Cho vay để phát triển: một số trường hợp cụ thể

Một phần của tài liệu Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững (Trang 29 - 33)

hợp cụ thể

 Từ những năm bảy mươi đến cuối những năm 80, Ngân hàng Thế giới đã cho chính phủ Inđônêxia vay 560 triệu đôla để định cư hàng triệu người Inđônêxia từ những đảo quá đông đúc như Java, Bai, Lombok đến những vùng thưa thớt dân cư tại các đảo Borneô, Niu Ghine và Sulaoesi. Những người định cư mới này dự định sẽ phải trồng lương thực để nuôi sống chính họ cũng như trồng những cây khác để bán và thu tiền mặt như cao su, cọ dầu, cacao để lấy tiền thanh toán các khoản vay cho Ngân hàng Thế giới. Chương trình di chuyển dân cư này đã thất bại về mặt môi trường và kinh tế vì đất đai vùng ven các đảo không phù hợp với các hoạt động nông nghiệp. Kết quả là rất nhiều người trong số những người di cư đến trở nên nghèo hơn, khánh kiệt và họ bắt buộc phải phá rừng để làm nông nghiệp theo lối du canh, du cư. Không chỉ có vậy, ít nhất 2 triệu ha rừng mưa nhiệt đới và khoảng gần 6 triệu ha các hệ sinh thái thủy vực ở xung quanh bị tàn phá bởi

Nguyễn Mộng Khoa Môi trường, ĐHKH Huế

Cho vay để phát triển: một số trường hợp cụ thể cụ thể

Ở Brazin: Dự án làm đường cao tốc tại bang Rondonia của Brazin là một ví dụ điển hình về sự thất bại thảm hại của một chương trình phát triển. Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Liên phát triển Châu Mỹ đã cho Brazin vay hàng trăm triệu đô la từ năm 1981 để xây dựng đường và các khu định cư mới trong khu vực này. Khi đường cao tốc đi qua Porto Velho, thủ phủ của bang Rondonia được khánh thành, những người nông dân sống tại miền Nam và Đông Bắc Brazin buộc phải chuyển khỏi mảnh đất ruột thịt của họ do các hoạt động công nghiệp gia tăng cũng như do luật sở hữu đất đai, từng đoàn người đã di chuyển xuống Rondonia để tìm kiếm những miền đất còn chưa có ai sở hữu. Hầu hết đất đai ở Rondonia không phù hợp cho các hoạt động nông nghiệp, tuy vậy vẫn được thu dọn lại để lấy đất đền bù cho nông dân. Kết quả là Rondonia trở thành nơi có tốc độ phá hủy rừng nhanh nhất trên phạm vi toàn thế giới trong thập kỷ của những năm tám mươi. Đỉnh cao của sự phá rừng là năm 1987, 20 triệu ha rừng (bằng 2,5% tổng diện tích của Brazin) đã bị thiêu cháy. Cùng một lúc, các dự án nông nghiệp, công nghiệp, giao thông được tiến hành tại đây mà không hề tiến hành bất cứ một nghiên cứu đánh giá tác động môi trường nào.

Trong khi vội vàng phát triển khu vực, chính phủ Brazin cũng cho xây dựng một con đường đi qua Khu Bảo tồn Amerindian và các khu bảo tồn sinh học khác, việc làm này đã làm cho các khu bảo tồn đáng ra phải được bảo vệ một cách tuyệt đối lại được mở ra và trở thành đối tượng của việc phá rừng. Kết quả ở đây chỉ là sự phá hủy môi trường

Nguyễn Mộng Khoa Môi trường, ĐHKH Huế

Cho vay để phát triển: một số trường hợp cụ thể trường hợp cụ thể

Các dự án xây dựng đập nước. Một loại dự án quan trọng được các cơ quan, các ngân hàng phát triển hỗ trợ tài chính là xây dựng các đập thủy lợi và các nhà máy thủy điện. Những dự án này phá hủy những hệ sinh thái thủy vực lớn do việc thay đổi độ sâu của nước, chế độ dòng chảy, tăng việc lắng đọng trầm tích, tạo những rào chắn ngăn cản sự di chuyển, phát tán.

 Việc mất mát lớp thực vật che phủ trên những khu đất dốc làm cho đất bị xói mòn và gây lắng đọng trầm tích khiến cho công trình giảm bớt tính hiệu quả, chi phí bảo dưỡng sẽ tăng cao, gây ra những hủy hoại cho các mương máng thủy lợi và cho đập. Việc bảo vệ rừng và thảm thực vật tự nhiên của khu vực rừng đầu nguồn ngày nay được ý thức một cách rất rộng rãi như là một phương pháp quan trọng và rẻ tiền để đảm bảo tính hiệu quả và tuổi thọ của công trình thủy lợi này, đồng thời vẫn bảo tồn được một diện tích lớn nơi cư trú tự nhiên cho các loài động, thực vật.

Một phần của tài liệu Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(33 trang)