nay
Để công tác thi đua, khen thưởng thực sự là “đòn bẩy”, kích thích cá nhân, tập thể hăng say hoạt động, phát huy hết tài năng của mình thì cần phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Một là, tiếp tục tuyên truyền chủ trương, đường lối của Ðảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, trong đó chú trọng tuyên truyền Luật thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành thông qua các hình thức phù hợp, nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng như các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của chính bản thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức đối với công tác này. Đây là nhiệm vụ thường xuyên của từng cơ quan, tổ chức; hằng năm cần chủ động phát động các phong trào thi đua ngay từ đầu năm với tinh thần hành động sáng tạo hơn, đạt được kết quả cao hơn năm trước.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tạo thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng, đều khắp. Phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác và tận dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, thực hiện tốt dân chủ cơ sở, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu nước. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, tạo ra sự
nhất trí cao về nhận thức, tư tưởng, thống nhất hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng của các tổ chức trong thực hiện phong trào thi đua.
Ba là, tích cực, chủ động phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua. Đẩy mạnh tuyên truyền tôn vinh gương người tốt, việc tốt, các sáng kiến, mô hình mới, nhân tố mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để biểu dương, nhân rộng, tạo sự lan tỏa. Thông qua phong trào thi đua để phát hiện ra những điển hình tiên tiến và có thể xây dựng kế hoạch bồi dưỡng điển hình ngày một hoàn thiện, hoàn chỉnh, trở thành mẫu mực để nêu gương học tập.
Bốn là, tiếp tục củng cố kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp theo hướng ổn định, tinh gọn, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng; tuyển chọn người có đủ phẩm chất, năng lực, tinh thông về nghiệp vụ, có khả năng tham mưu, nghiên cứu cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là năng lực phát hiện, bồi dưỡng những cá nhân điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua. Khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng cá nhân, tập thể để thực hiện hiệu quả các nội dung, chỉ tiêu thi đua ở cơ quan, đơn vị, địa phương. Các ngành, các cấp cần thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao kiến thức, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách về công tác thi đua, khen thưởng để thực hiện công tác tham mưu có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng.
Năm là, phải bảo đảm nguyên tắc chính xác, công khai, dân chủ, công bằng, kịp thời trong việc bình xét các danh hiệu thi đua và đề nghị các hình thức khen thưởng. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và giải quyết kịp thời việc khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân về thi đua, khen thưởng; tiến hành sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua và công tác khen thưởng để kịp thời biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, đồng thời đúc kết kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong Nhân dân.
Sáu là, tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào thi đua, thực hiện hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng. Tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của hệ thống cơ
quan chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng, Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp trong việc tham mưu thực hiện có hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng trong cả nước. Tổ chức các phong trào thi đua cần có mục tiêu thiết thực, cụ thể, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng cấp, từng địa phương, từng đơn vị. Bên cạnh đó, cần phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề, tiếp tục đổi mới toàn diện, sáng tạo trong tổ chức các phong trào thi đua để công tác thi đua, khen thưởng bảo đảm chất lượng, hiệu quả thực chất.
Tiểu kết chương 3
Nhu cầu, quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn tới là tạo ra một hệ thống văn bản pháp luật theo hướng tiếp tục đổi mới, đảm bảo các điều kiện về tính rõ ràng, đồng bộ, đầy đủ, thống nhất, có hệ thống và có tính khả thi cao, đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Với một số giải pháp nêu trên tác giả hi vọng sẽ đóng góp một phần nào đấy việc nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng ở nước ta hiện nay.
KẾT LUẬN
Thứ nhất, làm rõ các khía cạnh lý luận xung quanh vấn đề thi đua, khen thưởng. Qua nghiên cứu sách báo chính trị - pháp lý nước ta, nghiên cứu các văn kiện của Đảng và Nhà nước, có thể thấy vẫn còn không ít các vấn đề lý luận chưa được làm sảng tỏ đầy đủ, chưa sâu sắc hoặc cần có sự bổ sung, đặc biệt là khi những quan niệm quen thuộc về thi đua, khen thưởng thời kỳ kháng chiến hay kinh tế tập trung bao cấp vẫn chưa được nhận thức lại trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cả khi hội nhập quốc tế. tiểu luận cũng đã chỉ ra các yếu tố tác động đến pháp luật về thi đua, khen thưởng nước ta.
Thứ hai, tiểu luận đã làm rõ khái niệm, vai trò và điều chỉnh pháp luật đối với công tác thi đua, khen thưởng hiện nay, từ đó tiến hành việc phân tích hệ thống pháp
luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thi đua, khen thưởng trong các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và các đơn vị khác.
Thứ ba, từ nhận thức lý luận và phân tích, đánh giá pháp luật hiện hành, tiểu luận đã chỉ ra các nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng hiện nay, đồng thời đưa ra các quan điểm cơ bản về hoàn thiện pháp luật này.
Tiểu luận đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm khắc phục các khiếm khuyết của hệ thống pháp luật về thi đua, khen thưởng. Đồng thời cũng đã đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng nhằm đưa pháp luật thi đua, khen thưởng vào trong đời sống xã hội hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Số liệu tại Báo cáo Tổng kết đánh giá 15 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng kèm theo Công văn số 1728/BTĐKT-VI ngày 30-7-2018 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương về việc góp ý kiến hồ sơ đề nghị xây dựng Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
2. Luật Thi đua, Khen thưởng.
3. Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 1-7-2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. 4. Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31-7-2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
5. Lễ tuyên dương điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2017, https://www.moha.gov.vn
6. Thủ tướng yêu cầu phát động sâu rộng các phong trào thi đua, tập trung vào những nhiệm vụ cấp bách, http://www.tapchicongsan.org.vn
7.http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/347-thuc-hien-phap-luat- thi-dua-khen-thuong-va-mot-so-han-che-can-khac-phuc.html