối lượng với lãi suất có định được thông báo trước không quá 15%/năm để hỗ trợ cho các ngân hàng trong giai đoạn khó khăn.

Thứ ba, các can thiệp của NHNN qua NVTTM đã góp phần giảm áp lực đối với mặt bằng lãi suất.

Trong thời gian vừa qua, NVTTM đã góp phần quan trọng đảm bảo khả năng thanh khoản cho các TCTD, trong điều kiện khả năng quản lý vốn khả dụng của các TCTD cũng như sự tích cực của thị trường liên ngân hàng còn hạn chế, thông qua đó, gián tiếp điều chỉnh mặt bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.

Có những thời điểm các TCTD gặp căng thẳng về vốn và thanh khoản, nhất là thời điểm cuối năm khi mà nhu cầu tiền của tất cả các chủ thể kinh tế đều tăng mạnh, khi đó các TCTD thực sự chạy đua trên thị trường liên ngân hàng để kiếm tìm nguồn vốn, đẩy lãi suất thị trường này lên mức rất cao. Ngân hàng Nhà nước đã thực sự thể hiện vai trò cứu cánh cho các ngân hàng khi cung ứng một lượng vốn rất lớn thông qua việc mua lại GTCG trên thị trường mở, góp phần xoa dịu tình trạng căng thẳng của thị trường, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, hạ nhiệt lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Năm 2008, để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các TCTD, NHNN đã tăng tần suất các phiên đấu thầu NVTTM từ 1 phiên/ngày lên tới 2 phiên đấu thầu/ngày (1phiên bán và 1phiên mua). Thời điểm giáp Tết nguyên đán, khi nhu cầu vốn khả dụng lên cao, NHNN tổ chức tới 3 phiên/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu của các TCTD. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên các phiên NHNN bán hầu như không có TCTD nào tham gia. Qua NVTTM, NHNN cung ra bình quân khoảng trên 3.500 tỷ đồng/phiên, đặc biệt sau dịp Tết nguyên đán, có ngày NHNN cung ra đến 15.000 tỷ đồng. Năm 2008, NHNN thực hiện 401 phiên đấu thầu, tăng 46 phiên so với năm 2007. Tổng doanh số giao dịch năm 2008 là 1.036.066 tỷ đồng, tăng 618.727 tỷ đồng (tăng 148%) so với năm 2007.

Thứ tư, các can thiệp của NHNN trên TTTT góp phần thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.

Mục tiêu cuối cùng, mục tiêu quan trọng nhất của Ngân hàng Nhà nước khi thực thi chính sách tiền tệ trong một thời gian dài qua đó là kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Mặc dù ra đời và phát triển chưa lâu, trình

độ phát triển vẫn còn ở mức sơ khai, song, thời gian qua, thị trường tiền tệ đã góp phần không nhỏ truyền tải những tác động của chính sách tiền tệ đến với nền kinh tế. Thông qua thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện việc ”bơm”, ”hút” vốn cho nền kinh tế khi nền kinh tế rơi vào tình trạng thiếu vốn hoặc thừa vốn. Tỷ trọng ngày càng cao của nguồn vốn cung ứng thông qua nghiệp vụ thị trường mở trong tổng nguồn vốn qua các kênh cung ứng vốn của Ngân hàng Nhà nước trong những năm vừa qua đã phần nào cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của kênh cung ứng vốn này của Ngân hàng Nhà nước.

Hoạt động cho vay, gửi tiền giữa các TCTD trên thị trường liên ngân hàng mặc dù không phải là một kênh cung ứng vốn cho nền kinh tế song lại có vai trò quan trọng trong việc điều hòa vốn khả dụng giữa các NHTM. Đặc biệt, trong điều kiện lãi suất huy động vốn ngày càng cao, việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng ngày càng khó khăn thì nguồn vốn huy động từ các ngân hàng khác, nguồn vốn từ nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất ”mềm” hơn có ý nghĩa rất quan trọng đối với các ngân hàng và đối với nền kinh tế. Nó góp phần không nhỏ làm giảm lãi suất cho vay của các NHTM, hỗ trợ các chủ thể sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2.3.2. Một số hạn chế

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động của thị trường chưa đồng bộ và còn nhiếu bất cập.

Các nội dung cơ bản của TTTT đã được luật pháp hoá ở các mức độ khác nhau (Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư...), tuy nhiên những quy định này còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ vì vậy nó chưa thực sự đi vào cuộc sống và tính hội nhập chưa cao. Mặt khác, do xuất phát điểm thấp của nền kinh tế Việt Nam và chưa chú trọng đến công tác thông tin tuyên truyền pháp luật, cũng như những lợi ích của TTTT mang lại, cho nên chưa làm thay đổi nhận thức và tạo ra sự quan tâm của công chúng đối với các sản phẩm của TTTT.

- Quy chế vay vốn giữa các TCTD: Quy chế mới chỉ đề cập tới giao dịch cho vay giữa các TCTD, chưa đề cập tới giao dịch gửi tiền giữa các TCTD trong

khi giao dịch gửi tiền chiếm tỷ trọng lớn, tới 80-90% trong tổng doanh số cho vay, gửi tiền; Bên cạnh đó, Quy chế cũng chưa đề cập tới các giao dịch cho vay,

gửi tiền giữa các TCTD ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam; chưa quy định cơ sở

pháp lý cho việc xác nhận các giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng do đó,

một số TCTD còn e ngại về tính pháp lý của hình thức xác nhận của các giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng; chưa quy định hợp đồng chuẩn áp dụng trong giao dịch cho vay, gửi tiền nên hiện nay mỗi ngân hàng áp dụng một hợp

đồng riêng; chưa quy định về việc TCTD không được sử dụng vốn huy động trên

TTLNH để cho vay dài hạn,...

- Quy tắc ứng xử trên TTTT: Việc thiếu quy tắc ứng xử theo thông lệ chuẩn

và chuẩn mực chung cho các giao dịch (lãi suất chuẩn, số tiền giao dịch

chuẩn, quy

tắc làm tròn số,...) phần nào gây khó khăn cho các thành viên thị trường trong khi

xử lý vi phạm hợp đồng.

- Quy chế môi giới tiền tệ: Mặc dù NHNN đã ban hành Quyết định số 351/2004/QĐ-NHNN về môi giới tiền tệ, tuy nhiên, do đối tượng được phép hoạt

động môi giới là các TCTD được thành lập và hoạt động tại Việt Nam nên

các đối

tượng khác có nhu cầu hoạt động môi giới tiền tệ thì phải chờ sửa đổi quy định

- Hệ thống công cụ chính sách tiền tệ thiếu chủ động trong việc duy trì mục tiêu thường xuyên.

- Ngân hàng nhà nước chưa kiểm soát một cách chủ động các giao dịch liên ngân hàng, vì thế mà chưa kiểm soát được sự biến động của lãi suất liên ngân hàng.

Để kiểm soát một cách có hiệu quả thị trường tiền tệ nói chung và thị trường liên ngân hàng nói riêng, kinh nghiệm của các nước đều cho thấy tầm quan trọng của việc thu thập và phân tích các thông tin về thị trường đó. Trung Quốc đã xây dựng một thị trường liên ngân hàng tập trung, theo đó tất cả các giao dịch vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng đều thực hiện qua hệ thống mạng do Ngân hàng trung ương Trung Quốc xây dựng. Điều đó cho phép họ có thể dễ dàng có được các thông tin cơ bản về doanh số giao dịch, lãi suất, trạng thái thanh khoản của các thành viên. Ngân hàng trung ương các nước phương Tây và nhiều nước khác thường thu thập thông tin về thị trường liên ngân hàng thông qua hệ thống môi giới tiền tệ.

Ở Việt Nam, năm 1993, thị trường nội tệ liên ngân hàng có tổ chức (thực chất là thị trường liên ngân hàng tập trung) đã được Ngân hàng Nhà nước thành lập nhưng do tính bất cập và không khả thi đã chấm dứt hoạt động ngay sau đó. Thị trường liên ngân hàng lại tiếp tục giao dịch phi tập trung nhưng các thành viên thị trường được yêu cầu báo cáo doanh số và lãi suất giao dịch bình quân hàng ngày qua mạng Báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định 477. Tuy nhiên, việc chấp hành chế độ báo cáo của các TCTD không nghiêm do chưa có một chế tài nghiêm khắc về việc báo cáo. Nhiều TCTD chỉ báo cáo các khoản vay mượn trên thị trường liên ngân hàng, trong khi doanh số này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, đến 90% giao dịch trên thị trường là dưới dạng các khoản tiền gửi. Dựa trên báo cáo của các TCTD, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ nắm được doanh số và lãi suất giao

Một phần của tài liệu 0467 giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của NH nhà nước VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 75 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w