Biên bản kiểm soát:

Một phần của tài liệu 0201 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ tại khối khách hàng doanh nghiệp NH TMCP quốc tế VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 106)

V. Kết cấu đề tài:

1.2.3.8. Biên bản kiểm soát:

Các biên bản kiểm soát phải chính xác, rõ ràng, xúc tích, kịp thời; phản ánh đủ các nội dung, mục tiêu kiểm soát đã đề ra trong kế hoạch kiểm soát chi tiết của tổ kiểm soát; phản ánh đầy đủ kết quả kiểm soát trong các biên bản xác nhận tình hình, số liệu kiểm soát của kiểm soát viên và các bằng chứng kiểm soát khác; các ý kiến đánh giá, nhận xét, kiến nghị kiểm soát phải có đủ các bằng chứng kiểm soát thích hợp, phù hợp pháp luật.

1.2.3.9. Báo cáo kiểm soát:

Báo cáo kiểm soát phù hợp với chuẩn mực báo cáo và các quy định về báo cáo kiểm soát do ngân hàng ban hành, bảo đảm chính xác, rõ ràng, xúc tích, kịp thời, có tính xây dựng; phản ánh đầy đủ tình hình, kết quả kiểm soát và các nội dung, mục tiêu kiểm soát đã đề ra; những sai sót, gian lận, những tồn tại trong quản lý trình bày trong báo cáo đã được xem xét, giải quyết thoả đáng; các ý kiến nhận xét, đánh giá, kết luận kiểm soát được căn cứ vào những bằng chứng kiểm soát đầy đủ, xác thực và tin cậy, phù hợp với pháp luật hiện hành; kiến nghị kiểm soát phù hợp pháp luật và có tính khả thi.

Phân bổ và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kiểm soát.

Căn cứ vào các tiêu chí nêu trên có thể đánh giá, phân loại được chất lượng các cuộc kiểm soát; đây cũng là một trong những biện pháp cần thiết, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KSNB. 1.2.4.1. Nhân tố khách quan

a. Sự hoàn thiện của khung thể chế

Mọi hoạt động kiểm soát đều dựa trên một hệ thống các quy định, quy trình, quy chế của Ngân hàng Nhà nước và của bản thân mỗi Ngân hàng. Một hệ thống các quy trình, quy chế đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn sẽ tạo tiền đề và là công cụ sắc bén của hoạt động kiểm soát. Ngược lại, với một hệ thống quy trình, quy chế thiếu đồng bộ, không rõ ràng và không phù hợp với thực tiễn sẽ gây ra sự lãng phí nguồn lực kiểm soát, làm giảm chất lượng kiểm soát.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

a. Quan điểm định hướng cho hoạt động kiểm soát

Mục tiêu của hoạt động KSNB là rõ ràng. Nhưng trên thực tế, do sự khác biệt về thể chế chính trị mà quan điểm định hướng cho hoạt động KSNB giữa các cơ quan kiểm soát và trong các thời kỳ khác nhau có thể khác nhau. Điều này đôi khi có thể làm giảm chất lượng thực sự của hệ thống KSNB.

b. Điều kiện hoạt động

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động KSNB cũng như cơ chế đãi ngộ đối với KSV có tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động KSNB.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị lạc hậu, không đồng bộ sẽ cản trở quá trình thu thập và xử lý thông tin. Thông tin về Ngân hàng thương mại có thể không cập nhật, không đầy đủ và thiếu chính xác dẫn đến việc phân bổ nguồn lực KSNB không hợp lý. Bên cạnh đó, cơ chế đãi ngộ, bao gồm đãi ngộ vật chất, đãi ngộ về sử và cơ chế đảm bảo an toàn cho KSV cũng tác động không nhỏ tới chất lượng hệ thống KSNB. Một cơ chế thích đáng sẽ có tác dụng phát huy hết năng lực cá nhân, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của những người KSV.

c. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một nhân tố hết sức quan trọng. Chỉ với một đội ngũ kiểm soát viên có trình độ chuyên môn, có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mới đảm bảo các nội dung thanh tra, giám sát đề ra được thực hiện đầy đủ và phản ánh đúng thực trạng, điều kiện hoạt động của ngân hàng và hệ thống ngân hàng.

d. Sự độc lập của hệ thống kiểm soát

Với chức năng KSNB hoạt động của các Ngân hàng thương mại, hệ thống kiểm soát phải thực sự được chủ động và độc lập trong việc phân bổ các nguồn lực kiểm soát, trong quá trình ra các quyết định và thực hiện các hành động ứng xử đối với ngân hàng khi cần thiết.

Trường hợp hệ thống KSNB không thể độc lập trong các hoạt động của mình, đặc biệt khi chịu các áp lực của các Nhà quản lý, lãnh đạo ngân hàng về mặt chính trị, hoạt động KSNB chỉ mang tính hình thức và không thể đảm bảo thực hiện các mục tiêu của nó.

e. Sự phát triển của Ngân hàng thương mại

Sự phát triển và điều kiện hiện tại của Ngân hàng thương mại tác động tới hiệu quả của hoạt động KSNB. Một hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh xét về cả quy mô hoạt động, quy mô vốn, trình độ công nghệ, trình độ quản lý, năng lực tài chính sẽ giảm đáng kể chi phí cho hoạt động thanh tra. Ngược lại, hệ thống ngân hàng với năng lực cạnh tranh yếu sẽ đòi hỏi một nguồn lực kiểm soát lớn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tựu chung lại, nội dung chương 1 của Luận văn đã tập trung hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về hoạt động Kiểm soát nội bộ trong NHTM. Luận văn đã nêu được một số tiêu chí đánh giá chất lượng của hoạt động kiểm soát nội bộ, đồng thời đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến các tiêu chí này. Chương 1 là hệ thống các cơ sở lý luận làm nền tảng để đánh giá thực trạng hoạt động Kiểm soát nội bộ tại khối Khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam được thực hiện ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ

VIỆT

NAM VÀ KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB Bank) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế bao gồm các cá nhân và doanh nhân hoạt động thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Ngân hàng Quốc Tế đang tiếp tục củng cố vị trí của mình trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam. Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 18/09/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng, Ngân hàng Quốc Tế đang phát triển thành một trong những tổ chức tài chính trong nước dẫn đầu thị trường Việt Nam.

Từ ngày thành lập đến nay, VIB luôn được xếp hạng A theo các tiêu chí xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước. Trong nhiều năm gần đây VIB luôn đạt mức tăng trưởng mạnh và ổn định. Tính đến cuối năm 2007, vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế là 2.000 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt gần 40.000 tỷ đồng. Ngoài Hội sở tại Hà Nội, Ngân hàng Quốc Tế có trên 80 Chi nhánh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nha Trang, Huế, Đà Nang, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và mạng lưới 37 Tổ công tác tại 35 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Từ năm 2007 đến 2011, vốn điều lệ của Ngân hàng đã tăng từ 2000 tỷ đồng lên 4250 tỷ đồng với 130 chi nhánh và phòng giao dịch. Ngân hàng liên tục nhận được các giải thưởng do các tổ chức trong và ngoài nước trao tặng trong những năm qua như: Doanh nghiệm thực hiện tốt trách nhiệm An sinh xã hội và trách nhiệm cộng đồng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư - 2013), Giải thưởng Thương hiệu mạnh 2014 (Thời Báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến), Bank of the Year 2015 (The Banker), Ngân hàng bán lẻ phát triển nhanh nhất và Thương vụ tốt nhất

(Global Banking and Finance Review - 2015),...Trong năm 2010, Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) - ngân hàng hàng đầu của Úc đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Năm 2011, CBA đầu tư thêm vốn vào VIB, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại VIB lên 20%. Trong năm 2015, VIB tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác lịch sử với Prudential Việt Nam, hoàn thiện mảng bán lẻ với dịch vụ toàn diện.

2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Ngân hàng Quốc tế hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu sau:

Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp: Ngân hàng Quốc tế cung cấp dịch vụ cho doanh

nghiệp và những khách hàng kinh doanh khác bao gồm: dịch vụ tín dụng, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ mua bán ngoại tệ. Các khoản vay được cung cấp cho nhiều mục đích khác nhau như: bổ xung vốn lưu động, mua sắm trang bị TSCĐ, đầu tư mở rộng sản xuất...

Dịch vụ Ngân hàng cá nhân: Ngân hàng Quốc tế cung cấp dịch vụ cho các cá nhân bao

gồm: dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ tín dụng tiêu dùng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ xác nhận năng lực tài chính, dịch vụ thẻ, dịch vụ mua bán ngoại tệ. Các khoản cho vay tiêu dùng nhắm đến các mục đích sử dụng vốn cụ thể như: mua sắm, sửa chữa nhà đất, mua sắm xe hơi, vật dụng gia đình, du học, đầu tư cổ phiếu...

Dịch vụ ngân hàng định chế: Ngân hàng Quốc tế cung cấp dịch vụ cho các ngân hàng,

tổ chức tài chính và tổ chức phi tài chính bao gồm: dịch vụ tiền gửi, dịch vụ quản lý tài sản, dịch vụ cho vay, dịch vụ đồng tài trợ, dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ...

Phân loại 2013 Tỷlệ (%) 2014 Tỷlệ (%) 2015 Tỷlệ (%) 2016 Tỷlệ (%) 31/06/201 7 Tỷ lệ (%)

Dư nợ cho vay khối KHDN 16,145,0 40 4 6 14,842,768 39 25,387,541 53 31,850,824 53 31,925,218 46 - Doanh nghiệp nhà nước_________ 4,789,437.00 4 1 32 3,458,4 9 4,359,455 9 4,575,180 8 4,970,398 7 - Công ty TNHH và công ty CP 10,026,675.00 8 2 28 9,285,2 24 18,402,691 39 24,347,643 40 21,065,720 30 - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài_______ 877,242. 00 2 1,395,9 97 4 1,977,253 4 1,824,434 3 4,956,998 7 - Doanh nghiệp tư nhân__________ 00 451,686. 1 703,111 2 648,142 1 1,103,567 2 932,102 1

Dư nợ cho vay

khối khác________ 19,093,477.00 5 4 23,336,018 61 22,389,490 47 28,328,759 47 37,279,368 54 Tổng số dư cho _______vay_______ 35,238,5 17 001 8638,178,7 100 47,777,031 010 60,179,583 100 69,204,586 100

2.1.4. Hoạt động của khối KHDN

Với quy định về trách nhiệm và quyền hạn, các hoạt động của khối KHDN tại VIB xoay quanh hai hoạt động chính là Cho vay và Huy động.

2.1.4.1. Hoạt động cho vay:

a. Phân loại cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng

Nợ đủ tiêu chuẩn 30,246,3 55 94.74 29,345,8 60 92.14 24,536,3 17 96.65 11,946,96 6 80.49 14,968,1 79 92.71

(Nguồn BCTC nội bộ khối KHDN)

Có thể thấy, tổng dư nợ tín dụng của VIB tăng đều qua các năm, tương ứng với đó là tỷ lệ tăng của dư nợ khối KHDN. Duy chỉ có năm 2014 là bị sụt giảm so với năm 2013, tuy nhiên đến năm 2015 lại tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu so sánh cơ cấu dư nợ khối KHDN so với tổng dư nợ VIB thì dư nợ khối KHDN vẫn xấp xỉ ½ dư nợ toàn hàng. Điều này thể hiện sự phát triển tương đối đồng đều giữa bán buôn và bán lẻ tại VIB.

Biểu đồ 2.1: Phân loại cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng 35,000,000.00 30,000,000.00 25,000,000.00 20,000,000.00 15,000,000.00 10,000,000.00 5,000,000.00 2013 2014 2015 2016 2017

- Doanh nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Công ty TNHH và công ty

CP

- Doanh nghiệp nhà nước

Dựa vào cơ cấu dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp ta có thể thấy, chiếm tỷ trọng cao

nhất luôn là nhóm khách hàng Công ty TNHH và Công ty Cổ phần. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì đây là nhóm khách hàng chủ yếu và trọng tâm phát triển của VIB. Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là nhóm Doanh nghiệp tư nhân, chủ yếu là do loại hình doanh nghiệp này có thiên hướng giống nhóm khách hàng bán lẻ, với nhu cầu vốn vay tương đối nhỏ, đồng thời cũng không thuộc phân khúc khách hàng mục tiêu của VIB nên dư nợ vay còn hạn chế. Một phần nữa là do cơ chế phân loại của VIB khi mà các khách hàng thuộc nhóm này nếu có nhu cầu vốn tối thiểu là 2 tỷ mới thuộc khối KHDN quản lý, còn lại đều thuộc khối KHCN quản lý.

b. Phân loại cơ cấu dư nợ theo chất lượng nợ

tiêu chuấn 34 0.74 19 0.97 84,825 0.33 29 4.30 91 2 Nợ nghi ngờ 50 133,6 0.42 38 324,2 1.02 65,104 0.26 52 700,5 4.72 69,674 3 0.4 Nợ có khả năng mất vốn 802,0 08 2.51 63 1,034,6 3.25 413,763 1.63 91 762,9 5.14 31 118,8 4 0.7 Tổng cộng 31,925,218 100.00 2431,850,8 100.00 25,387,541 100.00 14,842,768 100.00 16,145,040 100.00

Nợ ngắn hạn 96 8,815,9 54.60 55 6,167,4 5 41.5 17 9,060,2 9 35.6 4910,556,4 4 33.1 53 8,819,9 27.63 Nợ trung hạn 3,362,7 39 20.83 4,098,4 26 27.6 1 8,022,4 41 31.6 0 9,934,6 29 31.1 9 9,549,9 20 29.91 Nợ dài hạn 3,966,3 05 24.57 4,576,8 87 30.8 4 8,304,8 83 32.7 1 11,359,7 46 35.6 7 13,555,3 45 42.46 Tổng cộng 16,145,0 40 100.00 6814,842,7 100.00 4125,387,5 100.00 2431,850,8 100.00 31,925,218 100.00

(Nguồn BCTC nội bộ khối KHDN)

Biểu đồ 2.2: Phân loại cơ cấu dư nợ theo chất lượng nợ

■ Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ

■ Nợ cần chú ý ■ Nợ dưới tiêu chuấn ■ Nợ có khả năng mất vốn

Cơ cấu dư nợ phân loại theo chất lượng nợ tại khối KHDN có sự biến động lớn, nhưng vẫn nằm trong kiểm soát và tình hình chung của nền kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn cao nhất thuộc năm 2014, khi tình hình kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn đó rất xấu. Sang năm 2015 tỷ lệ này giảm rõ rệt, nguyên nhân là VIB đã bán đi một lượng lớn nợ xấu. Năm 2016 và nửa năm đầu 2017 ghi nhận những nỗ lực của VIB trong việc hạn chế nợ xấu, tuy nhiên, có

thể thấy tỷ lệ này còn tương đối cao. Khối KHDN còn cần làm rất nhiều việc để cải thiện tình hình này.

c. Phân loại cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn nợ

KHDN 4120,148,2 046.6 23,858,162 448.6 25,319,291 47.50 28,655,379 48.35 33,777,071 54.32 - Không kỳ hạn 3,462,7 71 8. 01 4,948,9 81 10.0 9 5,103,144 9.57 5,329,563 8.99 6,170,1 38 9.92 + VND 2,699,4 03 6. 24 4,488,4 07 9. 15 4,261,549 7.99 4,378,7 72 7.39 5,093,0 94 8.19 + USD 68 763,3 77 1. 4 460,57 94 0. 5 841,59 1.58 950,790 1.60 431,077,0 1.73 - Có kỳ hạn 16,613,6 02 38.4 2 18,844,60 0 38.4 2 20,123,38 6 37.75 23,234,10 8 39.21 27,395,57 6 44.06

(Nguồn BCTC nội bộ khối KHDN)

Có thể thấy, cơ cấu dư nợ phân theo kỳ hạn nợ có sự chuyển biến rõ rệt, đó là sự chuyển đổi giữa tỷ trọng lớn của Nợ ngắn hạn sang tỷ trọng lớn của nợ dài hạn. Năm 2013 tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm 54.60%, sau đó giảm dần qua các năm, đến 31/06/2017 thì chỉ còn chiếm 27.63%. Ngược lại, tỷ trọng nợ dài hạn năm 2013 chỉ có 24.57%, rồi tăng đều qua các năm, đến 30/06/2017 đã chiếm 42.46% tổng dư nợ khối KHDN. Đây là sự chuyển dịch hợp lý, phù hợp với xu thế phát triền của nền kinh tế, khi mà trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn trước năm 2013, doanh nghiệp có nhu cầu về nguồn vốn lưu động để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ít tích lũy, hoạt động cầm chừng để chờ sự thay đổi của nền kinh tế. Tiếp theo đó đến giai đoạn từ 2014 trở đi, nền kinh tế có sự hồi phục, là lúc nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư Tài

Một phần của tài liệu 0201 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ tại khối khách hàng doanh nghiệp NH TMCP quốc tế VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w