1.3.3.1 Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp
Để nắm được tình hình tài chính của một khách hàng, các nhân viên tín dụng ngân hàng sẽ phân tích báo cáo tài chính bằng các phương pháp khác nhau song tại Việt Nam, kỹ thuật phân tích tỷ số tài chính được sử dụng nhiều nhất. Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính có thể chia làm ba loại: tỷ số tài chính xác định từ bảng cân đối tài sản, tỷ số tài hính xác định từ báo cáo thu nhập, và tỷ số tài chính xác định từ cả hai báo cáo vừa nêu. Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành: các tỷ số thanh khoản, các tỷ số nợ, các tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay, các tỷ số hiệu quả hoạt động, các tỷ số khả năng sinh lợi và các tỷ số khả năng tăng trưởng.
❖Tỷ số thanh khoản
Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Loại tỷ số này gồm có: tỷ số thanh khoản hiện thời và tỷ số thanh khoản nhanh. Cả hai loại tỷ số này xác định dữ liệu từ bảng cân đối tài sản, do đó chúng thường được xem là tỷ số được xác định từ bảng cân đối tài sản, tức là chỉ dựa vào bảng cân đối tài sản là đủ để xác định hai loại tỷ số này. Đứng trên góc độ ngân hàng, hai tỷ số này rất quan trọng vì nó giúp chúng ta đánh giá được khả năng thanh toán nợ của công ty.
Tỷ số thanh toán hiện thời ( còn gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn) được xác định dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động chia cho nợ ngắn hạn phải trả.
23
hu và tồn kho. Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế, và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác. Tuy nhiên trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành
tiền. Để tránh nhược điểm này tỷ số thanh khoản nhanh được ngân hàng đưa
vào phân tích.
Tỷ số thanh khoản nhanh được xác định nhờ thông tin từ bảng cân đối tài sản nhưng không kể giá trị hàng tồn kho vào trong giá trị tài sản lưu động khi tính toán. Công thức như sau:
❖ Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động
Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty, chúng được thiết kế để trả lời câu hỏi: Các tài sản được báo cáo cân đối tài sản có hợp lý không hay là quá cao hoặc quá thấp so với doanh thu? Nếu công ty đầu tư vào tài sản quá nhiều dẫn đến dư thừa tài sản và vốn hoạt động sẽ làm cho dòng tiền tự do và giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, nếu công ty đầu tư quá ít vào tài sản khiến cho không đủ tài sản hoạt động sẽ làm tổn hại đến khả năng sinh lợi, do đó làm giảm dòng tiền tự do và giá cổ phiếu. Do vậy, công ty nên đầu tư tài sản ở mức độ hợp lý. Thế nhưng như thế nào là hợp lý? Muốn biết điều này chúng ta phải phân tích các tỷ số sau:
Tỷ số hoạt động tồn kho: Để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của công ty chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động tồn kho. Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho.
Λ , .λ <, Số ngày trong năm So ngày tôn kho = ∏i, r∙'e, j
Số vòng quay HTK
Kỳ thu tiền bình quân'. Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân một khoản phải thu mất bao nhiêu ngày. Công thức xác định thu tiền bình quân như sau:
τ,, , λ λ Giá trị khoản phải thu * 360
y 1 q Doanh thu hàng năm
Vòng quay tài sản cố định: Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng.
Doanh thu
Vòng quay tài sản cố định = ____________________,_____________ Tài sản cố định
Vòng quay tổng tài sản: tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt đó là tài sản cố định hay tài sản lưu động. Công thức xác định vòng quay tổng tài sản như sau:
Doanh thu
Vòng quay tổng tài sản = __________________,_________________ Giá trị tổng tài sản
❖ Tỷ số quản lý nợ
Trong tài chính công ty, mức độ sử dụng nợ để tài trợ hoạt động công ty gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt. Một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông mặt khác nó làm gia tăng rủi ro. Do đó, quản lý nợ cũng quan trọng nhu quản lý tài sản.
Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu: tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của công ty và qua đó đo lường khả năng tự chủ tài chính của công ty.
25
Tỷ số nợ so với tổng tài sản: tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của công ty.
,. ,A , Tổng giá trị nợ Tỷ số nợ so với tổng tài sản = rτλA -a∙ ∖
j fc, Tổng tài sản
Tỷ số nợ dài hạn: Tỷ số này được xác định bằng cách lấy nợ dài hạn chia cho tổng giá trị vốn cố định, bao gồm nợ dài hạn cộng với vốn chủ sở hữu.
r Giá trị nợ dài hạn
Tỷ số nợ dài hạn = ____________________,_____________ Giá trị nguồn vốn dài hạn
❖ Tỷ số khả năng sinh lợi
Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ và lãi. Do vậy, khi cho vay cán bộ tín dụng cũng cần quan tâm đến phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Có các tỷ số sau:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ động:
Tài sản lợi nhuận trên Doanh thu ròng - Giá vốn hàng bán
Doanh thu Doanh thu
Tỷ số lãi ròng so với tổng tài sản: tỷ số này phản ảnh khả năng sinh lời căn bản của công ty không kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.
LN ròng sau thuế
ROA = ________________2________________
Giá trị tổng tài sản
Tỷ số lãi ròng so với chủ sở hữu: đo lường khả năng sinh lời so với vốn chủ sở hữu bỏ ra
1.3.3.2. Thẩm định phương án kinh doanh
Khi vay vốn ngắn hạn, khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng phương án sản xuất kinh doanh, trong đó chỉ rõ: Tình hình thị trường, dự báo doanh thu, ước lượng chi phí, ước lượng lợi nhuận gộp, Ước lượng lợi nhuận ròng, đánh giá khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi. Có hai vấn đề cần lưu ý khi phân tích phương án sản xuất kinh doanh:
Thẩm định thị trường và dự báo doanh thu
Yếu tố quyết định đầu tiên khi thẩm định một phương án sản xuất kinh doanh là phân tích thị trường và qua đó dự báo doanh thu. Qua phân tích và dựa vào kinh nghiệm am hiểu về tình hình thị trường của ngành sản xuất kinh doanh mình đang xem xét, cán bộ tín dụng có thể phán quyết mức độ tin cậy của phương án sản xuất kinh doanh mà khách hàng đã lập. Từ đó, đánh giá chung về tính chất khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh.
Thẩm định dự báo các khoản mục chi phí
Nhìn chung khi vay vốn khách hàng có khuynh hướng xây dựng các khoản mục chi phí sao cho tiết kiệm giá thành để chứng tỏ cho cán bộ tín dụng thấy được phương án sản xuất kinh doanh của họ là khả thi và hiệu quả cao. Vì vậy, cán bộ tín dụng phải am hiểu về kế toán quản trị, kế toán chi phí, và cách tính giá thành sản phẩm. Từ đó có thể phán quyết khoản mục chi phí nào là hợp lý, khoản mục chi phí nào là không hợp lý.
Thẩm định dự báo kết quả kinh doanh
Thật ra thẩm định dự báo kết quả kinh doanh chỉ là hệ quả tất yếu từ thẩm định dự báo doanh thu và chi phí. Nếu công tác thẩm định dự báo doanh thu và chi phí thực hiện kỹ càng và đúng kỹ thuật thì việc thẩm định dự báo kết quả kinh doanh sẽ dễ dàng.
27
1.3.3.3. Thẩm định dự án đầu tư
Khi có nhu cầu vay vốn trung hoặc dài hạn, khách hàng sẽ liên hệ và lập hồ sơ vay vốn gửi vào ngân hàng. Nhìn chung hồ sơ vay vốn cũng tương tự như là hồ sơ vay vốn ngắn hạn chỉ khác ở chỗ khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng dự án đầu tư vốn thay vì gửi cho ngân hàng phương án sản xuát kinh doanh. Ta có thể điểm lại sơ lược về các nội dung trong thẩm định dự án như sau:
Thẩm định nội dung thị trường của dự án
Nội dung thị trường của dự án được ngân hàng rất quan tâm vì khả năng hoàn trả vốn vay NH của Dự án phụ thuộc rất lớn vào sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời thị thường cũng là nơi đánh giá cuối cùng về chất lượng sản phẩm, về khả năng tiêu thụ và về hiệu quả thực sự của dự án.
Vì vậy thẩm định Ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến thị trường dự án - Thẩm định sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án:
- Khả năng cạnh tramh và các phương thức cạnh tranh:
Thẩm định nội dung kỹ thuật của dự án:
- Thẩm định địa điểm xây dựng công trình : - Thẩm định về qui mô công suất :
- Thẩm định về công nghệ sản xuất : - Thẩm định về phương án sản phẩm :
- Thẩm định về sự lựa chọn máy móc thiết bị : - Thẩm định về nguyên vật liệu sử dụng cho dự án:
- Thẩm định về năng lượng, nước sử dụng cho sản xuất của dự án: - Thẩm định về kỹ thuật xây dựng của dự án
- Thẩm định vấn đề xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường. - Thẩm định về lịch trình thực hiện dự án.
Những vấn đề chính cần xem xét là:
- Thẩm định về mô hình tổ chức quản trị của dự án.
- Thẩm định về lao động cho dự án: Đối với lao động trong nước, đối với lao động nước ngoài.
Thẩm định nội dung tài chính của dự án.
❖ Thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án.
Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động, tính toán chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với tính khả thi của dự án. Nếu vốn đầu tư quá thấp thì dự án không thực hiện được và ngược lại, nếu dự tính quá cao thì sẽ không phản ánh chính xác hiệu quả tài chính của dự án
❖ Thẩm định về nguồn vốn và sự đảm bảo của nguồn vốn tài trợ dự án.
Để đảm bảo cho tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn, các nguồn tài trợ nên được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà còn cả về thời điểm được tài trợ. Các nguồn vốn dự kiến này phải được đảm bảo chắc chắn, sự đảm bảo này phải có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế. Chẳng hạn nếu nguồn tài trợ này bằng văn bản sau khi các cơ quan này đã ký vào hồ sơ thẩm định dự án. Nếu là vốn góp cổ phần hoặc liên doanh phải có sự cam kết về tiến độ và số lượng vốn góp của các cổ động hoặc các bên liên doanh được ghi trong điều lệ liên doanh...
❖ Thẩm định về chi phí sản xuất, doanh thu và thu nhập hàng năm của dự án.
❖ Tính chỉ tiêu NPV (hiện giá ròng).
NPV là thu nhập ròng có được do thực hiện dự án tính ở thời điểm hiện tại. Chỉ tiêu NPV cho phép ta đánh giá được một cách đầy đủ quy mô lãi của cả đời dự án. Thu nhập thuần của dự án là thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi phí của cả đời dự án. Với ý nghĩa như vậy, NPV được xem như
29
là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá và lựa chọn dự án. NPV được tính theo công thức sau:
n n
NPV = ∑ Bi (1+r)-i - ∑ Ci (1+r)-i
i = 0 i = 0
- Trong đó: + NPV là giá trị hiện tại ròng của cả đời dự án + Bi là thu nhập năm thứ i
+ Ci là chi phí năm thứ i
+ r là tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn n là độ dài thời gian - Đánh giá dự án theo chỉ tiêu này đòi hỏi phải tuân thủ một số
nguyên tắc sau:
+ Chỉ chấp nhận các dự án có NPV > = 0
+ Nếu lựa chọn dự án trong một tập hợp các dự án được chọn là dự án có NPV lớn nhất.
- Chỉ tiêu NPV có các hạn chế sau:
+ Không thấy được lợi ích thu được từ một đồng vốn đầu tư. + Phụ thuộc vào cách lựa chọn tỷ suất triết khấu
+ Không áp dụng được trực tiếp để so sánh, lựa chọn các dự án có vòng đời hay vốn đầu tư khác nhau.
❖Tính chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn (IRR).
Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu và các khoản chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại, thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, hay nói cách khác là giá trị hiện tại của thu nhập thuần của dự án sẽ bằng không. Đây là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án. Nó cho biết mức lãi suất mà dự án có thể đạt được. Dự án được lựa chọn khi IRRda > MARR (Minimum
Attractive Rate of Return). MARR được gọi là mức lãi suất thấp nhất có thể chấp nhận được. Nó chủ yếu được tính trên cơ sở kinh nghiệm của người chủ đầu tư hoặc ngân hàng thẩm định. IRRda được tính theo công thức:
n n
∑ Bi (1+IRR)-i - ∑ Ci (1+IRR)-i = 0
i = 0 i = 0
- Ưu điểm: Có thể tính toán được mà không cần số liệu về tỷ suất chiết khấu.
- Nhược điểm: không xác định được IRR trong trường hợp dòng tiền bị biến dạng, thay đổi nhiều lần từ (-) sang (+) hoặc ngược lại, vì có rất nhiều đápsố khác nhau.
❖Xác định điểm hoà vốn của dự án.
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để trang trải các khoản chi phí bỏ ra. Tại điểm hoà vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí, do đó tại đây dự án chưa có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Bởi vậy, chỉ tiêu này cho biết khối lượng sản phẩm hoặc mức doanh thu (do bán sản phẩm đó) thấp nhất cần phải đạt được của dự án để đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra. Điểm hoà vốn có thể được biểu hiện bằng chỉ tiêu hiện vật (sản lượng tại điểm hoà vốn) hoặc chỉ tiêu giá trị (doanh thu tại điểm hoà vốn). Nếu sản lượng hoặc doanh thu của cả đời dự án lớn hơn sản lượng hoặc doanh thu của dự án tại
điểm hoà vốn thì dự án có lãi, ngược lại nếu thấp hơn thì dự án bị lỗ. Vì vậy, chỉ tiêu điểm hoà vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao, thời gian thu hồi vốn càng ngắn.
Thẩm định về khả năng trả nợ cho Ngân hàng: