o Nhiều thương hiệu lớn, độ nhận biết cao. Hầu hết các thành phố lớn nhỏ trong nước đều có các cửa hàng thuộc các thương hiệu lớn như KFC, Lotteria, Jolibee,… và hầu hết tất cả mọi người ở địa phương đó đều biết đến các thương hiệu này dù có thường xuyên sử dụng chúng hay không.
o Thực đơn có thể tùy biến theo thị trường. Như ở thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường châu Á nói chung, các thương hiệu thức ăn nhanh như KFC, McDonald hay Lotteria đều có món cơm trắng đi kèm để phù hợp với thói quen ăn uống của nước đó.
o Công nghệ áp dụng trong sản xuất và bán sản phẩm. Ở hầu hết các cửa hàng thức ăn nhanh đều có áp dụng công nghệ vào sản xuất các khâu như khâu sơ chế thực phẩm, khâu đóng gói,… đều có sử dụng máy móc giúp cho sản phẩm được đồng bộ và đẹp mắt hơn; ở khâu bán hàng đều có các website đặt hàng trực tuyến, giúp khách hàng tiếp cận đến sản phẩm dễ dàng hơn, nhờ đó mà ngoài lượng sản phẩm bán trực tiếp tại cửa hàng, các thương hiệu còn có thêm lượng sản phẩm bán từ các website.
o Phục vụ nhanh và chất lượng. Vì bản chất của sản phẩm là thức ăn nhanh nên tốc độ phục vụ cũng đạt ở mức độ nhất định. Ngoài ra, vì sản phẩm của các nhãn hàng đều có nét tương đồng nên các thương hiệu này đều một phần cạnh tranh nhau bởi chất lượng phục vụ cũng như khâu chăm sóc khác hàng. Do đó phong cách phục vụ của các hãng thức ăn nhanh đều rất nhanh gọn, chất lượng phục vụ tương đối tốt.
o Nguồn đầu tư tương đối cao. Quy trình chế biến và đào tạo đội ngũ nhân lực để mở một cửa hàng thức ăn nhanh đúng chuẩn cần rất nhiều sự đầu tư và chi phí khá cao, do đó khi các cửa hàng đi vào hoạt động đều có sự chuẩn bị rất kĩ càng.