Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0103 giải pháp mở rộng cho vay nông nghiệp nông thôn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện ứng hòa hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25 - 31)

1.3.1.1 Ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Ngân hàng bao gồm nhiều loại hình tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Sự ra đời của hệ thống NHTM có tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế hàng hóa và ngược lại, kinh tế hàng hoá phát triển thì hoạt động NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và ngân hàng trở thành tổ chức không thể thiếu trong nền kinh tế.

Mỗi quốc gia đều có những quy định khác nhau về NHTM. Theo pháp luật Mỹ, NHTM được hiểu là bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại. Theo pháp luật ngân hàng Ân Độ, các cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay, tài trợ và đầu tư được gọi là ngân hàng....

Quan điểm về NHTM của Việt Nam được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng Số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010: Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận; trong đó quy định rõ: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên hoặc một số các nghiệp vụ sau:

nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.

Như vậy, có thể hiểu: Ngân hàng thương mại là một Tổ chức kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền đó để cho vay, làm phương tiện thanh toán và thực hiện các dịch vụ theo uỷ thác của khách hàng.

1.3.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Tín dụng là chức năng kinh tế hàng đầu của các NHTM, nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn ngày càng tăng, hoạt động tín dụng của các NHTM lại ngày một cần thiết hơn.

Tín dụng là một quan hệ kinh tế trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu với những điều kiện mà hai bên thoả thuận. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng với một bên là tất cả các tổ chức cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng giao quyền sử dụng tiền cho họ với những điều kiện thoả thuận nhất định (thời gian, lãi suất, khối lượng, điều kiện đảm bảo).

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống

đốc NHNN định nghĩa như sau về hoạt động cho vay: "Cho vay là một hình

thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi".

1.3.2 Cho vay Nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng thương mại

1.3.2.1 Khái niệm và đặc điểm cho vay Nông nghiệp nông thôn trong các Ngân hàng thương mại

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng còn sử dụng thuật ngữ “Tín dụng hộ”. Tín dụng hộ nông nghiệp nông thôn là quan hệ tín dụng ngân hàng giữa một bên là ngân hàng với một bên là thành phần Phát triển kinh tế Nông nghiệp nông thôn. Trong đó, ngân hàng là nguời chuyển nhuợng tạm thời một luợng giá trị (nguời cung ứng vốn - nguời cho vay), còn hộ là nguời nhận luợng giá trị đó (nhận cung ứng vốn - nguời đi vay). Sau một thời gian nhất định hộ trả lại số vốn đã nhận từ ngân hàng, số vốn hoàn trả lại lớn hơn số vốn ban đầu (phần lớn hơn gọi là lãi).

Khác với hộ sản xuất nói chung, hộ phát triển kinh tế nông thôn đuợc Nhà nuớc, Chính phủ uu tiên các quy định điều kiện vay vốn, cơ chế đảm bảo tiền vay, nguồn vốn cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Đặc điểm cho vay nông nghiệp nông thôn.

Thứ nhất, cho vay nông nghiệp nông thôn có tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh truởng của động, thực vật. Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh truởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp nói chung và các ngành nghề cụ thể mà ngân hàng tham gia cho vay. Thuờng tính thời vụ đuợc biểu hiện ở những mặt sau: tính mùa, vụ trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ của ngân hàng. Nếu ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp nhu cho vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời gian nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch hoặc tiêu thụ tiến hành thu nợ. Nhu vậy, chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết

định để ngân hàng tính toán thời hạn cho vay.

Thứ hai, môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh hay các sản phẩm nông nghiệp rơi vào tình trạng “được mùa rớt giá”, tất cả các nhân tố đó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trả nợ ngân hàng khi khách hàng tham gia quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Thứ ba, chi phí tổ chức cho vay cao. Cho vay kinh tế hộ đặc biệt là cho vay hộ phát triển nông nghiệp chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao do quy mô từng món vay nhỏ. Số lượng khách hàng đông, phân bổ ở khắp mọi nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ: Mở chi nhánh, phòng giao dịch, tổ lưu động cho vay tại xã. Do đặc thù kinh doanh của Nông nghiệp nông thôn có độ rủi ro cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác.

1.3.2.2 Các phương thức cho vay nông nghiệp nông thôn của các Ngân hàng thương mại

Tùy vào mục đích nghiên cứu và sử dụng vốn vay của kinh tế hộ, có thể phân loại theo các tiêu chí sau:

- Theo thời hạn cho vay

+ Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng. Chủ yếu cho vay để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn.

+ Cho vay trung hạn là loại cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Chủ yếu cho vay để đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi mới công nghệ, mở rộng SXKD, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ, máy móc và phương tiện cơ giới.

+ Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng. Chủ yếu cho vay để đáp ứng mua sắm các thiết bị, phương tiện vận tải có trọng lượng lớn, các dự án mà có thời gian thu hồi vốn dài.

- Theo mối quan hệ giữa các chủ thể

+ Cho vay trực tiếp là hình thức cho vay phổ biến của ngân hàng. Ngân hàng trực tiếp cho khách hàng vay vốn thông qua hồ sơ mà khách hàng nộp cho ngân hàng.

+ Cho vay gián tiếp là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Đó là các tổ, hội, đội như: hội phụ nữ, hội nông dân, nhóm sản xuất... Mục đích của các tổ chức này cùng quan tâm đến là vấn đề phát triển kinh tế làm giàu, xoá đói giảm nghèo, dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi.

- Theo tính chất bảo đảm tiền vay

+ Cho vay có tài sản bảo đảm là loại hình cho vay dựa trên cơ sở có đảm bảo như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, hoặc vì sử dụng sai mục đích nguồn vốn vay dẫn đến không thanh toán được thì ngân hàng sẽ phát mại tài sản này để thu hồi nợ. Loại vay này áp dụng chủ yếu ở các ngân hàng hiện nay.

+ Cho vay không có tài sản bảo đảm là hình thức cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Loại cho vay này thường được cấp cho các khách hàng có uy tín cao, những khách hàng có mối quan hệ tốt và lâu dài đối với ngân hàng, họ có tình hình tài chính lành mạnh, cũng có thể là các khoản vay thực hiện theo chỉ thị của Chính phủ, hay Chính phủ yêu cầu không cần tài sản đảm bảo.

- Theo mục đích cho vay

+ Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ....

+ Cho vay nông nghiệp là cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu....

+ Cho vay tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm vật dụng, mua nhà cửa, vật kiến trúc, ngày nay ngân hàng còn

thực hiện các khoản cho vay để thanh toán các chi phí thông thường của đời sống như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại...

+ Cho vay phát triển ngành nghề tại nông thôn là loại cho vay phục vụ phát triền làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống tại nông thôn.

+ Cho vay đầu tư cở sở hạ tầng ở nông thôn.

- Theo phương thức cho vay

Trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn vay của từng khoản vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát của ngân hàng, ngân hàng nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay sau đây:

+ Cho vay từng lần: Áp dụng đối với khách hàng có quan hệ không thường xuyên hoặc có nhu cầu vay vốn từng lần, mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng.

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Áp dụng đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ổn định, hộ gia đình có mô hình kinh tế tổng hợp, có quan hệ uy tín với ngân hàng và có nhu cầu vay vốn ngắn hạn thường xuyên, có đặc điểm SXKD, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần.

+ Cho vay theo dự án đầu tư: Cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Ngân hàng nơi cho vay cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ.

+ Cho vay trả góp: Đây là loại cho vay mà ngân hàng cùng khách hàng xác định và thỏa thuận số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Số tiền vay được trả nợ thành nhiều kỳ hạn đều nhau với tổng số tiền trả nợ gốc và lãi của mỗi kỳ hạn bằng nhau, trong đó số tiền trả lãi được tính trên dư nợ thực tế và số ngày

thực tế của kỳ hạn trả nợ đó. Loại cho vay này được áp dụng cho các khoản vay có thời hạn dài như cho vay bất động sản, cho vay mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ...

+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: NHTM nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của NHTM đó. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, NHTM nơi cho vay và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

+ Cho vay theo hạn mức thấu chi là hình thức cho vay gắn liền với việc sử dụng tài khoản thanh toán của khách hàng, ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng được chi vượt số tiền hiện có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

1.4TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu 0103 giải pháp mở rộng cho vay nông nghiệp nông thôn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện ứng hòa hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w