7 m 200 m 200 201 0 2011 201 2 201 3
ICOR 4.47Nam; Hồng Kông đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và5.10 6.29 7.17 5.73 5.87 6.66 5.53 vốn tăng thêm là 3 tỷ USD, chiếm 14,8 % tổng vốn đầu tư; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 2,79 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 2,05 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
2.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ICOR
Hệ số ICOR của cả nền kinh tế Việt Nam trong các năm 2001, 2002 và 2003 tương ứng là 4,78; 4,83 và 4,74 (bình quân 3 năm 2001-2003 là 4,78). So với các nước phát triển thì hệ số ICOR cũng tương đối hợp lý trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh xuất phát điểm của chúng ta còn thấp, tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ giản đơn còn cao... thì hệ số ICOR nói trên của ta tương đối cao, tức hiệu quả vốn đầu tư vẫn thấp (năm 2000 hệ số ICOR của Đài Loan là 3,8; Singapore là 3,2; Malaysia là 3,2, Trung Quốc là 4,7.).
Trong ba khu vực của nền kinh tế, hệ số ICOR cũng khá khác nhau qua ba năm qua.
Đáng chú ý là ngành dịch vụ hệ số ICOR cao gần gấp đôi so với mức chung của nền kinh tế (năm 2001 là 7,27; năm 2002: 7,73; năm 2003 là 7,36). Tỷ suất đầu tư của ngành dịch vụ cao, một phần do trong các năm gần đây chúng ta đã tập trung đầu tư cho một số dự án lớn thuộc lĩnh vực hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, du lịch.; các dự án này đang trong quá trình triển khai xây dựng chưa phát huy hiệu quả là một trongnhững nguyên nhân chủ yếu làm cho hệ số ICOR của lĩnh vực ở mức cao.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, hệ số ICOR có xu hướng giảm dần (năm 2001 là 6,48; năm 2002 là 3,55; năm 2003 khoảng 4,55); bình quân 3 năm là 4,86; tương đương mức chung của toàn nền kinh tế. Năm 2002, do một số các dự án lớn trong ngành nông nghiệp đã hoàn thành đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế, điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong nông nghiệp đạt mức cao (trên 4%), đó là một trong các lý do làm cho hệ số ICOR trong năm này khá thấp.
Hệ số ICOR thấp nhất thuộc về ngành công nghiệp và xây dựng (năm 2001 là 2,88; năm 2002 là 3,09 và năm 2003 là 3,07; bình quân 3 năm là 3,01%), đây có thể coi là khu vực sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả nhất. Điều này thể hiện rất rõ ở tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng trong ba năm khá cao (năm 2001 tăng 10,39%;năm 2002 tăng 9,44%; năm 2003 tăng 10,28%). Nếu trong các năm tới, ta thực hiện mạnh các giải pháp giảm chi phí sản xuất trong các ngành công nghiệp đã được Chính phủ trình Quốc Hội thì hệ số ICOR ở lĩnh vực này còn thấp hơn và có thể đạt tương đương với các nước trong khu vực.
Hệ số ICOR của Việt nam giai đoạn 2006 - 2013
Bảng 2.7: Hệ số ICOR và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2013
TTKT (%)
trong khu vực. Tính trung bình từ năm 2007 đến 2008 tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam là 39.7%. Năm 2008, tỷ lệ đầu tư/GDP lên đến 43.1%.... dù đầu tư cao như vậy nhưng tốc độ tăng trưởng đạt ở mức chỉ từ 5% - 8.5%.
ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tu trong nền kinh tế càng thấp. Chất luợng tăng truởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Tăng truởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006- 2013 có xu huớng thay đổi thăng trầm với biến động của tăng truởng khu vực và quốc tế.
Ngay từ năm 2007, khi hệ số ICOR của Việt Nam dừng ở mức 5,1 đã có những cảnh báo về sự lãng phí trong đầu tu và hiệu quả thấp trong sử dụng nguồn lực của Việt Nam. Hệ số ICOR của nuớc ta trong các năm 2001-2007 là 5,2 nghĩa là cần 5,2 đồng vốn đầu tu để tăng đuợc một đồng GDP, cao gấp ruỡi đến gấp hai nhiều nuớc xung quanh trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Dù các chuyên gia quan ngại và lên tiếng cảnh báo từ lâu nhung, đến 2008, chỉ số ICOR Việt Nam lại vuợt nguỡng, lên mức 6,29. Và năm 2009, một lần nữa, chỉ số ICOR ở mốc mới. Theo tính toán của Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, hệ số ICOR năm 2009 của Việt Nam đã lên tới 7,17; chỉ so với năm 2008, hệ số ICOR năm 2009 đã tăng 17,5%. Đến năm 2012 hệ số ICOR của Việt Nam vẫn ở mức 6,66. Năm 2013 có giảm nhung vẫn cao ở mức khoảng 5,53. Theo khuyến cáo của các nuớc phát triển thì hệ số ICOR của các nuớc đang phát triển nên từ 3,00 đến 4,00 nghĩa là có hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tu, nhu vậy ICOR của Việt Nam luôn ở mức cao hơn so với khuyến cáo của các nuớc phát triển nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn đầu tu của Việt Nam là thấp.
Những nỗ lực của chúng ta trong việc nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế đã không mang lại hiệu quả nhu mong muốn, thậm chí còn khiến tình hình kém hơn. Điều này đồng nghĩa với việc trong cuộc "so găng" với các đối thủ trong khu vực, với “thể trạng” kinh tế yếu nhu hiện nay, nếu các nuớc chỉ cần một lần có thể nhấc đuợc mục tiêu, thì Việt Nam phải tốn sức gấp đôi, thậm chí gấp ba.
Quốc gia Giai đoạnMột số đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư - Hệ số ICOR của ViệtGDP(%) Đầu tư /GDP ICOR Nam giai đoạn 2006- 2013.
ICOR của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. ICOR bình quân thời kỳ 1996-2010 của Việt Nam cao gấp trên 2 lần của Đài Loan thời kỳ 1961-1980; gấp 1,9 lần của Hàn Quốc thời kỳ 1961- 1980; gấp 1,6 lần của CHND Trung Hoa thời kỳ 2001-2006; gấp trên 1,3 lần của Malaysia thời kỳ 1981 -1985...
ICOR của Việt Nam liên tục tăng qua các thời kỳ, chứng tỏ hiệu quả đầu tư không những thấp, mà còn sụt giảm. ICOR năm 2011 cao gấp hơn 1,5 lần năm 1996, cao gấp trên 1,2 lần năm 2001, cao gấp 1,3 lần năm 2006, năm 2013
cao gấp gần 1,49 lần năm 2006 và năm 2013 cao gấp hơn 1,2 lần năm 2006. ICOR của 3 khu vực kinh tế có sự chuyển dịch khác nhau và cao, thấp rất khác nhau. Hệ số ICOR của khu vực nhà nước năm 2010 là 10,2 lần, cao hơn mức 7,8 lần của năm 2006, bình quân 2006- 2010 là 9,5 lần, cao gấp rưỡi hệ số chung. ICOR của khu vực ngoài nhà nước năm 2010 là 3,9 lần, thấp hơn hệ số 4,9 lần của năm 2006, bình quân 2006-2010 là 4,2 lần, thấp nhất trong các khu vực. Hệ số ICOR của khu vực này thấp nhất, do đây là nguồn vốn tự đầu tư, nên có sự chọn lựa kỹ hơn, ít bị lãng phí, thất thoát khi đầu tư, thi công. ICOR của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2010 là 7,1 lần, cao gần gấp đôi mức 3,7 lần của năm 2006, bình quân 2006-2010 là gần 6,4 lần.
Hiệu quả và chất lượng đầu tư thấp (chất lượng tăng trưởng thấp). Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, vùng kinh tế ngày càng dựa nhiều vào vốn FDI, nhưng nguồn vốn này phân bổ không đều, chất lượng chưa cao và cũng chưa có nhiều đóng góp vào chất lượng tăng trưởng. Đầu tư dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư thấp, nhất là nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, khiến cho chỉ số ICOR của Việt Nam thường ở mức cao hơn mặt bằng chung so với các nước đang phát triển
khác trong khu vực và trên thế giới.
ICOR cao và tăng, hiệu quả đầu tư thấp và giảm là một trong những yếu tố tiềm ẩn, sâu xa của lạm phát cao, lặp đi lặp lại, là nguyên nhân quan trọng gây bội chi ngân sách, làm tăng nợ công, làm tăng nhập siêu... trong thời gian qua.
Để đánh giá hiệu quả đầu tư công của Việt Nam so với một số quốc gia khu vực châu Á, chúng ta so sánh hệ số ICOR của nước ta so với một số nước trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá qua bảng số liệu sau:
Đài Loan 1961-1980 9.7 26.2 2.7 Inđônêxia 1981-1995 6.9 25.7 3.7 Thái lan 1981-1995 8.1 33.3 4.1 Trung Quốc 2001-2006 9.7 38.8 4.0 Việt Nam 2001-2006 7.8 39.1 5.1
tư/GDP của nước ta chiếm đến 39.1% cao hơn so với tỷ lệ vốn đầu tư/GDP giai đoạn đầu công nghiệp hoá của các nước, tuy nhiên hệ số ICOR lại cao hơn khá nhiều. Hệ số ICOR của nước ta trong các năm 2001-2006 là 5,1 nghĩa là cần 5,1 đồng vốn đầu tư để tăng được một đồng GDP, cao gấp rưỡi đến gấp hai nhiều nước xung quanh trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Đặc biệt, giai đoạn 2006-2010 tăng lên 10,52, tức là gấp khoảng 3,5 Hàn Quốc và
Đài Loan giai đoạn 1961-1980, gấp 2,5 lần Thái Lan giai đoạn 1981-1995 và Trung Quốc giai đoạn 2001-2006. Có nhiều nguyên nhân làm cho hệ số ICOR của Việt Nam cao, một trong các nguyên nhân đó là do Việt Nam đang trong giai đoạn tập trung đầu tu cho hạ tầng cơ sở, bao gồm cả hạ tầng cơ sở ở vùng sâu, vùng xa và đầu tu cho xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, so với các quốc gia khác đã trải qua giai đoạn phát triển tuơng đồng nhu Việt Nam thì hệ số ICOR của Việt Nam hiện nay vẫn ở nguỡng cao. Hệ số ICOR có xu huớng tăng lên trong những năm gần đây, nếu nhu hệ số ICOR của nền kinh tế giai đoạn 1991-2000 tính theo giá hiện hành là 4,74 thì sang giai đoạn 2001-2010 hệ số này là 8,78%, tăng 1,85 lần. Điều này một mặt cho thấy mô hình tăng truởng của Việt Nam đang chủ yếu dựa vào vốn đầu tu, mặt khác thể hiện hiệu quả đầu tu còn hạn chế.
Hiện nay nền kinh tế chúng ta đang phát triển, nên chỉ số ICOR cao hơn chỉ số của các nuớc trong khu vực cũng không trái quy luật. Cùng đó, chỉ số ICOR này cũng cần phải đuợc xem xét một cách đầy đủ:
Bởi vì, một điểm cần luu ý là hiện nay, khi thực hiện kích cầu và đầu tu nhiều cho vấn đề an sinh xã hội, các cơ sở hạ tầng đều là những lĩnh vực chua thể sinh ngay lợi nhuận, không những thế chi phí rất lớn nhung hiệu quả đem lại phải xét trong thời gian dài.
Mặt khác, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu ICOR là tỷ lệ
tổng đầu tu toàn xã hội trên GDP so với chỉ số tăng truởng của cả năm đó, cho nên, chỉ số ICOR chỉ so sánh trong một thời gian dài, 5 năm, 10 năm hoặc cả một chu kỳ phát triển để so sánh. Do đó, chỉ số ICOR của Việt Nam tuy đang cao nhung với kỳ vọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là nguồn vốn đóng góp tích cực trong thời gian qua - vốn FDI chỉ số này tuơng đối phù hợp và đang có xu huớng giảm dần.
2.3.2. Hệ số năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)
TFP phản ánh hiệu quả của các nguồn lực đuợc sử dụng vào sản xuất. Ngoài ra, TFP còn phản ánh hiệu quả do thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý... Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng đầu vào. Theo nhiều nghiên cứu, tất cả các nhân tố tổng hợp nhu thể chế kinh tế, yếu tố thị trường, trình độ khoa học công nghệ, cơ chế quản lý, tài nguyên thiên nhiên, lợi thế so sánh,. đều có vai trò đối với tăng trưởng và phát triển.
Nguồn nhân lực và khả năng tư duy của con người đóng vai trò quan trọng trong việc đạt năng suất cao hơn. Vốn và công nghệ là quan trọng nhưng chính con người với khả năng tư duy và kỹ năng cao mới là yếu tố quyết định.
Năng suất không chỉ là năng suất bộ phận như NSLĐ, năng suất vốn, mà còn là năng suất chung (TO/TI), năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Năng suất được coi là biểu hiện cho cả hiệu lực và hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu, vì năng suất cao nhưng không được lãng phí tài nguyên và hủy hoại môi trường, phải là năng suất xanh tức là năng suất được tạo ra trong các hệ thống sản xuất sạch. Đặc biệt năng suất theo cách tiếp cận mới không đối lập mà đồng hướng, cùng tạo nên hiệu quả với chất lượng. Chất lượng hóa các yếu tố và các quá trình là điều kiện để tăng năng suất với tốc độ cao, ổn định và bền vững.
Trên nền tảng nhận thức đó, TFP được xem là nhân tố chính quyết định chất lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế, là yếu tố phản ảnh sự tăng trưởng theo chiều sâu. Theo nghĩa rộng, TFP biểu đạt sự tiến bộ của công nghệ và tốc độ phát triển. TFP đã chứng minh được sự gia tăng của đầu ra sẽ không chỉ phụ thuộc vào sự gia tăng về số lượng của đầu vào mà còn tùy thuộc vào chất lượng của các yếu tố đầu vào (lao động và vốn). Với cùng số lượng đầu vào, sẽ tạo được đầu ra nhiều hơn nhờ cải tiến chất lượng của
2000-2006 49,95 27,42 22,62
2007-2012 69,33 24,23 6,44
2000-2012 67,69 23,07 9,24
lao động, vốn và việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này. TFP đại diện cho
các yếu tố không hoặc hiện nay chua thể định lượng được như công nghệ, sự sáng
tạo và đổi mới về quản lý, các mối quan hệ nhằm giảm các chi phí hoạt động. Chính bởi vậy, nâng cao TFP là cái đích hướng tới trong các phong trào năng suất
chất lượng.
Tại các nước phát triển, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP thường rất cao, trên 50%. Với các nước đang phát triển, con số này khoảng 20 -
30%. Điều này đã phản ánh sự khác biệt về chất lượng lao động, trình độ công nghệ và phương pháp quản lý của các nước đang phát triển so với các nước đã phát triển.
Theo các nghiên cứu của chuyên gia trong nước và Báo cáo của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), giai đoạn 2001-2010, tỷ trọng đóng góp của TFP
vào ■tỷtrọng đóng góp CiiaTFP vào táng GDP 1TÔC độ tăng TFP 1TÔC độ tăng GDP
Biểu đồ 2.2: So sánh đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP của Việt Nam với một số nước Châu Á giai đoạn 2001-2010 (Nguồn báo cáo Năng suất của tổ chức Năng suất
châu Á-APO)
Điều này cho thấy các quốc gia trên đã làm tốt việc thúc đẩy tăng truởng kinh tế dựa vào khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực là công nghệ, vốn và lao động; còn Việt Nam, tăng GDP giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào tăng vốn và lao động, chứ không nâng cao đuợc hiệu quả sử dụng các nguồn lực, vì vậy trong giai đoạn tới khi đuợc các nhà đầu tu nuớc ngoài quan tâm, đầu tu một vấn đề cấp thiết đặt ra là làm thế nào để sử dụng hiệu quả nguồn vốn uu thế này? Làm thế nào để thu hút các nhà đầu tu nuớc ngoài đầu tu công nghệ kỹ thuật cao vào nuớc ta, chứ không phải biến nuớc ta thành “bãi rác” của thế giới.
Vốn FDI, cùng với vốn đầu tu trong nuớc, và lao động, đã có những đóng góp quan trọng vào tăng truởng GDP của Việt Nam trong vòng hơn muời năm vừa qua. Về lý thuyết, chúng ta biết rằng, trong sản xuất, ba yếu tố chính làm