Tình hình bệnh nhân viêm da dầu

Một phần của tài liệu tình hình, đặc điểm lâm sàng và kết qủa điều trị viêm da dầu người lớn bằng uống itraconazol kết hợp bôi corticoid (Trang 58 - 66)

4.1.1.1 tuổi:

Qua bảng 3.1 cho thấy:

Tuổi khởi phát bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi là: 34,1 ± 12,4 trong đó ở nam là 37,9 ± 13,3 cao hơn ở nữ là 29,8 ± 9,9.

Theo các tác giả trên thế giới bệnh có thể khởi phát khi mới sinh, tự khỏi sau 6 - 12 tháng tuổi và có thể bị lại sau tuổi dậy thì hay muộn hơn. Theo Betty Anne Johnson bệnh VĐ th−ờng khởi phát mạnh ở độ tuổi 20 và 30.[8],[13],[14],[23].

Nh− vậy tuổi khởi phát bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi khá là cao so với các tác giả khác. Có thể do nhận thức của bệnh nhân về bệnh ch−a rõ hay có thể do cách lựa chọn đối t−ợng nghiên cứu chỉ là các bệnh nhân ng−ời lớn bị VĐ cho nên có thể ảnh h−ởng đến kết quả nghiên cứu [28],[31],[36],[32].

Qua biểu đồ 3.1 cho thấy VĐ chiếm đa số ở lứa tuổi 20-49 (76,3%), Cao nhất ở nhóm tuổi 30-39 (30,6%), sau đó là nhóm tuổi 20-29 (25,9%), 40- 49 (19,8%). ở các nhóm tuổi 50-59, 60-69 và >70 tỷ lệ VĐ giảm dần

(10,6%), (4,7%), (1,2%). Kết quả này cũng t−ơng đ−ơng với các nghiên cứu của các tác giả n−ớc ngoài [44],[50]. Theo Rook, Samuel selden, VĐ th−ờng gặp nhất ở tuổi 40 [48],[49].

Khi so sánh tỷ lệ các nhóm tuổi theo giới (bảng 3.2), chúng tôi thấy ở nam tỷ lệ VĐ cao nhất ở nhóm tuổi 40-49 (31,1%). ở nữ tỷ lệ VĐ cao nhất ở độ tuổi 30-39 (42,5%) và giảm dần từ độ tuổi 40 trở về saụ

Có thể lứa tuổi 20-49 là ở giai đoạn tuyến bã đang phát triển mạnh, có thể đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh VĐ. Ngoài ra đây cũng là lứa tuổi giao tiếp xã hội nhiều, quan tâm đến hình thức nhiều hơn nên tỷ lệ đi khám và chữa bệnh là cao hơn nên tỷ lệ VĐ ở độ tuổi này là cao hơn. ở nữ sau lứa tuổi 40 do tuyến bã teo, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh, ở nam sau tuổi 50 hoạt động tuyến bã bắt đầu giảm điều này giải thích đ−ợc tỷ lệ VĐ thấp hơn [24],[27],[30],[41],[51].

4.1.1.2 giới tính

Qua biểu đồ 3.2 cho thấy:

Bệnh VĐ th−ờng gặp ở nam nhiều hơn ở nữ. Theo nghiên cứu của Lebwohl M, tỷ lệ nam/nữ là 1,2/1 [37]. Theo Anne Plunkett, tỷ lệ nam/nữ là 1,4/1 [9]. Theo Baysal V là 1,4/1 [58].

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nam/nữ là 1,1/1. Kết quả này cũng gần t−ơng đ−ơng với các tác giả n−ớc ngoàị[13],[30],[37].

Theo chúng tôi tỷ lệ bệnh ở nam cao hơn ở nữ có thể liên quan đến vai trò của tuyến bã. Hoạt động của tuyến bã chịu sự kiểm soát của hormon androgen. Trong suốt cuộc đời của nam giới l−ợng androgen tiết ra cao hơn,

c−ờng độ hoạt động của tuyến bã cao hơn và kéo dài hơn vì thế có thể là nguyên nhân làm cho tỷ lệ VĐ gặp ở nam nhiều hơn ở nữ. [37],[38],[48].

4.1.1.3. Yếu tố nghề nghiệp

Qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 cho thấy cán bộ, công chức trong VĐ chiếm tỷ lệ cao nhất (42,4%). Có thể đây là các đối t−ợng giao tiếp xã hội nhiều, có trình độ hiểu biết cao nên quan tâm nhiều đến thẩm mỹ và chất l−ợng cuộc sống vì thế họ đi khám bệnh nhiều hơn. Mặt khác các đối t−ợng này hay sử dụng mỹ phẩm nhiều hơn mà theo Betty Anne Johnson thì bệnh có liên quan đến việc sử dụng mỹ phẩm [13]. Đối t−ợng ng−ời trí thức luôn làm việc trí óc, có môi tr−ờng xã hội phức tạp, có tính cạnh tranh cao, luôn chịu nhiều stress, làm việc căng thẳng, không điều độ, ngủ ít làm ảnh h−ởng đến hệ miễn dịch, nội tiết, gây tăng tiết bã nhờn có thể là yếu tố khởi bệnh [34],[27],[48].

4.1.1.4. Malassezia với bệnh VĐ

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 14,1% tr−ờng hợp có xét nghiệm Malassezia d−ơng tính. Kết quả này là thấp so với các tác giả n−ớc ngoàị Theo Zaidi Z tỷ lệ bệnh nhân VĐ có xét nghiệm Malassezia d−ơng tính là 82% [65], theo H.Ruth Ashbee tỷ lệ này là 83% [34].

Sự khác biệt này có thể do nguyên nhân khách quan của kỹ thuật xét nghiệm. ở n−ớc ngoài Malassezia đ−ợc phát hiện bằng soi t−ơi trong KOH, trong mực Parker [36]. Trong nghiên cứu của chúng tôi Malassezia đ−ợc phát hiện bằng soi t−ơi trong KOH, do bệnh phẩm có lẫn nhiều lipid nên d−ới kính hiển vi quang học, hình ảnh bào tử rất dễ nhầm với các hạt mỡ. Vì vậy tỷ lệ

âm tính cao có thể là âm tính giả, không thể hiện đúng tình trạng nhiễm nấm Malassezia trong tổn th−ơng.

4.1.1.5. Tình trạng nhiễm HIV

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 2,3% tr−ờng hợp có xét nghiệm HIV d−ơng tính. Trong các nghiên cứu trên thế giới tỷ lệ VĐ trên đối t−ợng HIV/AIDS là rất caọ Theo Betty Anne Johnson là 85% [13], theo Bork là 40- 80% [15] và theo Gupta AK là 34-83% [31] . Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu về bệnh VĐ chứ không phải nghiên cứu VĐ trên đối t−ợng HIV/AIDS .

Trong các tr−ờng hợp có xét nghiệm HIV (+) ở nghiên cứu này, tất cả đều có biểu hiện lâm sàng ở mức độ nặng, tổn th−ơng dát đỏ ở nhiều vị trí, lan tỏa và ranh giới không rõ, vảy da dày và nhiều hơn bình th−ờng, cảm giác ngứa và rát bỏng nhiềụ Bệnh có biểu hiện dai dẳng hơn các tr−ờng hợp khác. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của các tác giả khác [28],[31],[46].

Theo Valia RG [59], sự thiếu hụt miễn dịch là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của Malassezia và sự lan rộng của các tổn th−ơng bệnh VĐ.

4.1.1.6. Demodex với bệnh VĐ

Chẩn đoán viêm da do demodex rất dễ bị nhầm là VĐ trên lâm sàng. Theo nghiên cứu của Đặng Thu H−ơng [4] có 31,15% bệnh nhân viêm da do demodex ban đầu đ−ợc chẩn đoán là VĐ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 17,6% tr−ờng hợp có xét nghiệm demodex (+), tuy nhiên độ tập trung của demodex đều <5 con/vi tr−ờng nên căn nguyên gây bệnh trong các tr−ờng hợp này đều không phải do demodex.[11],[40] .

4.1.1.7. Phân bố theo địa d−

Phân bố theo địa d− trong nghiên cứu của chúng tôi có 67,1% ở thành thị, 32,9% ở nông thôn. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Có thể kết quả này cũng phù hợp với giả thiết căn nguyên của VĐ có liên quan tới chế độ ăn có nhiều chất béo, r−ợu ,biạ [13],[50],[44],[46],[48].

4.1.1.8. Phân bố theo mùa

Theo các tác giả trên thế giới, bệnh hay gặp về mùa đông và xuân, giảm về mùa hè và thu [30],[48],[50],[55],[57]. Theo nghiên cứu của chúng tôi mùa bệnh nặng hay gặp nhất là mùa đông (48,2%), và thấp nhất vào mùa thu, điều này cũng phù hợp với nhận xét của các tác giả trên thế giớị Tỷ lệ bệnh nặng lên vào mùa hè (37,6%) cao hơn mùa xuân (11,8%) là khác với các tác giả khác trên thế giới có thể giải thích do mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ, ch−a đại diện đ−ợc cho quần thể, mặt khác do đặc thù địa lý và khí hậu khác nhau thì biểu hiện bệnh theo mùa cũng khác nhaụ [7],[48].

4.1.1.9. Thói quen dùng mỹ phẩm

Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân VĐ không dùng mỹ phẩm (80%), chỉ 20% bệnh nhân có dùng mỹ phẩm trong đó 4,7% là dùng th−ờng xuyên. Ch−a thấy có mối liên quan giữa VĐ với thói quen sử dụng mỹ phẩm.

4.1.1.10. Thói quen gội đầu

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số bệnh nhân VĐ có thói quen gội đầu hằng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất ( 36,5%), sau đó là >2lần/ ngày (35,3%) và 2 lần/ ngàỵ Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi chỉ là nghiên cứu

mô tả cắt ngang nên ch−a thể nói lên đ−ợc mối liên quan giữa bệnh và thói quen gội đầụ

Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy tỷ lệ bệnh nhân có mức độ bệnh là nặng ở nhóm bệnh nhân có thói quen gội đầu hằng ngày là thấp nhất (19,4%), ng−ợc lại tỷ lệ bệnh nhân có mức độ bệnh là nhẹ ở nhóm bệnh nhân có thói quen gội đầu >2lần/ ngày là thấp nhất (16,7%). Tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

4.1.1.11. Yếu tố thần kinh

Tỷ lệ bệnh nhân VĐ có liên quan đến stress trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 28,8%, kết quả này cũng nói lên đ−ợc phần nào stress cũng là một trong các yếu tố liên quan đến bệnh. [48],[21],[7].

4.1.1.12. Tình trạng kinh nguyệt

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ có kinh nguyệt bình th−ờng cao nhất (75%), nhóm bệnh nhân có rối loạn kinh nguyệt chiếm tỷ lệ ít hơn (17,5%), nhóm bệnh nhân mãn kinh chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,5%).

Kết quả này có thể đ−ợc giải thích do ảnh h−ởng của hormon sinh dục và hoạt động của tuyến bã trong bệnh VĐ. ở phụ nữ mãn kinh sự bài tiết chất bã giảm đột ngột [16]. L−ợng Androgen giảm mạnh làm các tuyến bã teo dần và giảm bài tiết chất bã nên tình trạng VĐ ít xảy rạ [21],[48],[65],[43].

Sau nghiên cứu chúng tôi thấycó 45% tr−ờng hợp VĐ không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, 55% có liên quan. Sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê.

4.1.1.13. Các bệnh phối hợp

Trong nghiên cứu chúng tôi cũng thấy bệnh da bị phối hợp trong VĐ hay gặp nhất là trứng cá (27,1%). Theo chúng tôi nguyên nhân của tình trạng này là do cả 2 bệnh đều liên quan đến hoạt động của tuyến bã.

Theo các tác giả: Andrew L Wrigh, Betty Anne Johnson, Fitzpartick, bệnh VĐ hay phối hợp với các bệnh da khác nh− trứng cá, vảy nến, viêm mi mắt,...[8],[13],[55].

Bệnh lý thần kinh phối hợp với VĐ trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 3,5%, gồm rối loạn tuần hoàn não, đau đầu, mất ngủ.

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm da dầu

4.1.2.1. Tính chất da

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có tính chất da là da dầu là 75,3%. Kết quả này cũng phù hợp với các tác giả khác nh− Byung In Ro [16], Gupta AK [28], W.Steven Pray[63] cũng cho thấy VĐ chủ yếu gặp trên ng−ời có tính chất da là da dầụ

4.1.2.2. th−ơng tổn cơ bản

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổn th−ơng dát đỏ có ở 100% số bệnh nhân. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác trên thế giớị[8],[15],[28],[48],[50],[55],[57].

Vảy da có ở 94,1% các tr−ờng hợp. Một số các tr−ờng hợp tổn th−ơng ở vùng nách, kẽ vú, bẹn không có vảy dạ

4.1.2.3. Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng ngứa có ở 85,9% các tr−ờng hợp, đa số ngứa ở mức độ vừa phảị Rát bỏng chiếm 77,6%, tỷ lệ rát bỏng mức độ ít chiếm đa số (41,2%). Nh− vậy, triệu chứng cơ năng hay gặp nhất trong VĐ là ngứa, sau đó đến rát. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác trên thế giới [13],[44],[55],[56].

4.1.2.4. Tính chất th−ơng tổn

Theo bảng 3.20 tổn th−ơng có tính chất khu trú chiếm 50,6%, tổn th−ơng rải rác chiếm 49,9%, nh− vậy trong nghiên cứu này ch−a thấy sự khác biệt giữa tính chất khu trú và rải rác của tổn th−ơng.

Ranh giới của tổn th−ơng rõ chiếm 20%, không rõ chiếm 80%. Nh− vậy tổn th−ơng có ranh giới không rõ rất hay gặp trong VĐ. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả n−ớc ngoài [55], [57].

4.1.2.5. Vị trí th−ơng tổn

Trong nghiên cứu chúng tôi cũng thấy vị trí tổn th−ơng hay gặp nhất trong VĐ là rãnh mũi má (77,6%), sau đó là má (76,5%), mi mắt, cung mày (70,6%), cằm (61,2%), mũi (60%), trán (54,1%). Tổn th−ơng ở da đầu chiếm 42,6%. Các vị trí rất hiếm gặp là nách, kẽ vú, rốn, bẹn (1,2%). kết quả này phù hợp với các tác giả khác[15], [28], [46], [48], [50], [55], [57]. Từ sự phân bố này có thể thấy mối liên quan giữa vị trí da dầu với bệnh.

Một phần của tài liệu tình hình, đặc điểm lâm sàng và kết qủa điều trị viêm da dầu người lớn bằng uống itraconazol kết hợp bôi corticoid (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)