Ta xét ảnh hưởng của chiều dày lớp lõi đến STL qua hai tấm composite sandwich trực hướng, lõi xốp chịu liên kết tựa bản lề bốn cạnh và liên kết ngàm bốn cạnh bị kích thích bởi sóng âm tới có góc tới φ = 30o và góc phương vị θ = 45o. Chiều dày lớp lõi của hai tấm composite sandwich (ngàm và bản lề) được chọn như sau: H = 17, 27, 37 và 47mm. Hai tấm da bằng cùng vật liệu composite lớp Glass/Epoxy có cấu hình [90/0/0/90]s. Kết quả tính toán được thể hiện trong hình 4.9 và hình 4.10.
Hình 4.9 và hình 4.10 cho thấy, khi độ dày lớp lõi tăng thì STL sẽ tăng. Mặt khác, khi tăng chiều dày của lớp lõi dẫn đến sự suy giảm giá trị của tần số cộng hưởng. Cụ thể, đối với tấm composite sandwich chịu liên kết tựa bản lề, điểm cộng hưởng đầu tiên xuất hiện tương ứng với H = 17 mm tại tần số f = 1250 Hz; H = 27 mm tại tần số f =
105
1000 Hz; H = 37 mm tại tần số f = 800 Hz và H = 47 mm tại tần số f = 640 Hz. Đối với tấm composite sandwich chịu liên kết ngàm bốn cạnh, điểm cộng hưởng đầu tiên xuất hiện tương ứng với H = 17 mm tại tần số f = 1600 Hz; H = 27 mm tại tần số f = 1250
Hz; H = 37mm tại tần số f = 1000 Hz và H = 47 mm tại tần số f = 800 Hz do sóng trong pha rắn sẽ chiếm ưu thế khi pha rắn trong vật liệu xốp bị kích thích trực tiếp bởi lớp da cũng như sự phù hợp trở kháng tốt hơn giữa tấm và sóng trong pha rắn cùng với ứng xử dạng của từng liên kết. Điểm công hưởng thứ hai của hai tấm composite sandwich với hai điều kiện biên nói trên tương ứng với sự thay đối chiều dày lớp lõi phụ thuộc vào sự cộng hưởng của hệ thống tấm - lõi xốp - tấm hay được hiểu là hiệu ứng cứng của lớp xốp. Trong các dải tần số cao, các đường cong STL sẽ hoạt động theo các quy luật khác nhau do sự đồng bộ giữa tấm - lõi xốp - tấm.
Hình 4.9 Ảnh hưởng của chiều dày lõi đến STL qua tấm composite sandwich trực hướng hữu hạn lõi xốp chịu liên kết tựa bản lề bốn cạnh.
Hình 4.10 Ảnh hưởng của chiều dày lõi đến STL qua tấm composite sandwich trực hướng hữu hạn lõi xốp chịu liên kết ngàm bốn cạnh.
106
4.7.4. Ảnh hưởng của cấu hình vật liệu composite
Xét ảnh hưởng của cấu hình vật liệu đến STL qua hai tấm composite sandwich trực hướng, lõi xốp chịu liên kết tựa bản lề bốn cạnh và liên kết ngàm bốn cạnh bị kích thích bởi sóng âm tới có góc tới φ = 30o và góc phương vị θ = 45o. Tấm composite sandwich gồm hai tấm da cùng vật liệu Glass/Epoxy được chọn ứng với bốn cấu hình sau: [0/90/0/90]s, [0/0/0/0]s, [90/90/90/90]s và [90/0/0/90]s. Kết quả được thể hiện trong hình 4.11 và hình 4.12.
Hình 4.11 Ảnh hưởng của cấu hình đến STL qua tấm composite sandwich trực hướng hữu hạn lõi xốp chịu liên kết tựa bản lề bốn cạnh.
Hình 4.12 Ảnh hưởng của cấu hình đến STL qua tấm composite sandwich trực hướng hữu hạn lõi xốp chịu liên kết ngàm bốn cạnh.
Từ hình 4.11 và hình 4.12, ta thấy rằng với tấm composite sandwich chịu điều kiện biên tựa bản lề bốn cạnh, các đường cong STL gần như trùng nhau trong dải tần số f < 1600 Hz, trong khi đó, với tấm composite sandwich có điều kiên biên ngàm bốn cạnh, các đường cong STL gần như trùng nhau trong dải tần số f < 2000 Hz. Qua đó, có thể kết luận rằng, cấu hình của vật liệu dường như không ảnh hưởng đến giá trị STL
107
qua kết cấu tấm composite sandwich. Trong vùng tần số cao, f > 1600 Hz và f > 2000
Hz tương ứng với tấm composite sandwich liên kết tựa bản lề và liên kết ngàm thì tấm với cấu hình [90/90/90/90]s có giá trị STL lớn nhất so với các tấm có cấu hình khác.