So sánh kết quả của luận văn này với đề tài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Anh Dũng và Nguyễn Minh Quân (2008)
Điểm giống nhau của luận văn và đề tài nghiên cứu:
Về đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên: Kết quả đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên cơ bản giống nhau giữa luận văn và đề tài nghiên cứu, với diện tích tự nhiên của từng LUT như sau:
- LUT1 (Đất chuyên lúa): 7.264 ha, - LUT2 (Đất chuyên màu): 6.280 ha, - LUT3 (Đất điều): 39.754 ha,
- LUT4 (Đất cà phê): 11.682 ha, - LUT5 (Đất dâu tằm): 7.264 ha.
Điểm khác nhau giữa luận văn và đề tài nghiên cứu:
- Nguyễn Anh Dũng và Nguyễn Minh Quân (2008) trong đề tài nghiên cứu khoa học: “Điều tra đánh giá đất sản xuất Nông nghiệp huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng”, trong đó chủ yếu đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên, có xem xét về kinh tế nhưng chưa tổng hợp các yếu tố kinh tế lại với nhau.
- Trong luận văn này, đánh giá thích nghi bền vững theo phương pháp FAO (1993b), trong đó đánh giá tổng hợp các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.
So sánh kết quả thích nghi đất đai của luận văn với đề tài nghiên cứu trên cùng địa bàn huyện Cát Tiên (Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Minh Quân; 2008):
- LUT1 (Đất chuyên lúa): Nếu chỉ dừng lại ở đánh giá thích nghi tự nhiên thì cây lúa được chọn với diện tích thích nghi S1 là 3.342 ha, nhưng khi đánh giá thích nghi kinh tế thì cây lúa chỉ còn cấp thích nghi S3 (do hiệu quả kinh tế thấp), do cây lúa nằm trong diện chính sách bảo vệ để đảm bảo an ninh lương thực nên được chọn để sản xuất.
- LUT4 (Đất cà phê): Nếu chỉ dừng lại ở đánh giá thích nghi tự nhiên thì LUT4 sẽ được chọn với tổng diện tích thích nghi S1+S2+S3 (khoảng 11.682 ha). Còn nếu đánh giá thích nghi bền vững, chỉ còn diện tích thích nghi S3 (khoảng 263 ha), do hiệu quả kinh tế thấp nên diện tích thích nghi S1+S2 giảm còn thích nghi S3.
87
Tóm lại: Trong đánh giá đất đai phục vụ cho quản lý sử dụng đất bền vững, cần thiết phải xem xét đồng thời các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, và môi trường (như cách tiếp cận của nghiên cứu này).
Mô hình thể hiện kết quả báo cáo của GIS
Mô hình trong nghiên cứu này, có khả năng trình bày các sự kiện và số liệu của những phân tích, chúng luôn đi cùng với bản đồ, cho phép hiển thị thông tin thuộc tính về các tính năng bản đồ trong một định dạng bảng. Các thông tin hiển thị trong một báo cáo được lấy trực tiếp từ các thông tin thuộc tính được lưu trữ với dữ liệu địa lý (bản đồ số).
Ví dụ: Trình bày kết quả thích nghi bền vững của đất điều, trên mỗi đơn vị đất đai của huyện Cát Tiên, đất điều có kết quả thích nghi bền vững S1, S3, N; chiếm bao nhiêu diện tích? Tổng cộng có bao nhiêu loại hình đất điều thích nghi bền vững S1? ... (tương tự đối với các LUT khác).
Hình 5.2: Báo cáo kết quả trong GIS theo yêu cầu (cho trường hợp đất điều).
Tóm lại: Mô hình tích hợp GIS và MCA trong đánh giá thích nghi đất đai ứng dụng tại huyện Cát Tiên, kết quả phù hợp với thực tiễn nên có tính khả thi cao, có thể ứng dụng kết quả đánh giá thích nghi cho quản lý sử dụng đất bền vững huyện Cát Tiên. Mô hình tích hợp GIS và MCA cũng có thể ứng dụng để đánh giá thích nghi cho các huyện khác trên cả nước.
88 Chương 6
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN