Phương pháp tính phí trong bảo hiểm

Một phần của tài liệu Đề tài “Quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng- lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua” pps (Trang 26 - 30)

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM

7. Phí và cách tính phí trong bảo hiểm xây dựng – lắp đặt

7.3. Phương pháp tính phí trong bảo hiểm

7.3.1 Trong bảo hiểm xây dựng

Để đảm bảo khả năng kinh doanh của mình thì công ty bảo hiểm phải đưa ra một cách tính phí phù hợp thông thường phí bảo hiểm xây dựng bao gồm hai phần chính: phí bảo hiểm tiêu chuẩn và phí mở rộng.

* Phí bảo hiểm tiêu chuẩn: Là phí tính cho các rủi ro tiêu chuẩn như cá rủi ro thiên tai, các rủi ro bất ngờ, các rủi ro do tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm…Phí bảo hiểm tiêu chuẩn có ba phần chính đó là:

- Phí cơ bản tối thiểu: Là mức phí tối thiểu cho một công trình xây dựng, lắp đặt nhất định, được tính bằng một tỷ lệ nhất định so với số tiền bảo hiểm

- Phụ phí rủi ro động đất: Là mức phụ phí tính cho từng loại công trình, phụ thuộc vào độ nhạy cảm của công trình đối với rủi ro động đất. Trong kỹ thuật mức đọ nhạy cảm của công trình được chia thành năm loại C, D, E, F, G. Tỷ lệ phí được tính bằng phần nghìn/năm

Nếu công trình xây dựng có thời thời gian xây dựng trên hoặc dưới một năm được tính như sau:

Phụ phí động đất (trong

thời gian xây dựng) = Phí cho 1 năm 

Thời hạn bảo hiểm (tháng) 12 tháng Bảng 1: Biểu phí rủi ro động đất Độ nhạy cảm của Công trình Phụ phí rủi ro động đất Khu vực 0 Khu vực 1 C 0 0,20 D 0 0,22 E 0 0,24 F 0 0,26 G 0 0.36

(Nguồn: Bảo minh Hà Nội )

Khu vực 1: Bao gồm các tĩnh: Sơn la, Lào cai, Hà giang, Tuyên quang, Cao bằng, Lạng sơn, Thái nguyên, Bắc cạn, Phú thọ, Vĩnh phúc, Hòa bình, Bắc giang, Bắc ninh, Hà tây, Yên bái, Lai châu, Điện biên.

Khu vực 0: Bao gồm các tĩnh còn lại

Các ký hiệu (1): C, D, E, F, G là các ký hiệu quy định về độ nhạy cảm của công trình.

- Phụ phí lũ lụt: Mức phí này được tính cho một năm căn cứ vào tính chất của từng loại công trình chịu tác động của lũ lụt. Tỉ lệ phí được tính bằng tỷ lệ nhất định so với số tiền bảo hiểm (phần nghìn). Nó phụ thuộc vào thời gian thi công (mùa mưa hay mùa khô).

Bảng 2: Biểu phụ phí rủi ro bão và lũ lụt ở Việt Nam

Sức chụi đựng Của công trình (2)

Phụ phí rủi ro bão Phụ phí rủi ro lụt

KV1 KV2 KV3 KV1 KV2 KV3

I 0,05 0,10 0,15 0,05 0,15 0,25

II 0,10 0,15 0,20 0,10 0,20 0,30

III 0,15 0,20 0,25 0,20 0,30 0,40

(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)

+ Phân chia khu vực rủi ro bão:

Khu vực 1: Bao gồm các tĩnh sau đây: Lai châu, Điện biên, Sơn la, Lào cai, Yên bái, Hà giang, Tuyên quang, Bình dương, Bình phước, Tây ninh, Long An, TP Hồ Chí Minh, Vũng tầu, Tiền giang, Bến tre, Trà vinh, Đồng tháp, TP Cần thơ, Hậu giang, Vĩnh long, Sóc trăng, An giang, Bạc liêu, Cà mau, Kiên giang.

Khu vực 2: Bao gồm các tỉnh sau đây: Cao bằng, Lạng sơn, Thái nguyên, Bắc cạn, Quảng ninh, Phú thọ, Vĩnh phúc, Hòa bình, Hà tây, Đắc nông, Đắc lắc, Lâm đồng, Gia lai, Lam đồng, Gia lai, Kon tum, Bình thuận, Đồng nai.

Khu vực 3: Bao gồm các tĩnh sau: Hà nội, Bắc giang, Bắc ninh, Hải dương,, Hưng yên, Thái bình, Hải phòng, Nam hà, Ninh bình, Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh, Quãng bình, Quãng trị, Thừa thiên-Huế, Quãng Nam, TP Đà nẵng, Quãng ngãi, Bình định, Phú yên, Khánh hòa, Ninh thuận.

+ Phân chia khu vực rủi ro lũ lụt

Khu vực 1: Bao gồm các tĩnh: Lâm đồng, Đắc nông, Đắc lắc, Gia lai, Kon tum, Bình dương, Bình phước, Tây ninh.

Khu vực 2: Bao gồm các tỉnh: Cao bằng, Lạng sơn, Hà giang, Lào cai, Yên bái, Thái nguyên, Bắc cạn, Quảng ninh, Bắc giang, Bắc ninh, Phú thọ,

Vĩnh phúc, Hòa bình, Hà tây, Hà Nội, Hải phòng, Hải dương, Hưng yên, Thái bình, Hà nam, Ninh bình, TP Hồ Chí Minh, Đồng nai, Vũng tầu, Long an, Tiền giang, Bến tre, TP Cần thơ, Hậu giang, Vĩnh long, Trà vinh, Kiên giang.

Khu vực 3: bao gồm các tỉnh: Sơn la, Lai châu, Điện biên, Tuyên quang, Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh, Quãng bình, Quảng trị, Thừa thiên-Huế, Quảng nam, TP Đà nẵng, Quãng bình, Bình thuận, Đồng tháp, An giang, Sóc trăng, Bạc liêu, Cà mau.

Việc phân chia khu vực ở trên chỉ là tương đối, trong khi tiến hành khai thác bảo hiểm cho công trình căn cứ và vị trí cụ thể của công trình và các yếu tố để đánh để đánh giá mức độ rtủi ro lũ lụt: Khoảng cách tới sông, hồ nước gần nhất, khả năng mưa lớn làm tràn bờ gây lũ lụt, vị trí cao thấp của công trình so với địa điểm khác trong khu vực.

Các ký hiệu: I, II, III là các ký hiệu quy định về độ nhạy cảm của công trình

* Phụ phí mở rộng

Đây là phần phí bảo hiểm xác định cho phần trang thiết bị xây dựng, máy móc xây dựng, tài sản có sẳn trên và xung quanh công trường thi công , chi phi dọn dẹp hiện trường, trách nhiệm đối với người thứ 3.

7.3.2. Trong bảo hiểm lắp đặt

Về cơ bản phương pháp tính phí bảo hiểm lắp đặt giống như phương pháp tính trong bảo hiểm xây dựng, chỉ có một số điểm khác đó là:

- Phí cơ bản tối thiểu trong bảo hiểm lắp đặt tối thiểu là $300 hoặc tương đuơng bằng các loại tiền khác.

- Việc xác định phu phí rủi ro lũ lụt phụ phí phụ thuộc vào mức độ chịu đựng của công trình đối với tác động của gió, bảo, lũ, lụt…Hiện nay người ta chia thành ba loại có sức chụi đựng khác nhau là I, II và III.

Một phần của tài liệu Đề tài “Quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng- lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua” pps (Trang 26 - 30)

w