2. Tính dân tộc trong hoạt động báo chí
2.4. Những yêu cầu đảm bảo tính dân tộc trong hoạt động báo chí
Đầu tiên, nhà báo cần nắm rõ và vận dụng linh hoạt cách thức trình bày, nội dung
ngôn ngữ sao cho phù hợp với bản sắc dân tộc.
Như đã đề cập, báo chí có vai trò quan trọng trong việc thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc của một quốc gia thông qua những vấn đề nội dung, bản sắc, phong tục tập quán dân tộc hay đơn giản là thông qua ngôn ngữ, hình thức và phương thức trình bày. Cũng bởi vậy nên các quốc gia đều coi tờ báo đầu tiên xuất bản bằng ngôn ngữ dân tộc là cột mốc lịch sử báo chí của nước mình. Hay ở nhiều nước, người ta lên tiếng phê phán những tờ báo lai căng, những nhà báo mất gốc, không làm báo bằng ngôn ngữ dân tộc. Đó là những nhà báo, tờ báo đã quay lưng lại với những giá trị văn hóa tinh thần dân tộc, để cho thói sùng ngoại lấn át ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc. Cho nên, việc nắm rõ và vận dụng linh hoạt cách thức trình bày, nội dung ngôn ngữ sao cho phù hợp với bản sắc dân tộc không chỉ là ý thức mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan báo chí và nhà báo.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không tồn tại những cơ quan báo chí có sức hấp dẫn “xuyên lục địa”, có khả năng vượt qua hàng rào ngôn ngữ và biên giới lãnh thổ. Nhưng xét về đại thể, ảnh hưởng của báo chí cũng giống như thông tin, truyền lan theo quy luật của sóng nước, càng đi xa càng yếu dần đi.
Yêu cầu thứ hai để đảm bảo được tính dân tộc trong báo chí là nền báo chí đó cần
trực tiếp tham gia phản ánh và giải quyết toàn bộ, nhất là những vấn đề trọng đại, bức xúc nhất của dân tộc (dù nó có được vận dụng linh hoạt cách thức trình bày và ngôn ngữ “xuyên lục địa” đến đâu).
Ra đời trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, chủ đề lớn xuyên suốt mấy chục năm lịch sử báo chí nước ta là chủ đề cách mạng, giải phóng dân tộc và kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, báo chí nước ta vẫn đang tích cực phản ánh, tham gia vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ đề lớn bao trùm của nó là công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Luôn bám sát vào những chủ đề lớn, liên quan đến vận mệnh dân tộc như vậy, báo chí cách mạng nước ta mới có thể tạo cho mình một uy tín và sự mến mộ của đông đảo công chúng.
Một yêu cầu nữa cho các cơ quan báo chí và nhà báo nước ta khi tác nghiệp là cần
xuất phát từ lợi ích dân tộc, văn hóa dân tộc. Đa phần các cơ quan báo chí ở nước ta đều là những cơ quan của các tổ chức Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, là diễn đàn của quần chúng nhân dân. Cho nên khi phản ánh, phân tích, đánh giá những sự kiện, hiện tượng của thực tiễn xã hội, nhà báo đều phải xuất phát từ lợi ích dân tộc, từ văn hóa dân tộc và có định hướng nhiệm vụ vào việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ dân tộc. Theo đó, nhà báo luôn cần sự tỉnh táo để phân biệt được những khuynh hướng, mục tiêu, lợi ích ... của những sự kiện, hiện tượng trong đời sống xã hội phù hợp hay không phù hợp, thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của dân tộc, có lợi hay có hại cho dân tộc ... để từ đó xác định thái độ xây dựng hay đấu tranh cụ thể.
Tiếp theo, trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, nhà báo phải huy động toàn bộ
những năng lực và phẩm chất của mình, nhất là những phẩm chất mà dân tộc đã nuôi dưỡng và hun đúc cho anh ta. Ý thức dân tộc thường trực trong mỗi một nhà báo, ở sự yêu ghét của anh ta, ảnh hưởng đến khả năng quan sát, khám phá và đánh giá cuộc sống của anh ta. Đặc biệt trên phương diện biểu hiện, ý thức dân tộc ảnh hưởng trực tiếp đến ngôn ngữ, phong cách, thậm chí cả khả năng lựa chọn các loại hình, thể loại báo chí của người làm báo.
Cuối cùng, các cơ quan báo chí và nhà báo cần tích cực tham gia giữ gìn, phát huy
kho tàng văn hóa dân tộc bên cạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hóa Á Đông và văn hóa thế giới để văn hóa cùng những giá trị cao quý khác của dân tộc thêm phong phú. Nhà báo vừa cần có kiến thức, vừa cần có đạo đức, nhận ra phong tục, tập quán nào cần phát huy, đâu là hủ tục để phê phán. Tuy nhiên, cần xác định rõ tích cực tham gia giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc không có nghĩa là cổ vũ cho một thứ báo chí sô vanh, dân tộc hẹp hòi. Tránh khuôn mẫu, định kiến, thông tin cần được khai thác khái quát, đa chiều. Bởi lẽ, mỗi dân tộc có một truyền thống văn hóa riêng, mỗi lần nhà báo, cơ quan báo chí phát triển văn hóa dân tộc nước nhà là một lần góp phần vào cái nôi văn hóa dân tộc chung của khu vực và trên thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Xuân Sơn và cộng sự, 2007. Cơ sở lý luận Báo chí truyền thông. Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia.
2. Ban tuyên giáo huyện uy Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng, Hướng dẫn công tác tuyên
truyền về dân tộc, tôn giáo, Truy cập 11/4/2022,
https://lacduong.lamdong.dcs.vn/huong-dan-nghiep-vu/ban-tuyen- giao/type/detail/id/27942/task/1463
3. Công Bích, Hoài Sơn, Nữ du khách nước ngoài mặc phản cảm, thả hoa đăng ở Hội
An gây bức xúc, Báo Dân trí, Truy cập 10/4/2022, https://dantri.com.vn/du-lich/nu-
du-khach-nuoc-ngoai-mac-phan-cam-tha-hoa-dang-o-hoi-an-gay-buc-xuc- 20220405094532727.htm?fbclid=IwAR3-
9doV3yabFSzgbIH6VogZTP65a_AwqhN3qrQ3MW_5e19w5cB6E32ujKg
4. Lưu Trần Toàn, BÁO CHÍ VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI, Trang thông tin điện tử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Truy cập
10/4/2022,http://mattran.org.vn/hoi-dong-tu-van/bao-chi-voi-cong-tac-tuyen- truyen-hinh-anh-viet-nam-ra-the-gioi-23307.html?fbclid=IwAR3Z2pe-
EMusYcph79aUr5FtkFvA6_QpWiKkUaCPTequ0CKN6gTxqi_o8YU
5. Nguyễn Hưng (2010). Tính dân chủ trong Báo chí hôm nay. Truy cập 02/03/2022 từ https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/nghiep-vu-cong-tac-tuyen-giao/tinh-dan-chu- trong-bao-chi-hom-nay-21168
6. Thanh Đức và Anh Tú, Khách nước ngoài chụp ảnh phản cảm ở Hội An, Zing news, Truy cập 10/4/2022, https://zingnews.vn/khach-nuoc-ngoai-chup-anh-phan- cam-o-hoi-an-
post1307382.html?fbclid=IwAR1exwYRQaGKOokHiAV8gq5RHm0UvxoQjwaG 4lyuHkJuUipixPEMYzXwsUo
7. TS. Văn Thị Thanh Mai & TS. Hà Sơn Thái (2020). Báo chí cách mạng đồng hành
cùng dân tộc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Truy cập 02/03/2022 từ http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/bao-chi-cach-mang-dong-hanh- cung-dan-toc-kien-dinh-muc-tieu-doc-lap-dan-toc-va-chu-nghia-xa-hoi-35460.html
8. Tú Uyên, Báo chí phải “chủ động” và “nhạy bén”, Kon Tum Online, Truy cập 10/4/2022, http://m.baokontum.com.vn/xa-hoi/bao-chi-phai-chu-dong-va-nhay-ben 11684.html?fbclid=IwAR1exwYRQaGKOokHiAV8gq5RHm0UvxoQjwaG4lyuH kJuUipixPEMYzXwsUo
9. Vương Lê, Báo chí góp phần phát huy tinh thần đại đoàn kết, ý chí, khát vọng
vươn lên, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Truy cập 10/4/2022,
https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/bao-chi-gop-phan-phat-huy-tinh-than- dai-doan-ket-y-chi-khat-vong-vuon-len-599369.html