Việc mở rộng cho vay khách hàng cá nhân là hết sức cần thiết, thể hiện :
Thứ nhất,sự cần thiết phải mở rộng hoạt động cho vay KHCN là do chính vai trò, lợi ích của hoạt động cho vay KHCN đối với sự phát triển của một ngân hàng (như đã trình bày ở phần trên ).
Thứ hai,hoạt động cho vay KHCN có mức sinh lời ngày càng tăng đối với các ngân hàng.
Cho vay KHCN từ lâu đã được coi là một phần rất quan trọng trong hoạt động của các NHTM, đặc biệt là đối với hoạt động của các ngân hàng bán lẻ. Theo Peter Drugger, cho vay KHCN trong đó cho vay tiêu dùng được coi là cứu cánh cuối cùng của các NHTM từ thập niên 70, khi mà cho vay KHDN bị cạnh tranh khốc liệt bởi bởi các công ty tài chính, quỹ đầu tư. Theo khảo sát của tập đoàn tư vấn BCG cho thấy mặc dù cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 30-35% tổng dư nợ nhưng lại tạo ra trên 60% lợi nhuận của các NHTM hàng đầu châu Á.
Ngay tại Việt Nam, theo báo cáo tại “Hội nghị Quốc tế về Tài chính Tiêu dùng” vừa được tổ chức, tổng quy mô tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam hiện đạt mức 960.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 15,7% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống.Tuy tỷ trọng cho vay tiêu dùng không cao so với tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng nhưng đã đóng góp đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của nhiều ngân hàng thương mại.
Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối Tổng dư nợ cho vay KHCN năm (t-1)
Chính sự cạnh tranh khốc liệt đã khiến cho hoạt động cho vay KHDN có mức sinh lời ngày càng giảm, trái lại, hoạt động cho vay KHCN lại đang ở thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ.
Thứ ba,mở rộng cho vay đối với KHCN đảm bảo đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho KHCN.
Khiđời sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện thìnhu cầu chi tiêu mua sắm hàng hóa của người dân ngày càng tăng lên. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của đa số người dân, hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân cần phải được mở rộng cả về chất và lượng và là ưu tiên hàng đầu của hệ thống ngân hàng.
Thứ tư,do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng.
Sự ra đời nhanh chóng và lớn mạnh của nhiều ngân hàng đã làm cho hệ thống ngân hàng thương mại được mở rộng. Trước đây khi chỉ có một số ít các ngân hàng thì sự cạnh tranh không diễn ra mạnh mẽ và khốc liệt như hiện nay. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào môi trường kinh tế quốc tế. Đối mặt với thách thức cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Mở rộng cho vay KHCN sẽ giúp các ngân hàng đa dạng hoá các danh mục đầu tư, phân tán rủi ro, duy trì hoạt động bền vững cho ngân hàng .
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng hoạt động CV KHCN.
1.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay khách hàng cá nhân.
Doanh số cho vay KHCN là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay KHCN trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm tài chính.
a) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về doanh số cho vay KHCN tuyệt đối:
Công thức tính:
Giá trị tăng trưởng _____ Tổng doanh số ___ Tổng doanh số
Doanh số tuyệt đối CV KHCN năm (t) CV KHCN năm (t-1)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay KHCN năm (t) tăng so với doanh số CVKHCN năm (t-1) là bao nhiêu. Chỉ tiêu này > 0, tức là số tiền ngân
hàng cấp cho khách hàng cá nhân tăng lên, từ đó thể hiện rằng hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng đã được mở rộng.
b) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay KHCN tương đối:
Công thức tính:
Tỷ lệ tăng trưởng __ Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối
Doanh số CVKHCN tương đối Tổng doanh số CV KHCN năm (t-1) X100%
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh số CVKHCN năm (t) so với năm (t-1) là bao nhiêu phần trăm. Khi chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ tăng doanh số cho vay KHCN càng nhanh.
c) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọngCông thức tính:
Tỷ trọng ___ Tổng doanh số CV KHCN
cho vay KHCN Tổng doanh số của hoạt động tín dụng X100%
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động cho vay KHCN chiếm tỷ trọng bao nhiêu % trong tổng doanh số hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi tỷ lệ
này tăng qua các năm chứng tỏ quy mô cho vay KHCN đang được mở rộng.
1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay KHCN
Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tín dụng ngân hàng cấp cho nhóm khách hàng cá nhân tại một thời điểm.
a) Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ tuyệt đối.
Công thức tính:
Giá trị tăng trưởng ____ Tổng dư nợ Tổng dư nợ dư nợ tuyệt đối CV KHCN năm(t) CV KHCN năm (t-1)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này > 0 chứng tỏ số tiền khách hàng nợ Ngân hàng hàng năm tăng lên, tức là hoạt động cho vay KHCN được mở rộng.
b) Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tương đối.
Công thức tính:
Tăng trưởng dư nợ CV KHCN tương đối
Công thức tính:
Tỷ trọng
Dư nợ CV KHCN sản phẩm (i) X 1QQO/ Tổng dư nợ của hoạt động tín dụng
X100%
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ trong cho vay KHCN năm (t) so với năm (t-1)
c) Chỉ tiêu phản ánh về tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân.
Công thức tính:
Tỷ trọng Dư nợ CVKHCN
Tổng dư nợ cho vay KHCN
Tổng dư nợ hoạt động tín dụng X100%
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ hoạt động cho vay KHCN chiếm bao nhiêu % trong tổng dư nợ của toàn bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này qua các năm tăng chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN được mở rộng.
Ý nghĩa:Chỉ tiêu này phản ánh thế mạnh của mỗi ngân hàng trong lĩnh vực cho vay KHCN. Tỷ trọng của mỗi sản phẩm nào đó cao chứng tỏ ngân hàng đó có thế mạnh và lợi thế về sản phẩm này.
Căn cứ vào danh mục sản phẩm cho vay KHCN mà ngân hàng đang cung cấp để đánh giá mức độ đa dạng về cách thức mà Ngân hàng áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng, qua đó thể hiện khả năng mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của ngân hàng.
1.2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân
Cùng với việc mở rộng quy mô cho vay KHCN thì các ngân hàng cũng phải quan tâm đên chất lượng của các khoản cho vay KHCN. Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng của cho vay KHCN là:
a) Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
Công thức tính:
Tỷ lệ nợ xấu CV KHCN
Nợ xấu cho vay KHCN Tổng dư nợ cho vay KHCN
Ý nghĩa:Đây là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng của các khoản cho vay KHCN. Nợ xấu là các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3-5 theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, có thời gian quá hạn khoản vay trên 90 ngày. Một ngân hàng thường không thể tránh khỏi việc gặp phải rủi ro nợ xấu, nợ quá hạn,điều này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan.Hoạt động cho vay của ngân hàng được coi là mở rộng và hiệu quả khi có tỷ lệ nợ quá hạn nằm trong giới hạn cho phép và phải có xu hướng giảm qua các năm.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ > 7% là yếu kém, nếu chỉ số đó dưới mức 5% thì Ngân hàng đó được đánh giá có nghiệp vụ tín dụng tốt.
b) Thu lãi từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
Công thức tính:
Tỷ trọng thu lãi Thu lãi từ cho vay KHCN cho vay KHCN Tổng thu lãi cho vay
Ý nghĩa : Tỷ trọng này càng cao phản ánh quy mô và xu hướng mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân là có hiệu quả và là tín hiệu tốt để tiếp tục phát huy.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cánhân. nhân.
Ngày nay khi đời sống kinh tế, xã hội ngày càng phát triển. Hoạt động cho vay KHCN đã trở thành một hình thức phổ biến và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Đa dạng hoá các hình thức cho vay KHCN là một yêu cầu luôn đặt ra cho các ngân hàng, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Cho vay KHCN là một hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại, hoạt động của nó chịu tác động của nhiều nhân tố. Các ngân hàng luôn luôn phải xem xét các yếu tố đó một cách thận trọng nhằm phát huy những yếu tố tích cực của cho vay KHCN, cũng như hạn chế đến mức tối đa các yếu tố làm hạn chế hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Việt Hùng trong luận án tiến sỹ kinh tế: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam”, trường đại học kinh tế quốc dân, năm 2008, có thể chia những yếu tố tác động tới hoạt động khách hàng cá nhân thành hai nhóm: Nhóm yếu tố khách quan và nhóm yếu tố chủ quan.
1.2.4.1. Nhóm yếu tố khách quan4:
Những yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường văn hoá - xã hội, môi trường pháp lý, chính sách kinh tế và định hướng phát triển của Nhà nước, và những yếu tố khách quan từ phía khách hàng.
a) Môi trường kinh tế:
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế. Vì vậy, bất kỳ sự biến động của nền kinh tế đều có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay KHCN.
Nếu một quốc gia có nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ổn định, nhu cầu tiêu dùng của họ sẽ tăng lên, đồng thời nhu cầu vốn cho mở rộng sản xuất kinh doanh cũng tăng lên, lúc đó các ngân hàng có cơ hội mở rộng hoạt động cho vay của mình đối với các khách hàng cá nhân. Còn nếu như một đất nước có nền kinh tế trì trệ, suy thoái, không ổn định thì người dân sẽ không muốn vay tiền để thoả mãn nhu cầu chi tiêu của mình mà họ chỉ duy trì một mức sống bình thường, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh cũng không nhiều, do đó, việc mở rộng cho vay KHCN sẽ bị hạn chế.
b) Môi trường văn hoá - xã hội:
Yếu tố môi trường văn hóa xã hội là những vấn đề mang tính lâu dài và tương đối ít thay đổi, có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động Ngân hàng như dân số, văn hoá tiêu dùng, thói quen sử dụng các dịch vụ Ngân hàng trong đời sống, tập quán tiết
4Nguyễn Việt Hùng (208), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân.
kiệm, đầu tư, ứng xử trong quan hệ giao tiếp, kỳ vọng cuộc sống, cộng đồng tôn giáo, sắc tộc, xu hướng về lao động...
Các yếu tố đó đều ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng. Ví dụ như thói quen của người dân luôn là những yếu tố khác biệt, tạo ra sự đặc trưng của từng đất nước, từng vùng miền. Tại các nước phát triển người dân có thói quen chi tiêu sử dụng thẻ tín dụng, các khoản vay ngân hàng để thỏa mãn ngay nhu cầu mua sắm, tiêu dùng và trả góp dần hàng tháng giúp cho hệ thống ngân hàng dễ dàng tiếp cận với số lượng lớn khách hàng cá nhân. Trong khi tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thói quen chi tiêu, đầu tư sau khi tích lũy đủ chính là những khó khăn, thách thức đối với các ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ.
Như vậy, khi một quốc gia có môi trường văn hóa xã hội ổn định sẽ là động lực để hệ thống ngân hàng phát triển, mở rộng cung cấp các dịch vụ đa dạng cho dân cư. Còn ngược lại, khi môi trường văn hóa xã hội không ổn định việc tiếp cận và mở rộng cho vay đối với đối tượng KHCN rất bị hạn chế, nhu cầu vay vốn giảm; nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM.
c) Môi trường công nghệ
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ đã tạo điều kiện cho nhiều ngành,lĩnh vực khác phát triển trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, việc xử lý giao dịch ngân hàng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụ ngân hàng cũng được xử lý theo quy trình chặt chẽ do máy móc thực hiện thay cho lao động thủ công. Trong điều kiện môi trường công nghệ phát triển sẽ có thể áp dụng công nghệ để giảm bớt thời gian giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng, tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định tín dụng, do đó hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Nhờ đó các ngân hàng có thể mở rộng cho vay và đưa ra nhiều sản phẩm mới, hiện đại cho khách hàng trong cho vay nói chung cũng như cho vay KHCN nói riêng.
Công nghệ thông tin ngân hàng nhất thiết chịu sự chi phối của các chính sách về công nghệ thông tin quốc gia. Nếu một quốc gia có nền tảng của hạ tầng công nghệ
thông tin mạnh thì sẽ tạo điều kiện cho hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng phát triển bởi do tính chât đặc thù của hoạt động ngân hàng theo hệ thống từ trung ương đến địa phương, sự thống nhất trong toàn hệ thống rất cao; cho nên các quy trình nghiệp vụ, các sản phẩm ứng dụng chỉ được phát huy thế mạnh khi có hệ thống mạng thông tin mạnh, đồng bộ, tốc độ cao, dung lượng ÌO'11...
Ngược lại, các quốc gia chưa phát triển được hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển hoạt động ngân hàng nói chung, cho vay khách hàng cá nhân nói riêng.
d) Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dưOi luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí.
Ngân hàng là một trung gian tài chính nắm một khối lượng vốn và tài sản rất lOn trong nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật cũng như cơ quan chức năng. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho ngân hàng, mà còn cho khách hàng thực hiện giao dịch cũng như toàn bộ nền kinh tế. Mỗi quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về tổ chức hoạt động của ngân hàng cũng như hoạt động cho vay của ngân hàng. Nếu một xã hội có môi trường pháp lý đồng bộ sẽ tạo cơ hội phát triển cho hoạt động cho vay KHCN. Ngược lại, nếu một xã hội tồn tại các hệ thống văn bản pháp luật chằng chịt, không đồng bộ sẽ cản trở không chỉ hoạt động cho vay KHCN mà còn cản trở tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
Thực tiễn cho thấy sự phát triển của các nền kinh tế thị trường trên thế giOi hàng trăm năm qua đã chứng minh tầm quan trọng của hệ thống luật trong việc điều hành nền kinh tế thị trường. Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không phù hợp vOi yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát triển.
Như vậy rõ ràng môi trường luật pháp có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế nói chung và các hoạt động của ngân hàng nói riêng, trong đó có