2. Kiến nghị
2.2. Đối với các ngân hàng trên địa bàn
Trong quá trình cung ứng dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng cần chủ động linh hoạt để kịp thời xử lý các rủi ro như: lỗi hệ thống, rò rỉ thông tin khách hàng... Ngoài ra, ngân hàng cần tăng thêm hiệu quả hoạt động thông qua các ưu đãi tiếp cận nguồn vốn như: hỗ trợ lãi suất thấp, kỳ hạn vay kéo dài, linh hoạt trong thế chấp tài sản vay... Bên cạnh đó, cần tăng thêm các nguồn vốn với lượng vốn cao hơn qua vốn ủy thác vốn vay đến các tổ chức hội, đoàn thể ở địa phương để các hộ có nhu cầu vay vốn thuận tiện trong việc tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng.
Ngoài ra, các ngân hàng cũng nên thường xuyên chủ động tiếp xúc với các hộ để tiếp nhận các thông tin, ý kiến phản hồi từ các hộ trong quá trình tiếp cận các dịch vụ ngân hàng xem đâu là những rào cản? đâu là những khó khăn, vướng mắc hộ gặp phải? từ những thông tin đó là những cơ sở giúp cho các ngân hàng đưa ra những giải pháp giúp các hộ tiếp cận được với dịch vụ ngân hàng góp phần làm tăng chất lượng hoạt động cho các dịch vụ ngân hàng.
Thay đổi tư duy, nhận thức của người đứng đầu ngân hàng với sự tiên phong dẫn dắt, cũng như theo đuổi chiến lược phát triển công nghệ số đã xác định một cách đồng bộ và nhất quán.
Bám sát chiến lược phát triển chung của ngân hàng, kết hợp với đánh giá nội tại thực trạng công nghệ của ngân hàng, từ đó hình thành chiến lược ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu việc hợp tác với các công ty fintech để xây dựng mô hình kinh doanh đột phá thông qua ứng dụng công nghệ số nhằm tăng cường sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí.
2.3. Đối với chính quyền địa phương
Đối với các tổ chức hội, đoàn thể của địa phương cần chủ động trong việc thông tin, tuyên truyền tới các hộ về nguồn vốn vay được các ngân hàng ủy thác; hướng dẫn các hộ tiếp nhận thông tin về các dịch vụ ngân hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn khi các hộ có nhu cầu; đồng thời tăng cường việc giám sát, kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích. Hằng năm, các tổ chức hội, đoàn thể cần duy trì công tác tổng kết, đánh giá công tác tiếp cận vốn vay đối với các hộ DTTS kinh doanh DLCĐ từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để đưa ra những giải pháp hữu ích để nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ DTTS trong quá trình kinh doanh, phát triển DLCĐ.
2.4. Đối với chính sách của Nhà nước
Xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách và quy chế quản lý hoạt động DLCĐ từ Tổng cục Du lịch đến các tỉnh, thành phố có DLCĐ phát triển và khả năng phát triển. Tăng cường kiểm tra, thanh tra các hoạt động triển khai DLCĐ; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho khai thác, phát triển DLCĐ; xây dựng chính sách hỗ trợ du lịch về thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp, hỗ trợ thúc đẩy tiếp cận các nguồn vốn đầu tư và phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý cho các dịch vụ ngân hàng mới sẽ nhanh chóng hoàn thiện trong thời gian tới, để các ngân hàng có đầy đủ hành lang pháp lý nhằm phát triển các sản phẩm số mạnh và nhanh hơn nữa. Đặc biệt, việc hoàn thiện các hành lang pháp lý để đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, dữ liệu khách hàng là vô cùng quan trọng trong công tác quản
lý dữ liệu lĩnh vực ngân hàng, tài chính; tạo nền tảng cho việc ứng dụng các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới sự phát triển vững mạnh, hiện đại của ngân hàng trong tương lai.
Để triển khai ngân hàng số thành công, cần phải loại bỏ những rào cản do dữ liệu phân bố rải rác, tạo những cơ sở dữ liệu lớn nhờ mức độ tích hợp dịch vụ cao trong hệ sinh thái tài chính và thực hiện chuyển đổi dữ liệu vào đám mây giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi. Đồng thời, cần xây dựng tiêu chuẩn thống nhất về mã QR cho thị trường, xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin liên ngân hàng, hoàn thiện các công nghệ liên quan đến việc sử dụng văn bản điện tử thay cho văn bản giấy, đẩy mạnh ứng dụng chữ ký điện tử...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
1. Hà Nam Khánh Giao (2011), Giáo trình Maketing du lịch, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thị Dung (2020): Tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số của các hộ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch cộng đồng ở xã Nghĩa Lợi, thị
xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, Khóa Luận Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2016), Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch miền núi: Nghiên cứu điển hình tại Sapa, Lào Cai, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,Hà Nội.
4. Phạm Thị Hải Yến (2018), Thực trạng và giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Tổng cục du lịch (2005), Luật du lịch.
6. Trung ương Hội nông dân: Báo cáo đề tài du lịch sinh thái cộng đồng, 2016.
7. Trần Thị Lê Ngân (20180: Du lịch bền vững và thực trạng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Khóa luận Đại học, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
8. Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng.
9.Viện nghiên cứu và phát triển nghề Việt Nam (2012): Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng.
10. Vũ Hồng Thanh, 2016. Ngân hàng số - hướng phát triển mới cho ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 21, tháng 12/2016.
2. Tài liệu tiếng Anh
11. Arnstein , Sherry R. (1969), “A ledder of Citizen Participation” Journal of the American Institute of Planners, 35(4): 216-224.
12. Bramwell va Sharman. (1999), “Collabration in local tourism policy making”, Annals of Tourism Ressearch, 26(2),392-415.
13. Frank, F., & Smith, A. (1999), The Commulity Development Handbook: A Tool to Biuld Commulity Capacity, Hull, Canada: Hman Resources Development Canada.
14. Goodall,B. (1988), How tourists choose their holidays: An analytical framework, Maketing in the tourism industry: The promotion of destination regions.
15. Hall, C.M. (2005), Introductoin to Tourism: Devolopment, Dimensions and Issues (3rd Ed), Sydney: Pearson Education Australia.
16. Holloway, J. C., & và Humphrey, C. (2012), The business of tourism. Essex, UK: Pearson.
17. Jamal, T.B, and Getz, D. (1995), “Collaboration theory and community tourism planning”,Annals Tourism Research, 22(1),186-204.
18. Leiper, N. (1995), Tourism Management, Melbourne: RMIT Press.
19. Tourism Destination Regeneration: The Case of Nami-sum, Kim Sung-Jin, 2010.Marketing Management Millenium Edition, Tenth Edition, by Philip Kotler.
20. Tosun, C. (2002), “Host perceptions of impacts: a comparative tourism study”, Annalsof Tourism Reseach, 29(1),23le253.
21. Urphy, P.E. (1985), Tourism: A community approach, New York and London: Methuen.
3. Tài liệu internet
22. https://idoc.vn / du lich ben vung va thuc trang phat trien du lịch ở viet nam/ khoi nganh kinh te > Luận văn ngành du lịch
23.https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien- ngan-hang-so-o-viet-nam-331534.html 24.http://www.itdr.org.vn/kinh-nghiem-ptdl/kinh-nghiem-quoc-te/579-bai- hoc-ve-bao-ve-ldi-san-songr-cua-namibia.html 25.http://www.hanoitourist.com.vn/kinhnghiemtour/kinhnghiem/kn-quan- 1y/1750-dulichsinhthaiindonesia 26. http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/18991 27. http://www.vietnamtourism. com/index.php/news/items/7542
28.http://thanhhoaplus.net/2016/03/phat-trien- du-lich cong-dong-o-mien-nui- thanh-hoa/
29. http://www.vietjetours.com/1/hello -world.html
30. https://khoaluantotnghiep.com/du-lich-cong-dong-la-gi/ 31. https://lnk.vn/2Ckbr