Nâng cao chất

Một phần của tài liệu 0258 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NH đầu tư và phát triển hà tây luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 94 - 100)

1 .3Chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp

3.2.1 Nâng cao chất

Việc quyết định cho vay hay không một phần dựa vào kết quả từ việc đánh giá toàn diện doanh nghiệp: tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, đánh giá rủi ro tín dụng đối với DNXL theo mô hình Swot...Do vậy việc đánh giá đúng và chặt chẽ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng cũng như uy tín của ngân hàng. Nếu đánh giá không chính xác sẽ dễ dàng làm mất khách hàng tốt hoặc gia tăng rủi ro tín dụng. Xây lắp là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như đã phân tích ở trên, vì vậy vấn đề tăng cường công tác đánh giá doanh nghiệp lại càng cần thiết.

xuất kinh doanh để đánh giá toàn diện doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đánh giá còn mang nặng tính hình thức, các số liệu thu thập được chưa đầy đủ hoặc không chính xác dẫn đến kết quả đánh giá chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình hoạt động của doanh nghiệp, chất lượng tín dụng vì vậy vẫn chưa được nâng cao.

Để nâng cao chất lượng đánh giá các DNXL làm cơ sở quyết định chính sách tín dụng áp dụng cho khách hàng, cần tập trung vào một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, yêu

cầu các DNXL phải cung cấp đầy đủ, chi tiết các số liệu về công nợ các loại tại các TCTD trong và ngoài nước; chi tiết các khoản phải thu, phải trả theo từng công trình. Việc phân tích chi tiết các khoản mục tài sản cần chú ý tới những tài khoản nhạy cảm như:

Phải thu của khách hàng: Phân tích các khoản phải thu của khách hàng

theo đối tượng, theo thời gian phát sinh, nguồn vốn thanh toán. Các tài liệu dùng để kiểm tra và phân tích các khoản phải thu bao gồm: Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu thanh toán, hồ sơ quyết toán công trình, biên bản đối chiếu công nợ, hoá đơn tài chính, quá trình thanh toán từ trước đến nay, cân đối chi tiết phát sinh tài khoản 131 (phải thu khách hàng).

Qua kết quả phân tích các khoản phải thu, cán bộ tín dụng phải lọc ra được các khoản phải thu tồn đọng không có khả năng thu hồi và không tính vào khoản mục tài sản khi đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Các khoản phải thu tồn đọng không có khả năng thu hồi có tiêu chí sau: Nguồn thanh toán không rõ ràng (nguồn ngân sách địa phương nhưng địa phương không có khả năng thu ngân sách...) và có thời gian nợ trên 1 năm (trừ phần giữ lại do bảo hành).

Các khoản phải thu theo quy định phải xoá (đối tượng nợ không còn) nhưng doanh nghiệp chưa hạch toán giảm khoản phải thu.

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Phân tích chi phí sản xuất kinh

doanh dở dang chi tiết theo từng công trình, thời gian phát sinh, nguồn vốn thanh toán, lý do vì sao chưa được nghiệm thu thanh toán. Cán bộ tín dụng đối chiếu giá trị hợp đồng với tổng chi phí phát sinh đưa vào công trình, từ đó bóc tách được phần lỗ thực chất đang ẩn giấu trong khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của

doanh nghiệp trong so sánh với kỳ trước, uy tín của doanh nghiệp trong vấn đề thanh toán các khoản phải trả với các bạn hàng, tính ổn định của nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động của Doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn nào...

Thứ hai, việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu hoạt động được

thực hiện trên cơ sở bóc tách số liệu các khoản phải thu khó đòi, các khoản dấu lỗ, dấu lãi trong các mục tạm tứng, chi phí chờ kết chuyển, việc tính các chỉ tiêu vòng quay vốn ngắn hạn, kỳ thu tiền bình quân và các chỉ tiêu thanh toán sẽ được chính xác hơn. Tránh tình trạng như hiện nay, số liệu sau bóc tách chỉ để tham khảo, các chỉ tiêu tài chính vẫn tính trên cơ sở báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp, do đó chất lượng tín dụng DNXL chưa được cải thiện.

Thứ ba, đánh giá năng lực đấu thầu, năng lực thi công phải trên cơ sở

phân tích các số liệu thực tế các công trình thi công trong kỳ để nhận thấy các hoạt động chính của đơn vị trong việc tham gia đấu thầu; khả năng đảm bảo nguồn vốn thanh toán của các công trình mà doanh nghiệp thi công; chất lượng thi công và năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp, từ đó mà có nhận định chính xác, toàn diện hơn tình hình tìm kiếm nguồn việc của doanh nghiệp.

3.2.2. Tăng cường công tác quản lý tín dụng đối với DNXL

Việc tăng cường công tác quản lý tín dụng đối với DNXL thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, xác định tốt thời điểm trả nợ, mức trả nợ và biện pháp thu nợ.

Để công tác thu hồi nợ đạt kết quả nhằm giảm NQH, tăng vòng quay vốn tín dụng đối với DNXL cần có những giải pháp sau:

Xác định thời hạn trả nợ: hiện tại thời hạn trả nợ đối với vay ngắn hạn hạn mức thường căn cứ vào vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các công trình. Như vậy dẫn đến trường hợp thời hạn của các khoản vay và thời điểm tiền thanh toán công trình về có thể không khớp về mặt thời gian, buộc phải gia hạn nợ hoặc phải để doanh nghiệp đảo nguồn, cả hai trường hợp trên đều ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng, dẫn đến chất lượng tín dụng không cao. Để có thể thu hồi vốn vay đúng hạn ngay khi tiền về, cần tính toán và xem xét sao cho ngoài việc phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn lưu động còn phải phù hợp với tiến độ thanh toán từng hợp đồng thi công cụ thể nhằm hoàn trả nợ gốc và lãi vay thích hợp. Cần nắm được đặc điểm của DNXL trong việc nghiệm thu công trình, thanh toán, đòi nợ phải thu...để định thời hạn trả nợ cho phù hợp.

Về thời điểm trả nợ: cần xác định thời điểm trả nợ đối với từng đối tượng công trình hoặc hạng mục công trình vay vốn, đối với từng phương thức tín dụng phù hợp với đặc điểm luôn chuyển vốn của khách hàng và tiến độ thanh toán của chủ đầu tư. Nhất là tín dụng trung dài hạn, đưa ra quyết định về thời gian ân hạn trong thời hạn vay phải hợp lý. Phương thức thu nợ cũng cần quy định cho phù hợp với thực tế tình hình sản xuất kinh doanh và thu nhập của khách hàng. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có hiểu biết, nghiên cứu sâu về hoạt động kinh doanh xây lắp của khách hàng.

Về mức trả nợ: việc xác định mức trả nợ phù hợp cho mỗi kỳ hạn là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán các khoản nợ

đến hạn của doanh nghiệp. Hiện tại đối với tín dụng trung dài hạn mức trả nợ thường được chia đều thành các kỳ, điều này thực tế không phù hợp vì máy móc thi công vào các tháng khác nhau trong năm là khác nhau. Còn đối với tín dụng ngắn hạn thì căn cứ hợp đồng vay vốn từng lần để định thời gian trả nợ và mức trả nợ.

Nên chăng, cần xác định mức trả nợ phù hợp với mức doanh thu từ hoạt động kinh doanh của khách hàng, mức trả nợ đối với vốn vay ngắn hạn được xác định trên cơ sở tiến độ nghiệm thu thanh toán cụ thể của công trình, vì vậy để xác định mức trả nợ cần xác định tiến độ nghiệm thu thanh toán theo tiến độ thi công được quy định trong hợp đồng xây lắp. Đối với tín dụng trung dài hạn không nên áp dụng hình thức thu nợ đều theo các kỳ hạn mà phải tuỳ thuộc vào tình hình sử dụng máy móc thiết bị thi công thực tế của từng DNXL có chú ý tới tính thời gian sử dụng, thời gian trích khấu hao.

Thứ hai, hạn chế NQH:

NQH là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng tín dụng, NQH đối với các DNXL tại BIDV HT cũng rất cao so với các ngành khác. Vấn đề đặt ra là làm sao hạn chế NQH nói chung và NQH DNXL nói riêng. Do đó trong phạm vi quản lý tín dụng, có thể hạn chế đến mức thấp nhất NQH phát sinh bằng việc:

Hoạch định chính sách chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng trong đó chú trọng chiến lược khách hàng với từng ngành nghề cụ thể, đặc biệt là ngành xây dựng cơ bản.

Phân loại khách hàng DNXL. Đối với các DNXL có vốn tự có quá thấp, nợ phải thu cao cần hạn chế, giảm dần dư nợ.

Thẩm định phương án, dự án cho vay. Đối với phương án kinh doanh của công trình nào chưa rõ nguồn vốn hoặc nguồn vốn không chắc chắn thì kiên quyết không cho vay; thẩm định TSĐB; quyết định mức cho vay; tiến hành hoạt động kiểm tra, kiểm soát.

Thứ ba, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn:

Do đặc điểm DNXL chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố khách quan như điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu....Do đó có những yếu tố mang tính khách quan không thể lường trước được cũng dẫn đến rủi ro cho khách hàng.

Do vậy, ngân hàng trên cơ sở phân tích thực trạng nguyên nhân nợ quá hạn nếu thấy là do yếu tố khách quan có thể xử lý bằng kỹ thuật nghiệp vụ để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: gia hạn nợ, giãn nợ hoặc miễn giảm một phần lãi vay để khách hàng ổn định hoạt động sản xuất từ đó có điều kiện trả nợ cho ngân hàng.

Thứ tư, thu hồi NQH:

Khi NQH phát sinh, căn cứ vào nguyên nhân NQH, thời gian NQH để có những biện pháp tốt nhất thu hồi nợ.

Đối với NQH dưới 180 ngày do khách hàng khó khăn vì một lý do nào đó, sau khi đã xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật, cán bộ tín dụng phải bám sát khách hàng, khi có nguồn thu nợ ngay.

Đối với những khoản nợ tồn đọng, nợ xấu (quá hạn trên 360 ngày), cán bộ tín dụng tích cực đôn đốc, nhắc nhở, thông báo xử lý TSĐB nợ vay hoặc phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thu hồi nợ.

Đối với những khoản tín dụng do cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm, tiêu cực thì nhất thiết phải xử lý, quy trách nhiệm vật chất...

Đối với nợ của các DNXL thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thì phối hợp với Tập đoàn, Tổng công ty có biện pháp xử lý thích hợp.

Sau khi thực hiện các biện pháp trên, số NQH còn lại sẽ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro.

Bất kỳ hoạt động nào thì con người luôn có vị trí trung tâm và đóng vai trò chủ chốt. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng vậy, để món vay đạt chất lượng tốt thì phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của con người thông qua các khâu như: thu thập thông tin đánh giá khách hàng, thẩm định dự án, đánh giá giá trị của TSĐB, quá trình giám sát món vay...Bên cạnh đó, đạo đức của cán bộ cũng không kém phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng bởi nếu người cán bộ thiếu trách nhiệm, không trung thực trong công việc, phẩm chất đạo đức kém dễ có những việc làm tiêu cực.

Chính vì vậy, cần xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng theo các tiêu chí sau: có phẩm chất đạo đức và tư cách tốt; có bản lĩnh vững vàng, trung thực; có ý thức trách nhiệm; có trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu biết xã hội, am hiểu thị trường và pháp luật; có thể lực và khả năng giao tiếp tốt.

Để đạt được những tiêu chuẩn đó, bên cạnh việc thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thông qua các khoá đào tạo ngắn hạn thì Ban giám đốc cũng cần có nhiều buổi thảo luận, giáo dục nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ nhân viên trong BIDV HT. Ngoài ra, BIDV HT cũng cần có chế độ khen thưởng, phạt đúng lúc và thích đáng để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên, giúp cho nhân viên cảm thấy có sự quan tâm từ đó hiệu quả công việc được nâng cao hơn.

Một phần của tài liệu 0258 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NH đầu tư và phát triển hà tây luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w