Căn cứ pháp lý

Một phần của tài liệu 0120 giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP công thương chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 33 - 39)

Cơ sở pháp lý:

- Quyết định 1437/2001/QĐ-NHNN ngày 19.11.2001 về việc mua chuyển mang ngoại tệ ra nước ngoài của công dân Việt nam do NHNN ban hành

- Quyết định 679/2002/QĐ- NHHH ngày 01.07.2002 về quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ

- Quyết định 1081/2002/ QĐ-NHNN ngày 07.10.2002 về trạng thái ngoại hối của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

- Quyết định 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28.05.2004 về sửa đổi bổ sung cho quyết định 679/2002/QĐ-NHNN

- Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10.11.2004 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

- Pháp lệnh ngoại hối 28.2005/PL-UBTVQH 11 ban hành 13.12.2005 hiệu lực ngày 01.06.2006

- Nghị định 160/2006/NĐ-CP Hướng dẫn pháp lệnh ngoại hối ngày 28.12.2006 - Quyết định 2554/QĐ-NHNN ngày 31.12.2006 về một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

- Quyết định 3039/QĐ-NHNN ngày 24.12.2007 về một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

- Quyết định 504/QĐ-NHNN ngày 07.03.2008 về một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

- Thông tự số 03/2008/TT-NHNN ngày 11.04.2008 về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng

- Thông tư số 20/2011/TT-NHNN ngày 29.08.2011 về việc mua bán ngoại tệ tiến mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép.

- Công văn 7404/NHNN-KTTC ngày 29.08.2006 của NHNN “v/v hướng dẫn hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ”

Môi trường pháp lý :

Ngoài ra, mỗi NHTM đều tồn tại trong phạm vi một quốc gia nhất định nên hoạt động của các NHTM đều chịu sự quản lý của một hệ thống văn bản pháp luật của mỗi quốc gia đó cũng như chịu sự chi phối của các văn bản quy trình nghiệp vụ trong hệ thống mỗi ngân hàng. Trong đó, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chịu sự chi phối bởi các văn bản pháp lý đặc thù sau:

Chính sách ngoại tệ

Chính sách ngoại tệ bao gồm toàn bộ các biện pháp nhằm quản lý một cách có hiệu quả nguồn ngoại tệ của một quốc gia; làm cân bằng cán cân thanh toán trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Nó còn là những định chế pháp lý, những chính sách của Nhà nước trong việc quản lý ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và các chứng từ có giá trị như ngoại tệ cũng như việc trao đổi, sử dụng, mua bán ngoại tệ trên thị trường nội địa và quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài.

Nội dung của chính sách ngoại tệ là việc quản lý và kiểm soát các luồng vận động của ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước và ngược lại; có liên quan tới hoạt động ngoại thương và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác bằng ngoại tệ. Đồng thời quản lý và kiểm soát sự lưu thông của ngoại tệ (đặc biệt là ngoại tệ) trong phạm vi quốc gia.

Việc thực hiện chính sách ngoại tệ có ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường ngoại tệ của một quốc gia. Nó quy định tính pháp lý về mua, bán, chuyển nhượng, đầu tư cho mỗi pháp nhân kinh tế và phạm vi hoạt động của NHTM. Bên cạnh đó, nó còn quy định tính biệt lập hay thông suốt của thị trường quốc gia này với thị trường ngoại tệ quốc tế.

Kết quả rõ rệt nhất của một chính sách ngoại tệ đúng đắn là hoạt động ngoại thương phát triển, hợp tác quốc tế được mở rộng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ổn định nền tài chính và giá trị tiền tệ quốc gia. Ngược lại, nếu NHTW thực thi một chính sách quá chặt chẽ sẽ làm cản trở sự phát triển của thị trường ngoại tệ cũng như sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó.

Chính sách tỷ giá

Chính sách tỷ giá là những hoạt động của Chính phủ (mà đại diện thường là NHTW) thông qua một chế độ tỉ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỉ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỉ giá cố định hay tác động để tỉ giá biến động tới một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia.

Chính sách tỉ giá thường nhằm mục tiêu ổn định kinh tế: kiểm soát lạm phát; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ; cân bằng cán cân vãng lai.

Các biện pháp của chính sách tỉ giá như việc NHTW điều chỉnh tỉ giá, lãi suất chiết khấu, chính sách thương mại quốc tế,... đều có tác động trực tiếp lên tình hình xuất nhập khẩu của quốc gia trong từng thời kì, qua đó tác động lên cung cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ. Việc này ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM. Ngoài ra, NHTW còn có các biện pháp tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ như: (i) điều chỉnh tỉ lệ dữ trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM để làm tăng hoặc giảm chi phí vốn ngoại tệ, ảnh hưởng tới lãi suất huy động ngoại tệ; (ii) quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi b ằng ngoại tệ; (iii) quy định trạng thái ngoại tệ đối với NHTM ngoài mục đích phòng ngừa rủi ro tỉ giá, còn có tác dụng hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỉ giá khi cung cầu mất cân đối.

Chính sách tỉ giá hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với điều kiện kinh tế: đảm bảo ổn định tỉ giá dựa trên quan hệ cung cầu, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu,cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dữ trữ quốc gia, sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Chính sách lãi suất

Chính sách lãi suất là một trong các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ. Hiệu quả của chính sách tài chính tiền tệ phụ thuộc vào chế độ tỉ giá của từng quốc gia. Nhưng nói chung, khi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng bằng cách giảm lãi suất sẽ kích thích đầu tư tăng, đầu tư tăng làm tăng thu nhập quốc dân, thu nhập quốc dân tăng làm tăng nhập khẩu. Như vậy, tăng nhập khẩu sẽ làm cán cân vãng lai trở nên xấu hơn; còn lãi suất giảm sẽ kích thích luồng vốn ròng chảy ra và ảnh hưởng xấu đến cán cân vốn; kết quả là cán cân thanh toán trở nên xấu hơn.

Khi NHTW áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt bằng các biện pháp làm tăng lãi suất thì sẽ kìm hãm đầu tư, đầu tư giảm làm thu nhập quốc dân giảm, thu nhập quốc dân giảm làm giảm nhập khẩu. Như vậy, giảm nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tốt tới cán cân vãng lai, còn lãi suất tăng sẽ thu hút luồng vốn ròng chảy vào và ảnh hưởng tốt tới cán cân vốn; kết quả là cán cân thanh toán được cải thiện.

Các biện pháp tác động tới cán cân thanh toán của một quốc gia đều có tác động cung cầu về ngoại tệ và tỉ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ. Qua đó, nó khuyến khích hay hạn chế nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các NHTM ở quốc gia đó.

Một chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với môi trường kinh tế trong và ngoài nước sẽ mở rộng quy mô huy động vốn và cho vay, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, ổn định giá trị đồng nội tệ và đồng thời kích thích sự phát triển của nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

1.3.2 Môi trường kinh doanh, điều kiện về kinh tế xã hội

Nhóm nhân tố ảnh hưởng trong nước

Nền kinh tế tăng trưởng ổn định là cở sở để tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng chu chuyển vốn và hàng hóa, dịch vụ. Qua đó, NHTM phát triển các hoạt động của mình với vai trò là một trung gian tài chính hiệu quả; đặc biệt là hoạt động kinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong giao dịch thương mại quốc tế cũng như giúp luân chuyển các khoản đầu tư quốc tế, giao dịch tài chính quốc tế và cả cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản thu xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư hay đi vay bằng ngoại tệ. Ngược lại, nếu nền kinh tế hoạt động không bình thường hoặc rơi vào tình trạng suy thoái thì sẽ hạn chế hoạt động của NHTM: giảm quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh do biến động tỉ giá, rủi ro hoạt động.

Hoạt động ngoại thương là cơ sở hình thành nghiệp vụ hoạt động kinh doanh quốc tế của NHTM nên nó cũng có tác động lớn tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Nói đến ngoại thương là nói đến hoạt động xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế. Trong trường hợp, xuất nhập khẩu tăng thì kéo theo tăng nhu cầu thanh toán quốc tế, nhu cầu mua bán ngoại tệ, nhu cầu tài trợ ngoại thương, nhu cầu được bảo vệ trước các rủi ro...Do đó, ở những nước phát triển, hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển được là nhờ gắn liền với ngoại thương. Ngoại thương là cơ sở hình thành của cán cân thanh toán quốc tế, có tác động không nhỏ lên hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại mỗi quốc gia. Cán cân thanh toán quốc tế, về bản chất, là mối quan hệ cung cầu về một đồng tiền. Nếu cán cân cân bằng hoặc thặng dư thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ có nhiều thuận lợi vì có nguồn vốn dồi dào. Ngược lại, cán cân thâm hụt sẽ làm khan hiếm hàng hóa, ở đây là ngoại tệ, dẫn tới hạn chế hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Thị trường ngoại tệ, với chức năng là: (i) giúp chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền khác, (ii) cung cấp tín dụng cho hoạt động ngoại thương, (iii) tạo rào cản hạn chế rủi ro hối đoái, có tác động lớn tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM thành viên. Thị trường ngoại tệ tạo tính thanh khoản cho các loại ngoại tệ,

do đó, làm tăng cường hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Mức độ phát triển của thị trường ngoại tệ tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ở những quốc gia phát triển như Mỹ, thị trường ngoại tệ đã đạt tới trình độ rất cao, có tính chất quốc tế rộng lớn và là một thị trường liên ngân hàng có mối quan hệ chắt chẽ, thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ diễn ra trong các NHTM rất sôi động. Hoạt động này đã tạo ra rất nhiều sản phẩm và dịch vụ mới, hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường

Nhóm nhân tố ảnh hưởng từ thị trường tài chính quốc tế.

Trong một hệ thống tỷ giá với trên 200 đồng tiền các quốc gia, thì không có một quốc gia nào có thể độc lập trong việc xác định tỷ giá đồng tiền nước mình với các đồng tiền còn lại. Biến động tỉ giá trên thị trường hối đoái quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ giá của đồng tiền quốc gia này so với các đồng tiền quốc gia khác và tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại mỗi quốc gia. Bởi vì tỉ giá là yếu tố nhạy cảm với những thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế; và có rủi ro dao động lớn. Các NHTM rất quan tâm tới diễn biến về tình hình lạm phát và sự thay đổi lãi suất ở các nước mà ngân hàng đang nắm giữ hoặc muốn đầu tư trong tương lai đồng tiền quốc gia đó, để dự báo tỉ giá và đưa ra kì vọng hợp lí về tỉ giá dựa trên lý thuyết Cân bằng sức mua (PPP) và lý thuyết Cân bằng lãi suất (IRP). Từ đó, NHTM quyết định mua hoặc bán ngoại tệ. Do đó, nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận hoặc rủi ro của ngân hàng. Trên thực tế, việc FED duy trì đồng đô la yếu để thúc đẩy xuất khẩu Mỹ bằng việc cắt giảm lãi suất, tránh cho đất nước hùng mạnh này rơi vào khủng hoảng, đã tác động làm các đồng tiền khác lên giá tương đối. Điều này đồng nghĩa với việc các món hàng nhập khẩu vào các nước khác tính bằng đô la khi quy đổi ra đồng nội tệ sẽ rẻ hơn, nhập khẩu vào nhiều hơn. Còn xuất khẩu của nước đó sang Mỹ thì giảm sút vì nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thu được tiền về, khi quy đổi thì bị thiệt hại do tỷ giá. NHTM tại các nước này hạn chế mua đô la Mỹ do lo ngại việc đồng nội tệ trở nên đắt đỏ hơn so với đồng đô la.

Lãi suất và tỉ giá có mối quan hệ mật thiết với nhau tại các điểm tỉ giá kì hạn. Điểm kì hạn là chêch lệch giữa tỉ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay. Trong thực tế, người ta cho rằng: điểm kì hạn chính là mức chêch lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Chêch lệch lãi suất giữa hai đồng tiền càng lớn thì điểm kỳ hạn cũng càng lớn. Theo lý thuyết cân bằng lãi suất, chỉ cần lãi suất của một nước thay đổi sẽ dẫn tơi tỉ giá kì hạn giữa đồng tiền nước đó với một ngoại tệ thay đổi theo. Ngày nay, các NHTM sử dụng hợp đồng kì hạn ngày càng rộng rãi và phổ biến trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm phòng ngừa rủi ro, lựa chọn đồng tiền đầu tư, lựa chọn đồng tiền đi vay, đặc biệt là kinh doanh chêch lệch lãi suất và một số ứng dụng khác. Do đó, khi có sự thay đổi lãi suất của IMF hoặc WB hay FED hoặc ECB, ngoài việc tác động mạnh mẽ tới lãi suất, tỉ giá các đồng tiền khu vực và quốc gia, thì còn tác động tới quyết định kinh doanh ngoại tệ của NHTM các nước.

Những diễn biến bất thường trên thị trường tài chính quốc đều có tác động trực tiếp tới tỉ giá của ngoại tệ so với nội tệ tại thị trường trong nước. Vì vậy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ mang tính chất quốc tế cao nên chịu ảnh hưởng rất lớn từ thị trường tài chính quốc tế đòi hỏi ngân hàng phải thu thập và xử lý thông tin từ thị trường nước ngoài một cách nhanh chóng và chính xác. Hay như những cuộc khủng hoảng tài chính ở nước ngoài cũng ảnh hưởng lớn tới tình hình tỉ giá trong nước. Gần đây, cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp lên tới 300 tỉ EUR, đã làm cho đồng EUR, USD liên tục suy yếu trong thời gian đồng thời tạo sức ép tăng giá lên đồng NDT, làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc do EU là thị trường xuất khẩu lớn của Trung Quốc và ảnh hưởng tới các chính sách cải cách kinh tế của nước này.

Tóm lại, các nhân tố trong nước và trên thị trường tài chính nước ngoài tác động tới

chiến lược kinh doanh ngoại tệ của NHTM tại mỗi nước

Một phần của tài liệu 0120 giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP công thương chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w