ĐÌNH TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH TỈNH HƯNG YÊN
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, Thông qua việc nâng cao chất lượng tín dụng, Agribank - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên đã có điều kiện để mở rộng tín dụng hộ gia đình đã góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho hộ gia đình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống; giúp các hộ gia đình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành nghề, làng nghề phát triển, từng bước chuyển đổi mạnh mẽ từ kinh tế tự cấp, tự túc thành kinh tế sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động ở nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động, đời sống văn hóa, kinh tế xã hội tại địa phương tăng lên, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị thu hẹp lại, hạn chế việc di dân đến thành phố. Việc mở rộng tín dụng hộ gia đình tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên trong những năm qua đã giúp cho nhiều hộ gia đình tiếp cận được nguồn
vốn ngân hàng với lãi suất hợp lý, từ đó đã giảm được nạn cho vay nặng lãi diễn ra từ lâu đời, giúp các hộ gia đình thiếu vốn giảm chi phí về vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm được hệ lụy của nạn cho vay nặng lãi, giữ vững an ninh chính trị.
Thứ hai, số lượng khách hàng là hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách hàng có quan hệ vay vốn với Agribank - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên. Năm 2011, có 34.774 hộ gia đình có quan hệ tín dụng với ngân hàng, chiếm tỷ trọng 88,5%/ tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng; năm 2012, có 35.185 hộ gia đình có quan hệ tín dụng với ngân hàng, chiếm tỷ trọng 89%/ tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng ; đến năm 2013, con số này đã lên tới 40.798 hộ gia đình có quan hệ tín dụng với ngân hàng, chiếm tỷ trọng 92%/ tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng. Điều này chứng tỏ Agribank - chi nhánh tỉnh Hưng Yên đã rất quan tâm đến việc mở rộng tín dụng đối với hộ gia đình, mặt khác cũng cho thấy niềm tin của Ngân hàng đối với khách hàng ngày càng được nâng lên, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, có nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng cùng hoạt động trên địa bàn.
Thứ ba, Agribank - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên đã triển khai tốt cho vay hộ gia đình thông qua tổ vay vốn, hoạt động cho vay hộ gia đình luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương từ cấp tỉnh đến cơ sở thôn và các tổ chức chính trị xã hội, việc cho vay hộ gia đình hầu hết đều thông qua tổ vay vốn là tổ chức hội Nông dân, hội Phụ nữ và trưởng, phó thôn. Do vậy, đã tạo được sự gắn kết giữa ngân hàng với địa phương, việc cho vay thông qua tổ nhóm đã giảm tải công việc của cán bộ tín dụng trong khâu thẩm định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn, giảm tải được công việc của giao dịch viên kế toán trong công tác thu nợ, thu lãi. Mặt khác giảm thiểu rủi ro do tổ vay vốn cung cấp thông tin của người vay tương đối chính xác (vì họ
cùng chung sống trong thôn, đội). Chất lượng tín dụng của hộ gia đình cho vay thông qua tổ luôn đảm bảo (tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2013 là 0,4%)
Thứ tư, doanh số cho vay và dư nợ đối với khách hàng là hộ gia đình cũng chiếm tỷ trọng lớn và tăng đều qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2011, doanh số cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình là 3.380 tỷ đồng, chiếm 53,4% tổng doanh số cho vay, dư nợ cho vay hộ gia đình là 2.353 tỷ, chiếm 56,1%/ tổng dư nợ cho vay; năm 2012, doanh số cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình là 4.196,8 tỷ đồng, chiếm 54,1% tổng doanh số cho vay, dư nợ cho vay hộ gia đình là 2.807 tỷ, chiếm 58,3%/ tổng dư nợ cho vay; năm 2013, doanh số cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình là 4.970,8 tỷ đồng, chiếm 55,9% tổng doanh số cho vay, dư nợ cho vay hộ gia đình là 3.469 tỷ, chiếm 60,3%/ tổng dư nợ cho vay.
Thứ năm, chất lượng tín dụng cho vay hộ gia đình luôn đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu qua các năm giai đoạn 2011 - 2013 luôn ở dưới 1% trong khi đó tỷ lệ nợ xấu chung trên 2%
2.3.2. Những mặt còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động tín dụng hộ gia đình tại Agrbank - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng tín dụng cũng còn nhiều tiềm ẩn rủi ro. Đây thực sự là những khó khăn mà Agribank - Chi nhánh tỉnh Hưng yên phải đối mặt, và cần có những biện pháp thiết thực để vượt qua.
Thứ nhất, mặc dù số lượng cũng như dư nợ cho vay khách hàng là hộ gia đình có sự tăng trưởng đều hàng năm, nhưng thị phần tín dụng của Agribank - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên trong mấy năm trở lại đây liên tục bị thu hẹp, nhiều khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu dài cũng tìm đến các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.
gia đình luôn đảm bảo, song dư nợ xấu vẫn trong xu hướng tăng, năm 2011
dư nợ xấu cho vay hộ gia đình là 14, 67 tỷ đồng; năm 2012 dư nợ xấu tăng lên
15,41 tỷ đồng và đến năm 2013 con số này đã tăng lên 22,57 tỷ đồng; đặc biệt
dư nợ xấu ở nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng cao, đó còn chưa kể số dư
nợ xấu hàng năm chi nhánh phải xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng.
Thứ ba, so với cho vay doanh nghiệp mỗi món vay của hộ gia đình thường nhỏ, do vậy chi phí trên trên số tiền cho vay hộ gia đình cao hơn nhiều. Khi phát sinh một món vay dù nhiều hay ít ngân hàng vẫn phải tuân thủ đầy đủ quy trình cho vay từ khâu thẩm định, xét duyệt đến khâu kiểm tra, xử lý sau khi cho vay.
Thứ tư, hoạt động kiểm soát trong và sau khi cho vay còn lỏng lẻo, mang tính hình thức, thông tin tín dụng còn chưa cập nhật đầy đủ, dẫn đến chất lượng thẩm định chưa cao.
Thứ năm, chưa linh hoạt trong việc cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các mô hình kinh tế, các dự án có nhu cầu vốn lớn, việc cho vay không có tài sản bảo đảm mới dừng lại ở những đối tượng khách hàng theo quy định về cơ chế tiền vay căn cứ Nghị định 41/2010/NĐ-CP. Do vậy, những mô hình sản xuất kinh doanh lớn không có tài sản , hoặc có tài sản là quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng vẫn khó tiếp cận vốn, không dám mở rộng quy mô hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nạn cho vay nặng lãi vẫn có điều kiện để tồn tại và phát triển.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Hoạt động tín dụng đối với hộ gia đình tại Agribank - chi nhánh tỉnh Hưng Yên còn có những tồn tại, hạn chế như trên là do rất nhiều nguyên
Cán bộ tín dụng là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc ra quyết định cho vay. Vì vậy, chất lượng cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng tín dụng cũng như chất lượng khoản vay. Đội ngũ cán bộ tín dụng cho vay hộ gia đình tại Agribank- chi nhánh tỉnh Hưng Yên hiện nay chủ yếu có trình độ trung cấp, độ tuổi cao, trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Để có thể mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, chất lượng tín dụng hộ gia đình nói riêng, cán bộ tín dụng phải am hiểu khách hàng, am hiểu lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống, các kiến thức ngoại ngành có liên quan đến lĩnh vực đầu tư..., phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan tới người vay, quan tâm thích đáng tới chu kì kinh doanh của người vay ... Trong thực tế, tỷ lệ cán bộ đáp ứng được yêu cầu đó chưa nhiều. Khi cán bộ tín dụng còn những hạn chế về trình độ và năng lực tác nghiệp thì công tác đầu tư vốn và quản lý chất lượng tín dụng sẽ không đạt kết quả cao.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân chủ quan của cán bộ tín dụng như tâm lý e ngại cho vay đối với khách hàng vì sợ rủi ro cho ngân hàng, không thẩm định nhu cầu vay vốn kịp thời khi khách hàng có nhu cầu hoặc gây phiền hà trong quá trình giải quyết cho vay, thời gian thẩm định và giải quyết cho vay vẫn của một số cán bộ tín dụng còn chậm trễ. Điều này càng làm cho các khách hàng khó tiếp cận hơn với nguồn vốn ngân hàng, ngân hàng cũng khó mở rộng được tín dụng.
Thứ hai, Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng là một trong những yếu tố làm tăng các khoản nợ xấu. Trong thực tế vẫn còn những cán bộ tín dụng cố tình làm sai quy định, tham ô để mưu lợi riêng làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng. Cán bộ tín dụng là người xem xét, đánh giá trực tiếp các phương án, dự án của khách hàng, nếu không tuân thủ quy trình nghiệp vụ, kết hợp với việc kiểm tra giám sát lỏng lẻo của lãnh đạo thì dễ dẫn đến việc
lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi cá nhân. Điều đó làm cho nợ xấu tăng cao, làm tổn thất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ ba, Hoạt động kiểm tra, giám sát trong và sau khi cho vay của một bộ phận cán bộ tín dụng còn xem nhẹ, còn mang nặng tính hình thức. Mặt khác, do khối luợng công việc nhiều, số luợng khách hàng lớn (bình quân mỗi cán bộ tín dụng phụ trách 500 khách hàng) nên cán bộ tín dụng ít có thời gian đi thực tế khách hàng, do đó không thể nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, dẫn đến chậm phản ứng khi khách hàng gặp phải những tình huống bất ngờ, xảy ra rủi ro thì đã muộn.
Thứ tư, Biện pháp thu hồi nợ quá hạn và xử lý tài sản thế chấp chua kiên quyết không dứt điểm: Nhiều khách hàng có khả năng trả nợ nhung vẫn cố tình trây ỳ không chịu trả nợ hoặc dựa vào các mối quan hệ quen biết. Quy trình phát mại tài sản thế chấp còn phức tạp, khi khách hàng không tự nguyện bàn giao tài sản cho ngân hàng thì việc xử lý tài sản để thu hồi nợ gần nhu bế tắc.
2.3.3.2. Nhóm nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, quy mô sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình trên địa bàn còn nhỏ, các mô hình chăn nuôi, trồng trọt với quy mô lớn chua nhiều, chủ yếu là quy mô nhỏ do vậy nhu cầu vốn vay không nhiều, điều đó làm hạn chế tăng truởng tín dụng.
Thứ hai, một số khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn thì gặp phải khó khăn về tài sản thế chấp, tài sản của hộ gia đình chủ yếu là quyền sử dụng đất và tập trung nhiều ở vùng nông thôn, giá trị thấp.
Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình trên địa bàn còn thấp, nên khi khách hàng là hộ gia đình có nhu cầu vay vốn lớn phải thế đảm bảo bằng tài sản không tiếp cận đuợc vốn ngân hàng, do cơ chế đảm bảo tiền vay quy định bắt buộc phải có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất khi thế chấp vay vốn, điều đó làm mất cơ hội kinh doanh của khách hàng cũng nhu việc mở rộng tín dụng của ngân hàng.
Thông tu 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT “Thông tu liên tịch huớng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất” là một trở ngại lớn cho các hộ gia đình trong việc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất, theo nội dung thông tu này 100% hộ gia đình không thực hiện đăng ký đuợc tài sản gắn liền với đất vì chua có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất, thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản rất phức tạp. Do vậy, mặc dù có tài sản có giá trị lớn (là nhà ở, các công trình xây dựng trên đất) song không đủ điều kiện để thế chấp vay vốn ngân hàng.
Thứ ba, năng lực quản lý, năng lực kinh doanh của một số khách hàng còn có phần hạn chế, chua theo kịp cơ chế thị truờng cạnh tranh năng động, còn một số khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, một số khách hàng không thiện chí trong việc trả nợ, cố tình trây ỳ, dây dua, thậm chí có khách hàng có ý đồ lừa đảo để chiếm đoạt vốn vay ngân hàng.
Thứ tư, môi truờng kinh doanh biến động phức tạp
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu việc sản xuất kinh doanh trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ đuợc, giá cả các mặt hàng trong xu huớng giảm, nên nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống của hộ gia đình cũng có phần giảm sút.
Môi truờng kinh doanh trên địa bàn: Phần lớn khách hàng hộ gia đình của Agribank nói chung, Agribank - Chi nhánh tỉnh Hung Yên nói riêng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, là lĩnh vực hoạt động thuờng xuyên chịu sự tác động của môi truờng tự nhiên. Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh huởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó
thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy khi có thiên tai địch họa xảy ra, khách hàng cùng ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án kinh doanh bị đổ bể, khách hàng không có nguồn thu... điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình.
Thứ năm, cơ chế chính sách của Chính phủ, của NHNN về cho vay, đảm bảo tiền vay, xử lý nợ xấu,...còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế, đổi mới và chỉnh sửa bổ sung còn chậm. Quy chế cho vay có điểm thiếu cụ thể, nên khi triển khai thực hiện còn vướng mắc, còn nhiều cách hiểu khách nhau dẫn đến rủi ro. Quy trình phát mại tài sản là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất còn phức tạp, tài sản thế chấp đã được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng ngân hàng không tự định đoạt được mà phải xin ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn hoặc phải khởi kiện ra tòa. Pháp luật chưa ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý về thẩm quyền của ngân hàng hoặc cơ quan chức năng trong việc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố,... chưa có cơ chế cưỡng bức buộc người vay vốn phải có nghĩa vụ giao tài sản cho ngân hàng để xử lý khi không có khả năng trả nợ, sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật làm cho ngân hàng lúng túng trong quá trình xử lý. Điều này dẫn đến tình trạng khách hàng trây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, Luận văn tóm tắt tình hình hoạt động kinh của Agribank - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên (giai đoạn 2011-2013) . Tác giả đã đánh giá, phân tích khái quát hoạt động chủ yếu của Agribank - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên thông qua một số chỉ tiêu cơ bản như là tình hình huy động vốn, tình hình dư nợ cho vay, hiệu quả hoạt động, tình hình nợ xấu tại chi nhánh....Qua đó cho chúng ta thấy được bức tranh tổng thể về hoạt động cơ