Đẩy mạnh việc xúc tiến cho hoạt động TTQT

Một phần của tài liệu 0081 giải pháp marketing nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 99)

Trong những năm qua NHNo&PTNT Hà Nội không chỉ biết đến là một ngân hàng có uy tín vì những kết quả của hoạt động kinh doanh mà một phần là đã xây dựng được hình ảnh tốt đẹp qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, việc quảng bá mới chỉ là xây dựng hình ảnh và thương hiệu nói chung mà chưa chú trọng đến việc giới thiệu các dịch vụ cụ thể, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế. Điều cần thiết phải thực hiện trong thời gian tới là:

- Đầu tư đúng mức cho hoạt động quảng cáo bởi quảng cáo có tác dụng kích thích hướng dẫn khách hàng cũng như khuếch trương hình ảnh của ngân hàng. Vì vậy phòng dịch vụ Marketing cần phát huy hết vai trò của mình xây dựng chính sách quảng cáo theo các bước sau:

> Xác định được mục tiêu quảng cáo: Phòng dịch vụ Marketing cần phối hợp với Phòng kinh doanh ngoại hối xác định đối tượng quảng cáo là các

sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế mà NHNo&PTNT Hà Nội hiện đang có và sắp triển khai. Từ đó xác định mục tiêu chính là duy trì và gia

tăng có hiệu quả các khách hàng sử dụng hoạt động thanh toán quốc tế. > Xây dựng chi phí quảng cáo, từ đó đề xuất với Ban giám đốc về khoản

ngân sách dành cho quảng cáo.

> Xác định nội dung quảng cáo: bao gồm các đặc điểm, tiện ích cũng như cách thức sử dụng của từng loại sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế, đối

tượng khách hàng, ...

> Lựa chọn phương thức quảng cáo: có thể lựa chọn quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp.

phẩm thanh toán quốc tế, đặc biệt là các sản phẩm mớiHoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh dịch vụ. là các sản phẩm thanh toán quốc tế

các tiện ích và quy trình khi khách hàng muốn sử dụng nó. > Thiết kế thông điệp quảng cáo.

> Đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo.

- Cần nghiên cứu thế mạnh của từng khách hàng, từng ngành nghề để chủ động tiếp thị, quảng cáo; thực hiện tốt công tác đánh giá khách hàng từ

đó đưa ra

các dịch vụ hỗ trợ phù hợp; phát triển nhiều hơn nữa các chương trình khuyến

mãi với những giải thưởng hấp dẫn để khuyến khích khách hàng tìm

hiểu và

sử dụng các dịch vụ ngân hàng, đưa ra chính sách ưu đãi về phí dịch vụ, tỷ

giá, tích điểm thưởng,...

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng. Thông qua các buổi hội thảo, hội nghị này, NHNo&PTNT Hà Nội có thể giới thiệu

các sản phẩm hiện có, những sản phẩm mới, những triển vọng trong

tương lai

và cung cấp cho khách hàng những kiến thức cần thiết về tình hình xuất nhập

khẩu, tình hình thanh toán, rủi ro, giải pháp phòng ngừa. Đồng thời, ngân

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc hiện đại, trụ sở giao dịch khang trang, sạch sẽ, trang trí theo phong cách thống nhất từ hội sở

chính đến

các phòng giao dịch để khách hàng có thể nhận biết được. Hạn chế tối

đa các

phòng giao dịch chuyển địa điểm.

- Phát triển thương hiệu. Trong nền kinh tế thị trường, thương hiệu là một tài sản vô hình có giá trị, là thước đo tổng hợp niềm tin và sự yêu thích

của khách hàng nên giá trị của thương hiệu là một vũ khí cạnh tranh quan

trọng, là công cụ tạo ra sự khác biệt. Trong những năm qua, NHNo&PTNT

Hà Nội đã từng bước sử dụng thương hiệu “Agribank Hanoi” của mình nhưng

giá trị của thương hiệu mới chỉ mang chức năng nhãn mác của NHTM nhà

nước, tạo cho khách hàng dễ dàng nhận biết sự có mặt của ngân hàng mà

chưa phát huy được đúng nghĩa của một thương hiệu và vì thế chưa

được coi

là vũ khí quan trọng trong cạnh tranh. Vì vậy, NHNo&PTNT Hà Nội

cần có

những giải pháp phát triển giá trị thương hiệu của mình:

> Lựa chọn chiến lược phát triển thương hiệu: NHNo&PTNT Hà Nội có thể

không chỉ có vai trò quyết định về số lượng và chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế mà còn kiến tạo hình ảnh ngân hàng trong tâm trí khách hàng - yếu tố tạo dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng.

Để từng bước nâng cao chất lượng cán bộ đòi hỏi NHNo&PTNT Hà Nội cần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng khách hàng để chuyển tải nhiều hơn và nhanh hơn những giá trị của ngân hàng đến với khách hàng. NHNo&PTNT Hà Nội cần tiến hành đào tạo và đào tạo lại, khuyến khích tinh thần tự học, nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ và ngân hàng sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. NHNo&PTNT Hà Nội cần thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận nhằm chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong nội bộ cũng như với các ngân hàng bạn để tập huấn và cập nhật các thông tin về UCP600, URDG425, URR522, các nghiệp vụ vận tải, bảo hiểm ngoại thương, các kỹ thuật kiểm tra bộ chứng từ, các kinh nghiệm xử lý tình huống tranh chấp.

Mặt khác, hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động thanh toán có sự tham gia của các khách hàng ở các quốc gia khác nhau, có ngôn ngữ, tiền tệ và chính sách pháp luật khác nhau. Điều này đòi hỏi cán bộ thanh toán quốc tế phải am hiểu phong tục tập quán, pháp luật và những biến động của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước. Vì vậy, NHNo&PTNT Hà Nội cần phải xây dựng được chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu. Trong chương trình đào tạo phải đảm đảo trang bị những kiến thức kinh tế thị trường tổng hợp, đặc biệt là kiến thức Marketing, kỹ năng giao tiếp khách hàng, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đàm phán... để chất lượng phục vụ khách hàng được tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.

Việc cử cán bộ đi thực tập, nghiên cứu, khảo sát tại các ngân hàng nước ngoài là một hình thức để cán bộ có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu các sản phẩm ngân hàng hiện đại, cập nhật thông tin, phát huy tiến bộ công nghệ ngân hàng, tạo năng lực cạnh tranh cao cho ngân hàng.

Đi đôi với việc đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ thì NHNo&PTNT Hà Nội cần phải thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, thi nghiệp giỏi nhằm kích thích các cán bộ thực sự quan tâm trau dồi nâng cao trình độ của họ. NHNo&PTNT Hà Nội cần phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để có thể giữ chân nhữngcán bộ giỏi phục vụ cho ngân hàng một cách lâu dài và thu hút những ứng viên tiềm năng trên thị trường lao động thông qua các biện pháp:

> Xây dựng hình ảnh, bản sắc riêng mang tính truyền thống hay có thể gọi là “Văn hoá doanh nghiệp ” để từ đó có thể thu hút được sự quan

tâm, háo

hức của người mới, người tài đến đầu quân, cũng như để những người hiện

đang công tác tại ngân hàng có thể tin tưởng làm việc và gắn bó lâu dài. > Sử dụng nhân viên đúng người, đúng việc, sắp xếp công việc phù hợp

với khả năng ngành nghề của từng người đã được học tập, nghiên cứu. > Chế độ thưởng phạt nghiêm minh, cơ chế đánh giá nhân viên công

bằng khách quan.

> Chính sách tiền lương được trả phù hợp với năng lực của nhân viên và tương xứng với mức độ công việc được giao.

> Xây dựng tiến trình nghề nghiệp rõ ràng và phổ biến rộng rãi để nhân viên có thể xác định được hướng đi trong tương lai, nghề nghiệp của mình.

3.2.11. Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động Marketing

Nhiệm vụ của bộ phận Marketing là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra vì trong quá trình tổ chức thực hiện Marketing sẽ có những vấn đề nảy sinh ngoài dự kiến. Vì vậy, NHNo&PTNT Hà Nội thường xuyên cần tiến hành kiểm tra để khẳng định các mục tiêu đã và đang thực hiện; từng bước phát hiện ra các sai lệch cần xử lý, đảm bảo hiệu quả của Marketing trong hoạt động thanh toán quốc tế. Việc kiểm tra thường tập trung vào các chỉ tiêu

toán quốc tế, số lượng sản phẩm mới được triển khai, sự trung thành của khách hàng... Trong mỗi trường hợp kiểm tra đều phải tìm rõ các nguyên nhân và chủ động đưa ra các biện pháp, kiến nghị xử lý kịp thời.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Chính phủ

Để tạo điều kiện cho các NHTM nói chung và NHNo&PTNT nói riêng thực hiện được các mục tiêu trong hoạt động kinh doanh, luận văn đề xuất với Chính phủ cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Một là, Chính phủ tiếp tục có chính sách mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế.

Có thể nói tạo lập một môi trường kinh tế thuận lợi là hết sức cần thiết bởi vì hoạt động thanh toán quốc tế chỉ có thể mở rộng và phát huy hiệu quả trên cơ sở một môi trường kinh tế thuận lợi và ổn định. Trong những năm qua Chính Phủ đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực để xây dựng một môi trường kinh tế thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển. Tuy nhiên trong thời gian tới Chính Phủ cần tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, duy trì mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội phát triển và xâm nhập các thị trường có tiềm năng như các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật bản, Mỹ và các nước thuộc khối Đông Âu, Bắc Mỹ. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thự .hiện các cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC,. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thông tin thị trường bằng nhiều hình thức và có thể thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.

Hai là, hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế.

Hoạt động thanh toán quốc tế có liên quan đến mối quan hệ trong nước cũng như quốc tế, liên quan đến luật pháp các quốc gia và các thông lệ quốc tế. Vì vậy, Chính phủ sớm nghiên cứu, ban hành một số văn bản pháp quy phù hợp thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam làm cơ sở điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế có liên quan đến mối quan hệ quốc nội cũng như quốc tế, liên quan đến luật pháp các quốc gia tham gia vào hoạt động này và thông lệ quốc tế. Vì vậy, ở Việt Nam cần có nghị định về thanh toán quốc tế làm cơ sở pháp lý, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan tham gia thanh toán quốc tế.

Ba là, hoàn thiện chính sách thương mại. Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Công thương thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thương mại phát triển theo hướng khuyến khích xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; phát triển các hàng hóa dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; giảm tỷ trọng xuất khẩu thô và sơ chế bằng các sản phẩm công nghệ cao. Đồng thời Chính phủ cần cải cách mạnh mẽ và triệt để các thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu tiết kiệm thời gian và chi phí.

3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước

Trong xu thế hội nhập quốc tế ngành ngân hàng, đòi hỏi ngành ngân hàng cần phải tích cực và chủ động hơn nữa trong việc ban hành các quy định về thanh toán quốc tế phù hợp với thông lệ quốc tế làm căn cứ thực hiện nghiệp vụ thanh toán XNK. Trước mắt cần quan tâm đến:

-Chính sách tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái cần được duy trì ở mức độ sao cho hàng hoá Việt Nam có sức cạnh tranh cao, nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nhưng phải góp phần

hoạt, thận trọng theo cơ chế thị trường, dần từng bước tiến tới áp dụng một cơ chế tỷ giá hối đoái tự do phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước.

Với vai trò là NHTW, hiện nay NHNN quản lý thị trường ngoại tệ chủ yếu thông qua việc can thiệp mua bán, công bố tỷ giá bình quân giao dịch liên ngân hàng, quy định biên độ dao động tỷ giá. Trong giai đoạn hiện nay thì các biện pháp này là cần thiết nhưng dần dần phải nới lỏng tiến tới tự do hoá tỷ giá thông qua việc nới lỏng dần biên độ dao động tiến tới xóa bỏ biên độ.

-Quản lý ngoại hối'. Nhà nước cần xây dựng một cơ chế quản lý về rủi

ro ngoại hối để tránh và hạn chế hậu quả xấu do sự biến động đột ngột của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam cũng như khu vực và trên thế giới, cụ thể:

+ Tính toán, thiết lập quỹ dự trữ ngoại tệ hợp lý, cần thiết, có khả năng can thiệp thị trường ngoại tệ khi có biến động tỷ giá trong nước, đồng thời có kế hoạch quản lý chặt các nguồn ngoại tệ vào ra cũng như hoạt động mua bán ngoại tệ tại thị trường tự do tránh hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ tạo nên những cơn sốt giả tạo như trên thị trường.

+ Thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính, tạo sự thông thoáng cho hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế.

+ Từng bước nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam, hạn chế tình trạng đô la hoá.

+ Hạn chế các biện pháp hành chính trong điều tiết cung cầu ngoại tệ, Nhà nước chỉ điều hành cung cầu ngoại tệ thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô: lãi suất, tỷ giá, thuế XNK...

3.3.3. Đối với khách hàng

-Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại thương vững về nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, am hiểu về lĩnh vực tài chính-tiền tệ-tín dụng-thương mại quốc tế

Cùng với việc không ngừng đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp cần phải bố trí đội ngũ cán bộ giỏi làm công tác XNK. Bởi lẽ, con người là nhân tố quyết định trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Chỉ những doanh nghiệp XNK, những cán bộ nghiệp vụ nhanh nhạy với diễn biến tình hình cung cầu, biến động giá cả trong nước và quốc tế. nắm bắt kịp thời thông tin về đối tác, biết đề ra những chiến lược xuất nhập khẩu khả thi, ... mới có thể hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để làm được điều đó, doanh nghiệp XNK, cán bộ nghiệp vụ XNK phải là những người:

> Am hiểu sâu sắc tình hình thị trường trong và ngoài nước

> Có kiến thức về kinh doanh quốc tế, luật pháp và tập quán buôn bán > Giỏi ngoại ngữ

> Có đầu óc thực tiễn, biết tính toán không chỉ đến lợi ích doanh nghiệp mà còn cả lợi ích chung của nền kinh tế

> Biết cách đàm phán, thương thuyết và có tinh thần hợp tác

-Nghiên cứu tìm hiểu kỹ thị trường để lựa chọn đúng bạn hàng:

Trong xu thế mở rộng giao lưu, buôn bán với nước ngoài, doanh nghiệp không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi mối quan hệ với những bạn hàng truyền thống mà phải mở rộng mối quan hệ tới khách hàng mới, thị trường mới. Tự bản thân doanh nghiệp không thể nắm vững được hết khả năng tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác, thậm chí nhiều hợp đồng được ký kết thông qua các hoạt động quảng cáo hoặc do khách hàng khác giới

Một phần của tài liệu 0081 giải pháp marketing nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w