1. Kết luận
Quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng là phát triển lực lượng nguồn để đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khối ngành CNKT đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, phục vụ CNH-HĐH đất nước là giải pháp then chốt trong đổi mới căn bản và toàn diện GDNN trong bối cảnh hiện nay.
Quản lý ĐNVG khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng nhằm làm cho ĐNGV khối ngành CNKT đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cầu và đảm bảo chất lượng. Để thực hiện được những yêu cầu đó cần thực hiện tốt các nội dung: (i) quy hoạch; (ii) tuyển dụng, sử dụng; (iii) đào tạo, bồi dưỡng; (iv) kiểm tra, đánh giá; (v) xây dựng môi trường làm việc, tạo động lực phát triển ĐNGV khối ngành CNKT.
Trên cơ sở lý luận ở chương 1 và kết quả khảo sát thực trạng, nghiên cứu đã đưa ra những nhận định và đánh giá thực trạng quản lý ĐNGV khối ngành CNKT và thực trạng mức độ tác động của 07 yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những mặt mạnh cần tiếp tục được phát huy thực hiện và những hạn chế cần phải có những giải pháp để khắc phục, giải quyết.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất 06 giải pháp quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay gồm: (1) Tổ chức hoàn thiện và áp dụng chính sách ưu đãi có tính đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh tạo động lực cho sự phát triển đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật; (2) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên khối ngành Công
nghệ kỹ thuật tại các trường cao đẳng phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay; (3) Giám sát sắp xếp công việc cho đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các trường cao đẳng trên cơ sở mô tả vị trí việc làm dựa vào khung năng lực nghề nghiệp; (4) Tổ chức xây dựng hệ thống đánh giá và trả lương cho giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật theo KPIs; (5) Chỉ đạo thiết lập hệ thống quản lý giảng viên dựa vào công nghệ thông tin; (6) Chỉ đạo xây dựng nhóm giảng viên nghiên cứu và nhóm giảng viên nghiên cứu mạnh dẫn dắt sự phát triển của đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các trường cao đẳng.
Các giải pháp trên được xác định cụ thể về mục tiêu, nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện. Các giải pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tác động hỗ trợ lẫn nhau để đạt tới mục tiêu của từng giải pháp góp phần đạt mục tiêu quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các giải pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Kết quả thử nghiệm đã khẳng định sự tác động có hiệu quả của các giải pháp đối với công tác quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề quan trọng là khi triển khai vào thực tiễn, các trường cao đẳng phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, đảm bảo những quy định chung và phù hợp với điều kiện, đặc điểm riêng của Nhà trường ở từng giai đoạn cụ thể.