3.3.2.1. về quy trình mua bán ngoại tệ giữa Hội sở và Chi nhánh
- Đơn giản hóa các thủ tục, quy trình mua bán ngoại tệ với Sở tránh gây mất thời gian và lãng phí đối với các chi nhánh, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng và hạn chế khả năng chủ động nguồn ngoại tệ của các Chi nhánh.
- Ban hành quy trình chuẩn, cập nhật và thường xuyên hỗ trợ các Chi nhánh mua bán các loại ngoại tệ trên thị trường với giá cạnh tranh và thời gian thực hiện nhanh, để tạo điều kiện cho các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ mới ra đời và đi vào hoạt động.
3.3.2.2. Triển khai kịp thời, hướng dẫn cụ thể các văn bản của Chính phủ, của ngành về quản lý ngoại hối và kinh doanh ngoại tệ
Là một Chi nhánh của ngân hàng TMCP Á Châu nên chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trụ sở chính. Trụ sở chính cần thiết lập hệ thống thông tin về tình hình diễn biến của thị trường, những thay đổi trong chính sách quản lý tiền tệ của Chính phủ gửi xuống các Chi nhánh một cách nhanh nhất để Chi nhánh nắm bắt được và áp dụng vào trong hoạt động KDNT của mình sao cho có hiệu quả nhất, tránh rủi ro.
3.3.2.3. Thực hiện chương trình kiểm tra, kiểm sát, nâng cao trình độ nghiệp vụ
- Trụ sở chính cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với các chi nhánh chặt chẽ hơn nữa để từ đó giúp các Chi nhánh giải quyết những khó khăn, vướng mắc một cách kịp thời và chấp hành quy định của Chính phủ, NHNN.
- Trụ sở chính cần thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cả về lý thuyết lẫn thực tế về hoạt động kinh doanh ngoại tệ cho cán bộ Chi nhánh trực tiếp làm nghiệp vụ này.
- Tổ chức các buổi thảo luận, tạo điều kiện cho các Chi nhánh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới cho các Chi nhánh.
Trụ sở chính có thể cập nhật các thông tin và làm thành bản tin gửi cho các Chi nhánh cùng xem xét sử dụng, như vậy sẽ giúp các Chi nhánh tránh được rủi ro do thiếu hụt thông tin không đầy đủ.
3.3.2.4. Đầu tư hiện đại hoá công nghệ, thiết bị ngân hàng
Tại Việt Nam do thị trường ngoại hối phát triển muộn, trình độ và kinh nghiệm kinh doanh còn yếu, nên nhìn chung cơ sở vật chất của phòng KDNT còn sơ sài. Do đó đòi hỏi Hội sở cần phải:
- Đầu tư, đổi mới trang thiết bị công nghệ ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ tốt hơn như trang bị hệ thống theo dõi, nhận định thông tin tỷ giá thị trường tại bộ phận kiểm soát và quản rủi ro để giám sát độ chính xác của giao dịch. Tuy hiện nay tại chi nhánh đã được trang bị hệ thống giao dịch qua điện thoại, Reuter... tuy nhiên cần liên tục đổi mới và khai thác tối đa nguồn thông tin quan trọng này hơn nữa để cập nhật thị trường liên tục. Ngoài ra, Ngân hàng cần nghiên cứu thêm các phần mềm KONDOR (Reuters), Bloomberg phục vụ cho quản lý và kinh doanh ngoại tệ, các hệ thống yết giá điện tử EBS (Electronic Brokerage Sysem), hệ thống MIDAS chuyên dụng cho bộ phận Back Office, các phần mềm quản lý rủi ro. là các hệ thống phần mềm đã và đang phục vụ đắc lực cho ngân hàng nước ngoài trong hệ thống kinh doanh ngoại tệ.
- Cần trang bị thêm, nâng cấp các loại máy chủ loại lớn với tốc độ xử lý cao phục vụ mảng dịch vụ cho khách hàng như Homebanking, Phonebanking, Intertbanking nhằm mở rộng hơn nữa các dịch vụ ngân hàng, tăng thêm hiệu quả sử dụng ATM.
- Cần thành lập phòng KDNT riêng biệt: Hiện nay hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh vẫn là một mảng nghiệp vụ của Phòng tín dụng, chưa có một phòng kinh doanh ngoại tệ riêng biệt nên chưa có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Việc thành lập phòng riêng chuyên trách về hoạt động kinh doanh ngoại tệ sẽ tạo điều kiện cho các giao dịch được thực hiện chuẩn hóa, đúng quy trình và thuận lợi cho hoạt động quản trị rủi ro và tác nghiệp.