4. Phương pháp nghiên cứu
1.3. Kinh nghiệm và bài học rút ra từ hoạt động xếp hạng tín dụng
dụng
1.3.1. Kinh nghiệm của các tổ chức xếp hạng tín dụng trong nước và quốc
tế
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Moody’s
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, các CRA đã thực sự có những bước phát triển vượt bậc, trở thành những định chế tài chính cao cấp nhất của thị trường tài chính. Moody’s, một trong những CRA uy tín và lâu đời nhất trên thế giới, đã và đang được các nước học hỏi mô hình, tiếp cận công nghệ để xây dựng một CRA nội địa.
Đặc trưng cơ bản của XHTN tại Moody’s:
- Ý kiến đánh giá có tính chất chủ quan của các chuyên gia XHTN. - Ý kiến đó chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định;
- XHTN cho một nhà phát hành nhưng phải gắn liền với một khoản vay nợ
của nhà phát hành đó.
- Đối với những đợt vay nợ được bảo lãnh thanh toán, XHTN của đợt vay đó
là XHTN của đơn vị bảo lãnh.
Các yếu tố để đánh giá một doanh nghiệp thông thường
Để XHTN doanh nghiệp, Moody’s sẽ đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
- Xu hướng phát triển của ngành và quốc gia. Trong đó sẽ phân tích trên các nội
dung như tính chất có thể tổn thương của ngành do chu kì kinh tế, cạnh tranh
trong nước và quốc tế, khuynh hướng pháp luật, hàng rào thương mại, tính dễ
bị tổn thương do thay đổi công nghệ, tỷ giá hối đoái, các nhân tố chi phí...
nhà, triển vọng đối với vấn đề bảo lãnh của Chính phủ và trợ giúp của Pháp luật.
- Vị thế tài chính và nguồn thanh toán.
Bao gồm việc giải thích một cách cẩn thận các báo cáo tài chính trong 5 năm qua hoặc lâu hơn. Cụ thể sẽ đánh giá các vấn đề: Sự linh hoạt về tài chính, tầm quan trọng của tính thanh khoản, dự trữ thanh toán.
- Cơ cấu công ty.
Tầm quan trọng của công ty con với công ty mẹ, điều kiện tài chính, môi trường
pháp lý, các bên liên doanhvà các thoả thuận liên kết. - Bảo lãnh và thoả thuận bảo trợ của công ty mẹ - Rủi ro sự kiện đặc biệt.
Theo đó, sẽ có hơn 100 chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng trả nợ của tổ chức phát hành này nhằm đưa kết quả xếp hạng tín nhiệm cuối cùng.
1.3.1.2. Kinh nghiệm tại CIC
Ở Việt Nam hiện nay chỉ có 2 tổ chức chuyên về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đó là CIC và Việt Nam Solution. Ở đây ta chỉ xem kinh nghiệm tại CIC.
CIC được thành lập theo Nghị định 88/NĐ-CP và Quyết định số 68/1999/QĐ-
NH. Việc ra đời của trung tâm này đã góp phần cải thiện tình trạng thiếu thông
tin của các ngân hàng trong công tác thu thập thông tin về doanh nghiệp. Thống
đốc NHNN đã ký Quyết định số 1253/QĐ-NHNN, ngày 21/06/2006 về việc cho phép CIC thực hiện chính thức nghiệp vụ phân tích, XHTD doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý RRTD trong hệ thống ngân hàng và đánh giá năng lực của các doanh nghiệp. Đây là kết quả sau một quá trình từ
thành phần kinh tế bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Phương pháp phân tích: Chủ yếu dựa vào phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh và phương pháp chuyên gia.
Quy mô hoạt động doanh nghiệp: chia thành 3 loại: Quy mô lớn, vừa và nhỏ.
Cho điểm đánh giá XHTD doanh nghiệp được phân theo 4 ngành kinh tế, đó là:
(1) Nông, lâm, ngư nghiệp (2) Thương mại, dịch vụ (3) Xây dựng
(4) Công nghiệp
Các chỉ tiêu được đưa vào phân tích, xếp hạng bao gồm
(i) Các chỉ tiêu tài chính: Dựa trên bảng tổng kết tài sản và bảng kết quả hoạt
động kinh doanh tính đến thời điểm 31/12 hàng năm của doanh nghiệp.
(ii)Các chỉ tiêu phi tài chính: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp; loại hàng kinh doanh xuất, nhập khẩu; thị trường tiêu thụ; kinh nghiệm và trình
độ quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp.
Kết quả XHTD doanh nghiệp: Được thể hiện qua bảng kết quả.
Tuy nhiên, nội dung các chỉ tiêu đánh giá vẫn rất sơ sài do không đủ thông tin, do đó, kết quả XHTD của CIC chưa đủ uy tín để các NHTM sử dụng thay cho quy trình XHTD của chính ngân hàng mình.