Tình hình nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu 0156 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lục ngạn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 64)

Nợ quá hạn trong hoạt động cho vay là hiện tượng đén thời điể m thanh toán khoản nợ, người đi vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng đúng thoả thuận. Nợ quá hạn thể hiện mối quan hệ

51

cho vay không hoàn hảo, gây đổ vỡ về uy tín, lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Nợ quá hạn còn biểu hiện về rủi ro tín dụng đe doạ khả năng thu hồi vốn (gốc,lãi) của ngân hàng, nó là một quan hệ cho vay không lành mạnh.

Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn HSX giai đoạn 2014-2016

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 2 3 4 5 6 7 1 Số lãi thu từ cho vay 104.137 100 96.839 100 112.769 100 2 Số lãi thu từ cho vay HSX 82.003 78 .7 78.230 80.7 95.777 84.9

(Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN0&PTNT huyện Lục Ngạn

năm 2014-2016)

Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ quá hạn của NHN0&PTNT huyện Lục Ngạn qua các năm có xu hướng giảm, điều đó thể hiện chất lượng cho vay đảm bảo tốt.Cụ thể:

Năm 2014 nợ quá hạn chiếm 10.9 %, nợ xấu chiếm 2.6 % trong tổng số dư nợ, trong đó nợ quá hạn HSX chiếm 8.322 %, nợ xấu HSX chiếm 1.4% trong tổng dư nợ của ngân hàng.

Năm 2015 nợ quá hạn chiếm 9.1 %, nợ xấu chiếm 1.6 % trong tổng số 52

dư nợ. Nợ hạn HSX chiếm 7.9 %, nợ xấu HSX chiếm 1.25 % trong tổng số dư nợ của ngân hàng.

Năm 2016 nợ quá hạn của ngân hàng chiếm 5.8 %, nợ xấu chiếm 2.2 % trong tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn HSX chiếm 5.0 %, nợ xấu chiếm 1.6% trong tổng số dư nợ của ngân hàng.

Ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn của HSX chiếm tỷ trọng lớn đến nợ quá hạn của ngân hàng là cho vay HSX, tuy nợ quá hạn vẫn >5% (năm 2014 và 2015) vượt quá quy định của ngân hàng nhà nước. Hiện nay NHN0&PTNT Việt Nam nói chung, và NHN0&PTNT huyện Lục Ngạn nói riêng đã có nhiều biện pháp tích cực thu hồi nợ quá hạn, một phần được xử lý rủi ro. Ngân hàng cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất việc phát sinh nợ quá hạn.

* Tỷ lệ thu lãi:

Bảng 2.9 Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động cho vay hộ sản xuất giai đoạn 2014-2016

năm 2014-2016)

Cụ thể năm 2014 chiếm 78.7 % trong tổng số lãi thu được từ cho vay, năm 2015 chiếm 80.7 % và năm 2016 chiếm 84.9 %. Như vậy việc cho vay hộ sản xuất của NHNN&PTNT huyện Lục Ngạn có hiệu qủa cao.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LỤC NGẠN.

2.4.1. Ket quả đạt được

Trong những năm vừa qua, NHNo&PTNT chi nhánh Lục ngạn, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tương đối tốt quy trình quản lý tín dụng, duy trì được tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm , đặc biệt là luôn cố gắng để mở rộng, nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất để vừa tăng lợi nhuận mà vẫn bảo toàn vốn và đã đạt được một số thành tựu sau:

-Về tốc độ tăng trưởng : Dư nợ cho vay HSX tăng đều qua các năm -Hiệu quả của hoạt động cho vay hộ sản xuất : Thu nhập từ hoạt động cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng khá cao trong thu nhập từ hoạt động cho vay cũng như tổng thu nhập của toàn Chi nhánh góp phần làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

-Đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ tín dụng , ngày càng được củng cố và hoàn thiện về mặt nghiệp vụ, kiến thức tiếp thị trong cơ chế thị trường nhất là trong điều kiện khách hàng của NHN0&PTNT huyện Lục Ngạn đại bộ phận lại là hộ nông dân.

-Về mặt xã hội : Hoạt động đầu tư cho vay của NHN0&PTNT Chi nhánh Lục Ngạn đã góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới cơ cấu kinh tế địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động , tạo ra sự chuyển biến tích cực trong sản xuất kinh doanh giúp HSX khai thác khả năng tiềm lực , nhân lực để sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội, cung cấp nhiều hàng hoá cho thị trường và đặc biệt thông qua công tác

cho vay hộ sản xuất đã hạn chế và xoá bỏ được nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, xoá bỏ dần sự ngăn cách giữa thành thị và nông thôn góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.4.2.1. Hạn chế

* Việc mở rộng đầu tư cho vay còn hạn chế:

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng dư nợ, do đó làm ảnh hưởng tới việc mở rộng đầu tư cho vay, mặc dù ngân hàng còn nhiều tiềm năng để có thể khai thác nhằm tăng trưởng dư nợ cho vay.

*về sản phẩm cho vay:

Sản phẩm cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng còn đơn điệu chủ yếu là cho vay phục vụ nông nghiệp, trong khi đó nhu cầu vay vốn của các hộ ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực nhưng Ngân hàng chưa đáp ứng kịp.

Chưa linh hoạt trong việc cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các mô hình kinh tế, các dự án có nhu cầu vốn lớn, việc cho vay không có tài sản bảo đảm mới dừng lại ở những đối tượng khách hàng theo quy định về cơ chế tiền vay căn cứ Nghị định 41/2010/NĐ-CP. Do vậy, những mô hình sản xuất kinh doanh lớn không có tài sản, hoặc có tài sản là quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng vẫn khó tiếp cận vốn, không dám mở rộng quy mô hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nạn cho vay nặng lãi vẫn có điều kiện để tồn tại và phát triển.

*Công tác marketing của NHN0&PTNT huyện Lục Ngạn thực hiện chưa được tốt, nguyên nhân là do NH chưa chú trọng , chưa thấy được vai trò của công tác này. Nhất là trong điều kiện hiện nay, trước sự cạnh tranh gay gắt của ngân hàng. Công tác chăm sóc khách hàng chưa thực sự quan tâm đến khách hàng, chưa đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, thông tin tín

dụng cập nhật chưa đầy đủ.

*Gia hạn thiếu thực tế : Tỷ lệ quá hạn thấp chưa đảm bảo ổn định, vững chắc do còn tình trạng gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhưng thiếu căn cứ, chưa tổ chức theo dõi chặt chẽ được số nợ đã gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, nên chưa xác định được đúng thực trạng mức độ nợ tiềm ẩn rủi ro tín dụng hàng năm. nhiều trường hợp định kỳ hạn không sát với 1 chu kỳ sản xuất dẫn đến khách hàng không trả được nợ để phải chuyển nợ quá hạn, nhưng ngược lại có nhiều trường hợp định kỳ hạn nợ nhiều hơn 1 chu kỳ sản xuất, khi thu hoạch khách hàng đã dùng tiền quay vòng không trả nợ đúng hạn.

* Một bộ phận cán bộ tín dụng yếu về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ trong thẩm định và quyết định cho vay vẫn để xảy ra tình trạng cho vay vượt quá khả năng thanh toán của khách hàng vay vốn, đôn đốc xử lý nợ quá hạn chưa kịp thời. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn mang tính hình thức, chiêu lệ, chưa thường xuyên, việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được coi trọng như là một tất yếu của quy trình cho vay, từ đó dẫn đến một số khách hàng còn sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

* Thủ tục cho vay: tại Chi nhánh vẫn còn phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều bộ phận do vậy vẫn chưa đáp ứng được mong đợi của khách hàng.

Thái độ phục vụ của một số bộ phận nhân viên ngân hàng vẫn còn để khách hàng phản ánh phàn nàn, chưa thoát được lối tư duy cũ, chưa tận tình chu đáo, trong việc giải thích các quy định của Ngân hàng cũng như trong hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng lập các hồ sơ vay vốn, sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

*Nguyên nhân khách quan

hộ sản xuất chưa kịp thời gây khó khăn cho các HSX cần vay thế chấp tài sản do hộ không đủ vốn để sản xuất, còn về phía Ngân hàng không thể mở rộng cho vay.

- Thông tư 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT “Thông tư hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất” là một trở ngại lớn cho các hộ trong việc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất, theo nội dung thông tư này 100% hộ sản xuất không thực hiện đăng ký được tài sản gắn liền với đất vì chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất, thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản rất phức tạp. Do vậy, mặc dù có tài sản có giá trị lớn (là nhà ở, các công trình xây dựng trên đất) song không đủ điều kiện để thế chấp vay vốn ngân hàng.

- Khách hàng còn nhiều hạn chế về tài chính cũng như công tác quản lý kinh doanh

+ Năng lực tài chính : Sự biến động của giá cả thị trường , nhất là giá nông sản người nông dân bán sản phẩm không bù đắp nổi chi phí.

+ Năng lực quản lý của nhiều hộ kinh doanh kém, thiếu thông tin thị trường nên đầu tư không đúng hướng, do đó một số đơn vị làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ không có khả năng thanh toán các khoản nợ Ngân hàng.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu việc sản xuất kinh doanh trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, giá cả các mặt hàng trong xu hướng giảm, nên nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống của hộ sản xuất cũng có phần giảm sút.

* Cơ chế chính sách đối với hoạt động cho vay HSX còn nhiều bất cập

+ Luật pháp ban hành chưa đồng bộ, đầy đủ, có nhiều điều còn chồng chéo, hiệu lực pháp luật chưa cao, vấn đề tài sản thế chấp còn nhiều vướng mắc, việc quản lý nhà đất còn thiếu đồng bộ, không chặt chẽ gây nhiều khó

khăn cho Ngân hàng và khách hàng khi thế chấp tài sản vay vốn cho Ngân hàng. Đặc biệt “Quy trình phát mại tài sản ” là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất còn phức tạp, tài sản thế chấp đã đuợc công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm nhung khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng ngân hàng không tự định đoạt đuợc mà phải xin ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nuớc trên địa bàn hoặc phải khởi kiện ra tòa. Pháp luật chua ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý về thẩm quyền của ngân hàng hoặc cơ quan chức năng trong việc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố,... chua có cơ chế cuỡng bức buộc nguời vay vốn phải có nghĩa vụ giao tài sản cho ngân hàng để xử lý khi không có khả năng trả nợ, sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật làm cho ngân hàng lúng túng trong quá trình xử lý. Điều này dẫn đến tình trạng khách hàng trây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng.

+ Một số cơ quan Nhà nuớc chua thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng khi Ngân hàng có nhu cầu phối kết hợp để xác định tu cách, tài sản thế chấp của khách hàng để làm các thủ tục cho vay hoặc phối kết hợp thu nợ, xử lý tài sản bảo đảm.

+ Ngoài ra còn một số nguyên nhân nhu thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh với cây trồng, vật nuôi thuờng xảy ra trên diện rộng, môi truờng kinh tế xã hội, trình độ dân trí... cũng ảnh huởng đến chất luợng khoản vay .

*Nguyên nhân chủ quan

- Một số truờng hợp việc kiểm tra, giám sát khách hàng vay vốn chỉ là hình thức, không thuờng xuyên kiểm tra nên không phát hiện kịp thời những sai phạm và các dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra, do đó không kịp thời xử lý một cách có hiệu quả. Công tác tự kiểm tra họat động tín dụng mới chỉ dừng ở việc kiểm tra điển hình, việc chỉnh sửa những sai sót đuợc nêu cụ thể trong biên bản kiểm tra mà chua rút đuợc kinh nghiệm cho cả quá trình tác nghiệp và sai sót tuơng tự nhung chua đuợc nêu trong biên bản kiểm tra.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ còn thiếu về nhân sự, hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn, nhiều khi kiểm tra chỉ dựa vào hồ sơ vay vốn đã được lập sẵn do đó không hiệu quả.

- Các biện pháp thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm chưa kiên quyết, không dứt điểm nên hiệu quả sử dụng chưa cao, nhiều khách hàng có khả năng trả nợ nhưng trây ỳ, ỷ thế vào các mối quan hệ quen biết. Quy trình phát mại tài sản bảo đảm tiền vay còn phức tạp, khi khách hàng không tự quyết định bàn giao tài sản thì gần như bế tắc trong việc thu hồi tài sản để phát mại.

- Khả năng cạnh tranh của NHNo&PTNT Chi nhánh Lục ngạn chưa cao, do hạn chế và quy mô vốn, chi phí quản lý cao, bộ máy cồng kềnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Tất cả những nguyên nhân trên cần phải được giải quyết từng bước nhưng phải đồng bộ và triệt để thì cho vay hộ sản xuất của NHN0&PTNT huyện Lục Ngạn mới phát triển vững mạnh.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH HUYỆN LỤC NGẠN

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LỤC NGẠN

3.1.1. Mục tiêu

Chi nhánh tiếp tục tập trung cho vay trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Đảm bảo 100% hộ sản xuất cần vay vốn để sản xuất kinh doanh có điều kiện và đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng đều được vay vốn NHN0&PTNT huyện Lục Ngạn. Xây dựng và củng cố các tổ vay vốn ở các xã và tổ chức chính trị - xã hội đều đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng.

Mục tiêu phấn đấu năm 2020:

- Tổng dư nợ cho vay tăng 11% so với năm trước.

- Nguồn vốn huy động nội tệ phấn đấu tăng trưởng 15%. - Tỷ lệ nợ xấu dưới mức cho phép (<1%).

- Tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm từ 80% trở lên. - Thu nhập của người lao động tăng tối thiếu 15% so với năm trước.

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại huyện Lục Ngạn

Đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất đi đôi với tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các hộ và giữa hộ với doanh nghiệp. Việc tích tụ ruộng đất sẽ tạo điều kiện để đưa máy móc vào ruộng đồng, cũng như áp dụng các biện pháp thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Muốn vậy phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ thực hiện chủ trương dồn thửa, đổi ruộng, nhân

rộng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”. Cùng với việc tăng quy mô ruộng đất cho hộ, việc tăng cuờng mối quan hệ liên kết giữa các hộ với nhau và giua các hộ với doanh nghiệp cũng là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế hộ theo huớng bền vững.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho nông dân. Đạo tạo nghề cho nông dân là biện pháp vừa có tính cấp thiết truớc mắt,

Một phần của tài liệu 0156 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lục ngạn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w