Thiệt hại khác:

Một phần của tài liệu Đề tài:"MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT VÀ PHÒNG NGỪA TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM" docx (Trang 37 - 39)

Ngoài những thiệt hại về tài chính rõ ràng như đã trình bày ở trên, doanh nghiệp còn phải gánh chịu nhiều thiệt hại khác khi có tranh chấp thương mại xảy ra như thiệt hại về hình ảnh, uy tín, thương hiệu bị ảnh hưởng. Người Việt Nam ta có câu tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa. Trong kinh doanh cũng vậy, khi vướng vào vòng tranh chấp kiện tụng, doanh nghiệp phải chịu nhiều tổn hại về uy tín, hình ảnh và thương hiệu. Các khách hàng, đối tác của doanh nghiệp rất e ngại khi phải quyết định có nên thiết lập quan hệ làm ăn với một doanh nghiệp đang bị tòa án xét xử hay không. Không phải khách hàng nào cũng hiểu được hoặc doanh nghiệp không thể thanh minh hết cho mọi người rằng chính mình đang là người bị vi phạm và mình đang yêu cầu cơ quan tòa án xử lý người vi phạm để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Có doanh nghiệp khi bị đối tác trong hợp đồng thương mại vi phạm dãn đến buộc phải vi phạm hợp đồng với một bên thứ ba. Điều này hết sức phổ biến đối với doanh nghiệp hoạt đọng trong lĩnh vực thương mại phân phối. Khi doanh nghiệp bị nhà cung cấp vi phạm nghĩa vụ giao hàng thì có nghĩa là doanh nghiệp đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng cho bên thứ ba. Khi điều này xảy ra thì uy tín của doanh nghiệp không tránh khỏi bị sứt mẻ.

Khi có ý định thiết lập quan hệ thương mại với một đối tác nào đó, thường khách hàng tìm hiểu rất kỹ về quá trình kinh doanh của đối tác. Nếu biết được thông tin doanh nghiệp mình dự định hợp tác đang phải theo đuổi một vụ kiện nào đó thì họ sẽ phải xem xét lại dự định của mình bởi lẽ có thể vụ kiện sẽ gây ảnh hưởng tới dự án mà họ đang dự tính triển khai. Phán quyết của tòa án có thể làm triệt tiêu tư cách pháp lý cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp mà họ dự kiến sẽ chọn làm đối tác. Trong trường hợp này thì doanhnghiệp có tranh chấp thương mại lại phải gánh chịu thêm một loại thiệt hại nữa đó là đã bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh.

Chương 3

Các giải pháp hạn chế tranh chấp thương mại ở Việt Nam

Do tranh chấp thương mại đã gây nhiều tổn hại cho doanh nghiệp như đã nêu ở trên và do tranh chấp thương mại tồn tại khách quan trong đời sống kinh tế nên doanh nghiệp cần phải nắm được bản chất của tranh chấp, những nguyên nhân phát sinh tranh chấp, những biện pháp hạn chế, phòng ngừa phát sinh tranh chấp để sẵn sàng đối mặt với tranh chấp thương mại. Dưới đây là một số biện pháp hạn chế phòng ngừa tranh chấp thương mại:

Một phần của tài liệu Đề tài:"MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT VÀ PHÒNG NGỪA TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM" docx (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w