Kiến nghị với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 0228 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương VN chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 105 - 140)

Bên cạnh những giải pháp, cơ chế hỗ trợ từ phía Chính phủ và các ngân hàng cho doanh nghiệp thì điều rất quan trọng là những nỗ lực từ bản thân doanh nghiệp. Chúng ta không thể phủ nhận một sự bất cập hiện hữu, đó là doanh nghiệp thì thiếu

vốn trong khi đó ngân hàng đang thừa vốn không cho vay được. Trong khi, ngân hàng có nhu cầu cho vay song lại e ngại doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Vì vậy, để khai thông rào cản gây ách tắc quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp thì các DNNVV phải chú ý các giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, DNNVV phải xây dựng được DAĐT có hiệu quả, có tính khả thi.

DAĐT có hiệu quả với tính khả thi cao là yếu tố quyết định đến việc cho vay của ngân hàng. Doanh nghiệp cần phải thực sự đưa được phương án có hiệu quả, có tính thuyết phục. Muốn vậy, doanh nghiệp cần nâng cao khả năng lập dự án vì nhiều doanh nghiệp có cơ hội tốt, có ý tưởng nhưng không lập được dự án. Doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh, những rủi ro có thể xảy ra, tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn vay được an toàn, hiệu quả.

Thứ hai, DNNVV phải chủ động đổi mới công nghệ.

Do hạn chế về quy mô và nguồn tài chính nên đối với DNNVV vấn đề trước chưa phải là công nghệ hiện đại mà phải lựa chọn công nghệ phù hợp, đa dụng, xuất phát từ nhu cầu thị trường về sản phẩm để lựa chọn công nghệ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phải quan tâm cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực trong công nghệ hiện có. Các doanh nghiệp cần có chương trình đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó chú trọng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Bên cạnh việc cải tiến kỹ thuật công nghệ cần phải đào tạo, nâng cao tay nghề người lao động để theo kịp sự hiện đại của máy móc, nâng cao hiệu quả sử dụng máy, hạn chế hiện tượng lãng phí nguồn lực.

Thứ ba, coi trọng phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của DNNVV kể cả lao động và chủ doanh nghiệp phần lớn là chưa được đào tạo một cách cơ bản, chủ yếu được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau như học sinh, bộ đội xuất ngũ, cán bộ về hưu, lao động dôi dư trong các doanh nghiệp Nhà nước,... nên còn bị hạn chế về chuyên môn, kỹ thuật và quản lý. Về lâu dài, cần trên cơ sở chiến lược phát triển, cơ cấu ngành nghề mà xây dựng chính sách đào tạo nhân lực.

hội hóa công tác dạy nghề, có công, có tư. Khi đó, Nhà nước cần thống nhất quản lý tiêu chuẩn đào tạo, các DNNVV phải bỏ chi phí đào tạo nguồn nhân lực của mình. Đồng thời doanh nghiệp cần sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo do các tổ chức quốc tế tài trợ thông qua các chương trình dự án.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, tác giả đã nêu ra những định hướng trong công tác thẩm định DAĐT của DNNVV của NHCT-Chi nhánh Ba Đình trong thời gian tới, từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác thẩm định tại NHCT-Chi nhánh Ba Đình. Để các giải pháp đó phát huy hiệu quả cao nhất, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan, NHNN, NHCT và các DNNVV tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Các DNNVV là một trong những thành phần kinh tế quan trọng, đóng vai trò rất quan trọng và chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Việc tập trung, mở rộng tín dụng đối với các DNNVV là rất cần thiết, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư của DNNVV nhằm hỗ trợ các DNNVV trong việc đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực hoạt động. Chiến lược của các NHTM nói chung và NHCT Chi nhánh Ba Đình nói riêng trong thời gian tới là tập trung phát triển cho vay cho loại hình doanh nghiệp này.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế và yêu cầu sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn xã hội, công tác thẩm định DAĐT ngày càng giữ vai trò quan trọng để lựa chọn được dự án khả thi, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và cho toàn bộ nền kinh tế. Chất lượng thẩm định luôn là yếu tố được các NHTM quan tâm khi thực hiện cho vay dự án đầu tư, đặc biệt là đối với những DAĐT của DNNVV. Trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng thẩm định dự án nói riêng, đặc biệt là DAĐT của các DNNVV, tuy nhiên không thể tránh khỏi những tồn tại, hạn chế.

Với mong muốn đưa ra một số giải pháp để giải quyết những tồn tại đó luận văn đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau:

- Khái quát lý luận chung về DNNVV, thẩm định DAĐT của DNNVV cũng như chất lượng của công tác thẩm định DAĐT.

- Trình bày và phân tích thực trạng công tác thẩm định DAĐT của các DNNVV tại NHCT Chi nhánh Ba Đình trong giai đoạn 2013-2016 từ đó nêu ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT của DNNVV. Đồng thời, luận văn cũng nêu ra một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan, NHNN, NHCT và các DNNVV để tạo thuận lợi cho việc thẩm định DAĐT của các doanh nghiệp này.

đưa ra trong luận văn không tránh khỏi những hạn chế và sai sót nhất định. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến người hướng dẫn khoa học, TS. Vũ Văn Tùng đã tận tình hướng dẫn trong việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Học viện Ngân hàng, Ban lãnh đạo NHCT Chi nhánh Ba Đình cùng các đồng nghiệp đã giúp đỡ để em hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ : về trợ giúp

phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

2. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính

phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

3. Đinh Thế Hiển (2008), Dự án đầu tư - Lập & Thẩm định hiệu quả tài chính, NXB Thống kê Hà Nội.

4. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê. 5. Hồ Diệu (2000), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội.

6. Lưu Thị Hương (2004), Giáo trình thẩm định tài chính dự án, NXB tài chính, Hà Nội.

7. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày

31/12/2001, Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2014), Quy định về thực hiện

bảo đảm cấp tín dụng Quyết định số 1718/2014/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 25/12/2014

9. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2016), Quy trình cấp tín dụng

khách hàng doanh nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 234/2016/QĐ- TGĐ-NHCT35 ngày 07/03/2016

10. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2017), Quy định khung chính

sách cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam theo quyết định số 165/2017/QĐ-HĐQT- NHCT35 ngày 15/03/2017.

11. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2017), Quy định khung hoạt

động cho vay đối với khách hàng theo quyết định số 167/2017/QĐ-HĐQT- NHCT35 ngày 15/03/2017

12. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình (2013-2016),

TT Nguồn vốn đầu tư Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 Vốn chủ sở hữu 100.00 0 47,8% 2 Vốn vay NHCT 109.000 52,2% Tổng cộng 209.00 0 100% 13. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Sổ tay tín dụng

14. Nguyễn Đức Thắng (2009), Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư

của ngân hàng thương mại, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Kim Anh (2008), Giáo trình quản trị ngân hàng, NXB Thống kê

16. Nguyễn Minh Kiều (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

17. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính.

18. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình kinh tế tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê. 19. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học KTQD, Hà Nội. 20. Trịnh Thị Hoa Mai (2009), Giáo trình kinh tế học tiền tệ ngân hàng, NXB

Đại học Quốc gia, Hà Nội. 21. http://www.sbv.gov.vn 22. http://www. vietinbank.vn 23. http://www.vneconomy.vn 24. http://www.wto.org.com.vn 25. http://www.taichinh.vn PHỤ LỤC 1

Minh họa về công tác thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình

Giới thiệu chủ đầu tư/khách hàng

- Tên khách hàng: Công ty Cổ phần Nhôm Ngọc Diệp

- Địa chỉ : Đường C2 - Khu C - KCN Phố Nối A, Xã Lạc Hồng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên

- Hoạt động kinh doanh chính: Sản xuất các sản phẩm nhôm hợp kim định hình và thanh nhôm để làm cửa.

- Vốn điều lệ: 10,000,000,000 đồng - Hình thức sở hữu : Công ty cổ phần - Cấp phê duyệt tín dụng: Trụ sở chính

Dự án đầu tư

-Tên dự án : Nhà máy sản xuất và đùn Nhôm định hình Ngọc Diệp

- Địa điểm thực hiện dự án: Nhà máy sản xuất và đùn Nhôm định hình Ngọc Diệp. - Sản phẩm đầu ra : Nhôm thanh định hình ứng dụng trong các sản phẩm xây

dựng (cửa nhôm), các sản phẩm công nghệ cao khác có chất liệu bằng nhôm. - Thời gian bắt đầu thực hiện dự án : tháng 08/2016

- Thời gian dự án đi vào hoạt động chính thức : tháng 02/2018 - Tổng mức đầu tư : 209,000 triệu đồng

TT (triệu đồng) (%)

1 Vốn tự có và huy động khác 100,000 47.85

Đề nghị vay vốn của ngân hàng

- Tổng giá trị đề nghị vay: 109,000,000,000 đồng

- Mục đích: Phục vụ nhu cầu mua thiết bị và các chi phí xây lắp, xây dựng cơ sở hạ tầng cho dự án.

- Lãi suất: Theo quy định của ngân hàng - Thời hạn vay: 108 tháng

- Nguồn trả nợ: Khấu hao và lợi nhuận thu được - Tài sản bảo đảm: Tài sản hình thành từ vốn vay

Sau đây là đánh giá của CBTĐ về khách hàng vay vốn và dự án vay vốn:

Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý Tư cách pháp lý

- Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần

- Tư cách pháp nhân: công ty cổ phần hạch toán độc lập

Hồ sơ pháp lý của khách hàng

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0900995968 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hưng Yên cấp ngày 01/08/2016.

- Giấy chứng nhận góp vốn cổ đông - Điều lệ hoạt động

- Quyết định bổ nhiệm giám đốc ngày 25/07/2016 - Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng ngày 03/08/2016

Hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư

- Giấy chứng nhận đầu tư - Đánh giá tác động môi trường

- Trích lục bản đồ 1/500 của Phòng Tài nguyên môi trường - Thiết kế cơ sở, thiết kế thi công

- Thẩm định thiết kế cơ sở của Sở Xây dựng Hưng Yên - Khoan thăm dò địa chất

Đánh giá về năng lực quản trị điều hành:

Năng lực quản trị điều hành của công ty là tương đối tốt với bộ máy lãnh đạo có trình độ từ đại học trở lên. Với nhiều năm kinh nghiệm công tác tại Ngọc Diệp Group, giám đốc công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ lâu dài với nhiều khách hàng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhôm, tạo được thị trường đầu ra đầu vào ổn định trong nhiều năm.

THÔNG TIN VỀ Dự ÁN ĐẦU TƯ

Mô tả dự án

Loại sản phẩm đầu ra: Nhôm thanh định hình ứng dụng trong các sản phẩm xây dựng (cửa nhôm), các sản phẩm công nghệ cao khác có chất liệu bằng nhôm.

- Công suất thiết kế: 13,200 tấn/năm - Nhu cầu vốn đầu tư

- Tiền thuê đất: 89,727 triệu đồng, trả tiền ngay bằng vốn tự có.

- Tiền xây lắp bao gồm chi phí xây dựng, chi phí tư vấn thiết kế: 36,273 triệu đồng, thanh toán bằng cả vốn tự có và vốn vay.

- Tiền mua sắm, đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất: 83,000 triệu đồng, thanh toán bằng cả vốn tự có và vốn vay.

KẾT QUẢ THẢM ĐỊNH Dự ÁN Sự cần thiết phải đầu tư

Hiện nay, thị trường nhôm thanh định hình trong nước có nhu cầu rất lớn. Tổng sản lượng tiêu thụ khoảng 400,000 tấn/năm, trong đó sản lượng sản xuất trong nước khoảng 300,000 tấn/năm, sản lượng nhôm nhập khẩu khoảng 100,000 tấn/năm. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu chuẩn phục vụ cho các dự án xây

dựng, chủ yếu phụ thuộc vào một số hãng nhôm xây dựng lớn và quen thuộc như Xingfa, Schuco, Technal chiếm 1/3 sản lượng tiêu thụ trong nước, với tổng trị giá

2.840 nghìn tỷ năm 2015.

Hiện nay chủ trương của Nhà nước đối với thị trường bất động sản được nới lỏng và có nhiều chính sách mới, góp phần làm cho thị trường bất động sản trở nên sôi động và thu hút được nhiều chủ đầu tư. Kéo theo đó, nhu cầu về nguyên vật liệu nhôm cho các dự án là rất lớn.

Hơn nữa, thị trường nhôm Trung Quốc (thị trường nhập khẩu nhôm chủ yếu của nước ta) đang có khả năng hủy bỏ chính sách hỗ trợ hoàn thuế xuất khẩu với mặt hàng nhôm do đó giá nhôm nhập khẩu sẽ tăng cao hơn so với giá nhôm trong nước, vì vậy các nhà đầu tư bất động sản đang hướng vào thị trường Nhôm được trong nước.

Vì vậy, việc thực hiện đầu tư của Công ty CP Nhôm Ngọc Diệp là cần thiết và có cơ sở.

Thâm định phương diện thị trường và khả năng tiêu thụ

Nhu cầu thị trường

Hiện nay, thị trường nhôm thanh định hình trong nước có nhu cầu rất lớn. Tổng sản lượng tiêu thụ khoảng 400,000 tấn/năm, trong đó sản lượng sản xuất trong nước khoảng 300,000 tấn/năm, sản lượng nhôm nhập khẩu khoảng 100,000 tấn/năm. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu chuẩn phục vụ cho các dự án xây dựng, chủ yếu phụ thuộc vào một số hãng nhôm xây dựng lớn và quen thuộc như Xingfa, Schuco, Technal chiếm 1/3 sản lượng tiêu thụ trong nước, với tổng trị giá

2.840 nghìn tỷ năm 2015.

Nguồn cung trên thị trường

Sản lượng nhập khẩu khoảng 100.000 tấn/năm (chủ yếu phục vụ các dự án xây dựng),hệ nhôm nhập chủ yếu là Xingfa. Hiện nay, do thị trường nhôm Trung quốc đang có khả năng hủy bỏ chính sách hỗ trợ hoàn thuế xuất khẩu với mặt hàng nhôm do đó giá nhôm nhập khẩu sẽ tăng cao hơn so với giá nhôm trong nước, vì vậy các nhà đầu tư bất động sản đang hướng vào thị trường Nhôm được trong nước, bởi sức cạnh tranh của các nhà máy Nhôm trong nước ngày càng cao, có thể sản

xuất được tất cả các mặt cắt và màu sơn của nhôm nhập khẩu, thời gian đáp ứng nhanh, điều kiện bảo hành dễ dàng và nhanh chóng.

Đánh giá cân đối cung - cầu trên thị trường: Do sự tăng trưởng của thị trường bất động sản nên thị trường nhôm ngày càng sôi động, nhu cầu về nhôm

Một phần của tài liệu 0228 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương VN chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 105 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w