1 Định hướng hoạt động năm 2003 của NHNTHà nộ
2.1. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành 1 Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn
2.1.1 Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn
Định hướng tín dụng XNK của Chi nhánh phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và nằm trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
Điều kiện kiên quyết đảm bảo tăng trưởng tín dụng là tăng trưởng nguồn vốn. Có huy động vốn được nhiều thì Ngân hàng mới có thể cho vay hoặc đa dạng hoá hoạt động kinh doanh phục vụ khách hàng và ngược lại, việc sử dụng vốn khuyến khích Ngân hàng đẩy mạnh đa dạng các hình thức huy động. Chính vì vậy, Chi nhánh phải tiếp tục mở rộng khai thác các nguồn vốn theo các hướng:
- Xây dựng đề án phát hành kỳ phiếu ra nước ngoài trên thị trường vốn quốc tế: NHNTHà Nội đã có uy tín trong hệ thống Ngân hàng quốc tế và thị trường trong và ngoài nước. Đây là cơ sở quan trọng nhất để huy động vốn bằng kỳ phiếu và kinh doanh trên thị trường chứng khoán quốc tế. Vấn đề quyết định thành công trong nghiệp vụ này là đội ngũ nhân viên có đủ trình độ kinh nghiệm nghề nghiệp. Trước hết nên phát hành kỳ phiếu trung gian với các Ngân hàng đại lý có uy tín. Mặc dù thực hiện mua mỗi giới hiệu quả chưa cao nhưng nghiệp vụ đảm bảo an toàn và làm tiền đề cho chiến lược kinh doanh lâu dài. Sau khi thâm nhập vào thị trường tiền tệ, lựa chọn và thử nghiệm, Ngân hàng sẽ từng bước thành lập văn phòng đại diện và Chi nhánh tại các thị trường này để nhanh chóng hoàn hập với cộng đồng Ngân hàng quốc tế.
- Tiếp tục khuyến khích dân cư gửi tiền vào Chi nhánh bằng các chính sách tăng lãi xuất tiền gửi cả VNĐ lẫn ngoại tệ, cả ngắn hạn lẫn trung và dài hạn. Đối với khách hàng truyền thống, Ngân hàng nên có các phần thưởng xứng đáng, có chính sách ưu đãi riêng.
- Chi nhánh cần sử dụng thế mạnh uy tín của mình để tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước dành cho các ngành kinh tế mũi
nhọn, các hoạt động kinh doanh XNK. . và thông qua mối quan hệ đối ngoại của hệ thống NHNT, Chi nhánh nên đẩy mạnh vốn vay dài hạn ở các tổ chức quốc tế.
2.1.2. Định hướng chiến lược tài trợ
Chuyển hướng tài trợ từ cho vay thương vụ có tính chất riêng lẻ thụ đọng sang cho vay theo dự án khép kín chu trình lưu thông hàng hoá từ sản xuất đến tiêu thụ. Việc lựa chọn và thẩm định dự án đầu tư trở thành nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự thành công của Ngân hàng. Một dự án mặc dù đá được các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, nhưng trước khi quyết định cho vay, Ngân hàng cần phải thẩm định xem xét lại:
- Tính pháp lý của bộ hồ sơ bao gồm hồ sơ dự án và hồ sơ xây dựng theo điều kiện xây dựng của Nhà nước, hồ sơ mua sắm thiết bị theo quy chế đấu thầu và quy định của bộ thương mại (nếu có thiết bị nhập khẩu), hồ sơ tín dụng theo quy định của Ngân hàng.
- Phương án vay và trả nợ của dự án tính toán các nguồn vốn và nguồn tài trợ, dự kiến biến động của các thông số ảnh hưởng đến nguồn trả nợ.
- Thẩm định nhóm chi tiêu hiệu quả: thời gian hoàn vốn, hiệu quả ròng (NPV), thể lệ hoàn vốn nội bộ, tỷ suất lợi nhuận...
Đối với dự án có giá trị lớn vượt giới hạn tỷ lệ vốn có của doanh nghiệp và Ngân hàng, nên sử dụng hình thức cho vay đồng tài trợ thay bằng việc cho vay doanh nghiệp có dư nợ tại Ngân hàng hiện nay.